Hiểu như thế nào về “phạm tội lần đầu” để được giảm nhẹ TNHS?

Chủ đề   RSS   
  • #562442 10/11/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Hiểu như thế nào về “phạm tội lần đầu” để được giảm nhẹ TNHS?

    Phạm tội lần đầu

    Phạm tội lần đầu - Ảnh minh họa

    Phạm tội lần đầu là một trong những tình tiết để xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tuy nhiên việc áp dụng quy định này vẫn tồn tại vướng mắc.

    Pháp luật quy định như thế nào về “phạm tội lần đầu”

    Trước hết, tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

    “1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    …”

    Ta thấy ở đây yếu tố “phạm tội lần đầu” và “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” phải đi đôi với nhau, trong đó, tại Điều 4 Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp “trường hợp ít nghiêm trọng” là:

    - Phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;

    - Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm.

    Mâu thuẫn khái niệm?

    Tuy nhiên, việc giải thích “Như thế nào là phạm tội lần đầu?” vẫn còn đang được tranh luận, bởi lẽ, tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có quy định những trường hợp được xem là phạm tội lần đầu:

    - Trước đó chưa phạm tội lần nào;

    - Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự;

    -  Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;

    - Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích.

    Trong khi đó, Văn bản 01 lại cho rằng:

    “…Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu.”

    Về khái niệm “không có án tích”, Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 tại các Khoản 2, 3, 4 quy định nếu một người đã chấp hành xong bản án, đã trải qua giai đoạn thử thách để xóa án tích mà không phạm thêm tội mới thì trong lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích.

    Có thể thấy dù Nghị quyết 01 hướng dẫn xác định tình tiết "phạm tội lần đầu" để xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, nhưng cùng một khái niệm trong tố tụng lại được hiểu theo hai hướng khác nhau liệu có hợp lý?

    Quan điểm của người viết

    Theo quy tắc ưu tiên áp dụng văn bản, Nghị quyết của HĐTP có hiệu lực cao hơn Công văn của TAND Tối cao, hơn nữa Nghị quyết 01 được ban hành sau, nên việc ưu tiên áp dụng Nghị quyết 01 là hoàn toàn có căn cứ. 

    Xin mời bạn đọc đóng góp ý kiến.

     
    4105 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #562480   10/11/2020

    Điều quan trọng nhất là cần thực hiện theo NQ 01, lý do rất đơn giản vì nó là vbqppl còn CV 01 thì không, không phụ thuộc vào cái nào có trước, hơn nữa xương sống của hình sự là nguyên tắc "có lợi cho người phạm tội" chứ nhỉ.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hunghtk1 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/11/2020) vankhanhnhu (11/11/2020)
  • #574809   28/08/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn và mình cũng đồng ý với quan điểm của bạn, bài viết của bạn có đề câp liên quan đến thứ bậc hiệu lực pháp lý và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cụ thể là:

    Thứ nhất, về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật: văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực thi hành. 
     
    Thứ hai, áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn: trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. 
     
    Thứ ba, áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau: nguyên tắc này được áp dụng đối với trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề.
     
    Thứ tư, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực => Đây là quy định thể hiện tính nhân đạo của hệ thống pháp luật nước ta, quy định trên đặt ra một trường hợp là văn bản quy phạm pháp luật cũ đặt ra quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn văn bản mới thì áp dụng văn bản mới, tức là ưu tiên áp dụng những quy định có lợi cho đương sự.
    Cập nhật bởi Hong312 ngày 28/08/2021 12:54:12 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #578335   26/12/2021

    Cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn để áp dụng thống nhất tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ‘‘phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng’’. Hiện nay, thực tiễn việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS này trong từng vụ án cụ thể còn có những quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giữa những người tiến hành tố tụng, dẫn đến việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” không chính xác, nên quyết định hình phạt chưa đạt được mục đích của hình phạt.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hieuan165@gmail.com vì bài viết hữu ích
    hochoi1983 (29/12/2021)