Hiệu lực hợp đồng đặt cọc mua-bán nhà đất

Chủ đề   RSS   
  • #490345 25/04/2018

    miucon218

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Hiệu lực hợp đồng đặt cọc mua-bán nhà đất

    Chào luật sư, luật sư vui lòng giúp em vướng mắc này. Em (A) có bán 1 căn nhà cho vợ (B) chồng (C). Ngày 20/3 2 bên có làm hợp đồng đặt cọc mua nhà, hợp đồng đặt cọc được lập giữa A + C, cam kết đến ngày 15/4 sang tên đổi chủ bên C sẽ thanh toán số tiền còn lại, hợp đồng ký tên + lăn tay + 2 người làm chứng (không công chứng) nếu bên nào không thực hiện theo cam kết sẽ mất cọc - bồi thường. Vợ chồng B+C buôn bán đất nên đã tìm người sang tay lại căn nhà đó ăn chênh lệch nhưng không được. Mọi trao đổi buôn bán do A và B thực hiện, C chỉ xuất hiện 1 lần ký tên hợp đồng đặt cọc rồi thôi. Đến hạn kết thúc hợp đồng 15/4 người vợ thông báo cho bên em : hiện tại chồng tôi bị tai biến nằm viện nên không giao dịch được, và hẹn lại 1 2 ngày sau đó. Bên e cũng chấp nhận nhưng quá ngày lại hẹn tiếp và cho đến bây giờ là quá 10 ngày so với giao kèo vẫn muốn hẹn tiếp. Thực ra B+C không đủ tiền thanh toán và đang tìm người để sang tay nên muốn kéo dài thời gian. Trong thời gian sau ngày đặt cọc 20/3 bên em có đặt cọc một 1 miếng đất khác chờ ngày lấy tiền của B+C rồi sang tên nhưng không được, và bên em đã bị mất tiền cọc. Luật sư cho em hỏi trường hợp này phải làm sao, không lẽ cứ để họ hẹn mãi đến khi bán được cho người khác, bên em muốn kết thúc hợp đồng có phải trả lại cọc không (do người chồng có lý do chính đáng nhập viện không giao dịch được). Nếu bên em muốn kết thúc hợp đồng và lấy tiền cọc (bù lại cọc đã mất bên em) thì phải làm những gì? có phải thông báo cho bên mua biết không, thông báo bằng cách nào ? Và nếu bên mua quay ngược lại nói do bên em không gặp nhau giao dich, bắt bên em đền cọc thì em có phải đền không ? Bên bán + mua chỉ gặp nhau 1 lần + 1 giấy hợp đồng đặt cọc, mọi trao đổi dời hạn sau này thông báo qua điện thoai, không có văn bản xác nhận. Nếu kiện ra tòa bên em có thắng không, chi phí bên bán mời luật sư do bên bán hay bên thua kiện chi trả? Mọi người tư vấn giúp em, em xin cám ơn !!!
     
    10968 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn miucon218 vì bài viết hữu ích
    transau2011@gmail.com (07/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #490396   25/04/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì thỏa thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự; do đó, việc đặt cọc chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

    - Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

    - Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

    - Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;

    - Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

    Nếu có tranh chấp về tài sản đặt cọc, các bên có thể thương lượng với nhau. Nếu việc thương lượng không thành, một trong các bên có quyền khởi kiện ra tòa án. Việc xử lý tranh chấp hợp đồng dân sự có đặt cọc được giải quyết như sau:

    a) Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc;

    b) Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc;

    c) Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc vô hiệu làm hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên vô hiệu khi đặt cọc đó vô hiệu;

    d) Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và c mục I.1 này, nếu cả hai cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.

    Như vậy, không phải trong mọi trường hợp có thỏa thuận đặt cọc mà xảy ra tranh chấp thì đều có chế tài phạt cọc. Chỉ những trường hợp thuộc một trong hai điểm a và c như trên và không thuộc trường hợp hai bên cùng có lỗi hoặc không thuộc trường hợp gặp sự kiện bất khả kháng/trở ngại khách quan thì mới thực hiện được chế tài phạt cọc theo quy định của pháp luật. Trường hợp này, nếu các bên chứng minh được đã xảy ra sự kiện bất khả kháng (bằng những giấy tờ chứng tỏ có việc điều trị tại bệnh viện) thì việc phạt cọc không được thực hiện.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    miucon218 (26/04/2018) vophuthuan (02/05/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.