Tình huống đặt ra rất không bình thường, ở chỗ:
- Bà C chỉ là người đi thuê;
- Tài sản trong ngôi nhà mà bà C đang thuê không nói rõ thuộc sở hữu của H.
Như thế nếu anh H muốn "thanh lý" nhanh chóng những tài sản kia, thì chỉ cần bà C không thuê nữa là được, mà không nhất thiết phải chờ đến khi bà C chết mới bán được.
Nên rất có "mùi vị" của việc H không phải là chủ sở hữu tài sản. Hoặc giả sử bà C chuyển đi nơi khác, bà C chưa chết mà cũng không biết bao giờ mới chết thì Q đến bao giờ mới có được những tài sản đã giao kết mua. Nghĩa là anh H rất không thiện chí, nói cách khác là xảo quyệt.
Nhưng thôi, mặc định rằng H có quyền bán những tài sản đó, thì hiệu lực hợp đồng phát sinh khi bà C chết - căn cứ Điều 406 BLDS ("6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.").
Trường hợp tài sản không còn, rơi vào Điều 411 BLDS Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được("1. Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu."). Theo đó các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên vi phạm phải bồi thường.
--
Đôi lời
“Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê.”
_Albert Einstein_