Hiểu như thế nào về “thay đổi kết cấu xe” để không bị phạt?

Chủ đề   RSS   
  • #560451 14/10/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Hiểu như thế nào về “thay đổi kết cấu xe” để không bị phạt?

    Hiểu thế nào về thay đổi kết cấu xe

    Thay đổi kết cấu xe được hiểu như thế nào - Ảnh minh họa

    Thay đổi kết cấu xe là hành vi bị cấm theo Luật Giao thông đường bộ 2008. Đây là thuật ngữ đã quen thuộc với người tham gia giao thông, tuy nhiên phải hiểu quy định này như thế nào để tuân thủ chính xác và tránh bị xử phạt sai?

    Đối với phương tiện tham gia giao thông, mỗi loại xe đều có một quy chuẩn chất lượng, kết cấu riêng được cung cấp bởi nhà sản xuất. Nhằm đảm bảo an toàn giao thông và tránh những rủi ro vận hành của xe, Khoản 2 điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

    “2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”

    Theo đó, những quy định xử phạt hành chính đối với hành vi này ra đời, hiện tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đang có hiệu lực thi hành điều chỉnh mức xử phạt tại Điều 30 chỉ ra một số hành vi cụ thể của việc “thay đổi kết cấu xe” đối với một số loại xe, bao gồm:

    - Đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:

    + Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn

    + Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe

    + Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông

    - Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô:

    + Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông
     
    + Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe

    Xem chi tiết mức xử phạt hành vi thay đổi kết cấu xe mới nhất tại đây

    Những vướng mắc phổ biến

    Vì tính chất phức tạp của kết cấu từng loại xe, trên thực tế quy định này vẫn thường gặp phải những câu hỏi như:

    - Thay thế phụ tùng xe bằng những phụ tùng tự mình tạo ra nhưng cùng thông số với nhà sản xuất thì có vi phạm hay không?

    - Muốn cải tiến phương tiện giao thông của mình để phù hợp với địa hình giao thông ở địa phương hoặc tăng hiệu suất hoạt động của xe cũ, tăng hiệu quả khi chở thêm hàng hóa,... thì phải cải tiến như thế nào?

    Trong những trường hợp này căn cứ vào Thông tư 45/2012/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, gắn máy được sửa đổi bởi Thông tư 42/2018/TT-BGTVT thì tùy vào từng mẫu xe mà có những quy chuẩn riêng cho từng loại xe, người dân cần tra cứu khi muốn thay đổi kết cấu xe của mình.

    Bạn đọc có thêm những quy định nào hướng dẫn về lĩnh vực này, mong nhận được sự đóng góp ý kiến.

     
    28257 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    nglexuandung@gmail.com (14/07/2024) admin (06/04/2023) kihlinbin@gmail.com (15/10/2020) ThanhLongLS (14/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận