Hiệu lực hồi tố trong luật hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #91643 30/03/2011

    dungkimdhl93

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Hiệu lực hồi tố trong luật hình sự

    Cháu có một vài thắc mắc liên quan đến hiệu lực hồi tố mong chú làm rõ hơn cho cháu.

    A 30 tuổi, lén lút chiếm đoạt xe máy của chị B trị giá 60 triệu đồng. A bị tòa kết án 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 điều 138 BLHS.

    Vậy nếu giả sử A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản vào tháng 12 năm 1999 thì tòa sẽ áp dụng điều luật nào để xét xử A ( theo khoản 2. Điều 155 BLHS 1985 hay khoản 2 Điều 138 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009)?

    Tại sao?

    Cháu cảm ơn chú!
     
    64181 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #91819   30/03/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Hi bạn #0070c0;">dungkimdhl93!

    Áp dụng điều 7 bộ luật hình sự 1999 : 

    Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian

    1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
    2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
    3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

    Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực từ ngày 01/07/2000 như vậy theo nguyên tắc mọi hành vi phạm tội và bị phát hiện trước 01/07/2000 đều được xử lý theo bộ luật hình sự năm 1985 .

    Đối với các tội vi phạm trước 1/7/2000 mà sau đó mới bị phát hiện xử lý thì áp dụng khoản 2 khoản 3 điều 7 BLHS1999 về thời gian.

    Cụ thể trường hợp của bạn nêu là hành vi phạm tội trộm cắp tài sản điều 138 BLHS 1999 or 155 BLHS 1985.

    Nếu hành vi này bị phát hiện sau ngày 01/7/2000 thì ta áp dụng khoản b, c điều 2 nghị quyết 32/1999/NQ-QH10 và so sánh về hình phạt của cùng một tội phạm tại hai bộ luật này, để áp dụng những tình tiết có lợi nhất cho người phạm tội. 

    Xét trường hợp vi phạm tội trộm cắp tài sản tại điều 138 BLHS 1999 ta thấy khung nặng nhất của điều này là tù chung thân còn điều 155 BLHS 1985 Khung nặng nhất là 20 năm tù :

    Điều 155. Tội trộm cắp tài sản của công dân.

    1- Người nào trộm cắp tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm;

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; hành hung để tẩu thoát;

    c) Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;

    d) Tái phạm nguy hiểm

    3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến hai mươi năm.


     Vì vậy điều 138 (1999) nặng hơn điều 155 (1985) => áp dụng bộ luật hình sự năm 1985.
     
    Bạn có thể tham khảo thêm thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA  hướng dẫn điều 7 bộ luật hình sự 1999.

    Như vậy hành vi phạm tội trộm cắp tài sản của A thực hiện vào tháng 12 năm 1999 sẽ bị xét xử theo BLHS năm 1985.

    Vài lời trao đổi mong nhận được hướng dẫn từ các bạn!
    Cập nhật bởi hanghell ngày 30/03/2011 11:53:28 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    nhuquynhlaw (29/02/2012)
  • #91855   31/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Về cơ bản LHSVN hiện hành không thừa nhận hiệu lực hồi tố, nhưng có 1 số vấn đề: thể hiện tính nhân đạo của PLHS nên luôn luôn theo hướng có lợi nhất cho người phạm tội, các điều làm giảm nhẹ tội làm lợi cho ng phạm tội cũng đc áp dụng. các bạn có thể tham khảo


     Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian


    Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA  

    Cập nhật bởi khatvongttk ngày 31/03/2011 01:42:00 SA

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khatvongttk vì bài viết hữu ích
    nhuquynhlaw (29/02/2012)
  • #92012   31/03/2011

    dungkimdhl93
    dungkimdhl93

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    em cảm ơn các a c đã cho ý kiến!

    nhưng ở đây em chưa hiểu rõ lắm. nếu căn cứ vào điểm b, c khoản 2 trong nghị quyết 32/1999/QH10 mà em chia ra 2 trường hợp:

    TH1: nếu hành vi trộm cắp tài sản của A bị phát hiện và xét xử trước
    A sẽ bị xử theo điều 155 BLHS năm 1985, Bởi vì đây là khoảng thời gian mà luật mới năm 1999 chưa có hiệu lực. Trong trường  hợp mà sau khi xét xử thì BLHS năm 1999 có hiệu lực mà án phạt cho hành vi của A là nhẹ hơn so với năm 1985 thì A sẽ được giảm án.

    TH2: nếu hành vi của A bị phát hiện và xét xử sau ngày 1/7/2000 thì
    hành vi trộm cắp của A sẽ được xét xử theo hiệu lực hồi tố nếu như BLHS năm 1999 qui định hình phạt có lợi cho người phạm tội (như đã phân tích ở trên) áp dụng theo khoản 2 điều 138 BLHS năm 1999.

    Như vậy kết luận trường hợp xác định khung hình phạt cho A thực hiện vào tháng 12/1999 có thể áp dụng theo quy định tại khoản 2 điều 155 BLHS 1985 hoặc khoản 2 điều 138 BLHS 1999 (phụ thuộc vào thời gian bị phát  hiện và mang ra xét xử?) thì liệu có đúng không ạ? em băn khoăn quá?
      
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 31/03/2011 05:03:57 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #92049   31/03/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    dungkimdhl93 viết:
    em cảm ơn các a c đã cho ý kiến!
    Như vậy kết luận trường hợp xác định khung hình phạt cho A thực hiện vào tháng 12/1999 có thể áp dụng theo quy định tại khoản 2 điều 155 BLHS 1985 hoặc khoản 2 điều 138 BLHS 1999 (phụ thuộc vào thời gian bị phát  hiện và mang ra xét xử?) thì liệu có đúng không ạ? em băn khoăn quá?  

    @ bạn #0070c0;">dungkimdhl93

    Theo mình không thể nói là BLHS áp dụng hiệu lực hồi tố phụ thuộc theo thời gian bị phát hiện và mang ra xét xử được bạn ạ.

    Bởi theo điều 7 khoản 3 BLHS 1999 thì 

    Điều 7.Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian

    1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.

    2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

    3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.


    Hiệu lực hồi tố là áp dụng trên nguyên tắc áp dụng những quy định có lợi cho người phạm tội tức là ta xét quy định của bộ luật nào có lợi cho người phạm tội hơn thì ta áp dụng cái đó. Chứ không phải dựa trên thời gian phát hiện và xét xử. Bạn xem khoản 3 điều 7 nhé. 

     Ví dụ: Về tội "Đầu cơ", thì Điều 160 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hình phạt nhẹ hơn so với Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1985, bởi vì mức tối đa của khung hình phạt nặng nhất được quy định trong Điều 160 Bộ luật hình sự năm 1999 là 15 (mười lăm) năm tù, còn trong Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1985 là tù chung thân; do đó đối với người nào phạm tội đầu cơ trước 0 giờ 00 ngày 01-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì áp dụng Điều 160 Bộ luật hình sự năm 1999.

    Hihi bài trên là mình chỉ nói đối với trường hợp cụ thể bạn nêu ra là tội trộm cắp vào tháng 12 năm 1999 thì áp dụng điều 155 luật Hình Sự năm 1985. 
    Cập nhật bởi hanghell ngày 31/03/2011 09:02:21 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #92073   31/03/2011

    chibimarukochan
    chibimarukochan

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    From hanghell "Theo mình không thể nói là BLHS áp dụng hiệu lực hồi tố phụ thuộc theo thời gian bị phát hiện và mang ra xét xử được bạn ạ.

    Bởi theo điều 7 khoản 3 BLHS 1999 thì 

    Điều 7.Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian

    1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.

    2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

    3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.


    Hiệu lực hồi tố là áp dụng trên nguyên tắc áp dụng những quy định có lợi cho người phạm tội tức là ta xét quy định của bộ luật nào có lợi cho người phạm tội hơn thì ta áp dụng cái đó. Chứ không phải dựa trên thời gian phát hiện và xét xử. Bạn xem khoản 3 điều 7 nhé"
      
    theo mình thì chia ra làm hai trường hợp là hợp lý! Bởi vì nếu  hành vi của A bị phát hiện xét xử sau 1/7/2000 thì phải áp dụng khoản 2 điểu 138 (hiệu lực hồi tố). Khi mà BLHS năm 1999 có hiệu lực,mà khoản 2 điều 138 có mức cao nhât của khung hình phạt là 7 năm tù, trong khi khoản 2 điều 155 BLHS năm 1985 có mức cao nhất của khung hình phạt là 10 năm. Như vậy, phải áp dụng khoản 2 điều 138 (áp dụng hình phạt có lợi cho người phạm tội)
       Mong các bác chỉ giáo!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chibimarukochan vì bài viết hữu ích
    yusalazu (28/05/2013)
  • #92085   31/03/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    chibimarukochan viết:
      
    Theo mình thì chia ra làm hai trường hợp là hợp lý! Bởi vì nếu  hành vi của A bị phát hiện xét xử sau 1/7/2000 thì phải áp dụng khoản 2 điểu 138 (hiệu lực hồi tố). Khi mà BLHS năm 1999 có hiệu lực,mà khoản 2 điều 138 có mức cao nhât của khung hình phạt là 7 năm tù, trong khi khoản 2 điều 155 BLHS năm 1985 có mức cao nhất của khung hình phạt là 10 năm. Như vậy, phải áp dụng khoản 2 điều 138 (áp dụng hình phạt có lợi cho người phạm tội)


    Bạn hiểu cách so sánh "quy định hình phạt nhẹ hơn, nặng hơn" của một điều luật trong BLHS 1985 so với BLHS 1999 không đúng.

    Theo hướng dẫn tại điểm b mục 2 Thông tư số 02/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA thì việc so sánh dựa vào loại hình phạt nặng nhất và loại hình phạt nhẹ nhất trong tội danh đó giữa hai bộ luật, chứ không phải so sánh giữa các khung hình phạt mà người phạm tội bị áp dụng.
    Theo đó, thì Điều 138 BLHS 1999 quy định hình phạt nặng hơn Điều 155 BLHS 1985.

    dungkimdhl93 viết:

    TH1: nếu hành vi trộm cắp tài sản của A bị phát hiện và xét xử trước A sẽ bị xử theo điều 155 BLHS năm 1985, Bởi vì đây là khoảng thời gian mà luật mới năm 1999 chưa có hiệu lực. Trong trường  hợp mà sau khi xét xử thì BLHS năm 1999 có hiệu lực mà án phạt cho hành vi của A là nhẹ hơn so với năm 1985 thì A sẽ được giảm án.


    Đương nhiên là nếu hành vi của A bị phát hiện và xét xử trước khi BLHS 1999 có hiệu lực thì phải áp dụng Điều 155 BLHS 1985 rồi.

    Nhưng cách hiểu ở đoạn in đậm trên của bạn không chính xác.
    Điểm b, điểm c mục 2 Nghị quyết 32 có đề cập đến việc áp dụng BLHS 1999 đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt. 

    Ý nghĩa của nó là: nếu người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 01/7/2000, đã bị xử phạt bằng một hình phạt nào đó theo quy định của BLHS 1985 . Nhưng sau khi BLHS 1999 có hiệu lực, nếu người đó đang chấp hành hình phạt và đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, thì việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt sẽ áp dụng các quy định của BLHS 1999 nếu các quy định của BLHS 1999  về việc xét giảm có lợi cho người đang được xét giảm. Ngược lại, sẽ áp dụng các quy định của BLHS 1985 nếu các quy định của BLHS 1985 về việc xét giảm có lợi cho người đang được xét giảm.

    Như vậy, nếu trong trường hợp trên mà người đang chấp hành hình phạt theo mức án đã tuyên khi áp dụng BLHS 1985 mà không đủ điều kiện để xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật, thì cứ vậy mà chấp hành hình phạt đã tuyên, chứ không phụ thuộc vào việc điều luật, khung hình phạt, mức hình phạt mà họ đã bị áp dụng theo BLHS 1985 nặng hơn hay nhẹ hơn so với BLHS 1999.

    dungkimdhl93 viết:

    TH2: nếu hành vi của A bị phát hiện và xét xử sau ngày 1/7/2000 thì hành vi trộm cắp của A sẽ được xét xử theo hiệu lực hồi tố nếu như BLHS năm 1999 qui định hình phạt có lợi cho người phạm tội (như đã phân tích ở trên) áp dụng theo khoản 2 điều 138 BLHS năm 1999.


    Nếu hành vi A thực hiện trước ngày 01/7/2000, nhưng bị phát hiện và xử lý từ ngày 01/7/2000 trở đi, thì về nguyên tắc phải căn cứ vào điểm b, điểm c mục 2 Nghị quyết 32 để áp dụng điều luật về tội phạm mà A thực hiện của BLHS nào quy định hình phạt đối với tội đó nhẹ hơn.

    Trong trường hợp cụ thể bạn nêu, thì A phạm tội trộm cắp tài sản (và tài sản bị chiếm đoạt là tài sản của công dân). Theo hướng dẫn tại tiết b.1 điểm b mục 2 Thông tư số 02/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA thì tội phạm quy định tại Điều 138 BLHS 1999 nặng hơn so với tội phạm quy định tại Điều 155 BLHS 1985. Vì vậy, phải áp dụng Điều 155 BLHS 1985 như bạn
    #0072bc; text-decoration: none; text-underline: none;">hanghell đã nêu, chứ không phải áp dụng Điều 138 BLHS 1999.

    dungkimdhl93 viết:

    Như vậy kết luận trường hợp xác định khung hình phạt cho A thực hiện vào tháng 12/1999 có thể áp dụng theo quy định tại khoản 2 điều 155 BLHS 1985 hoặc khoản 2 điều 138 BLHS 1999 (phụ thuộc vào thời gian bị phát  hiện và mang ra xét xử?) thì liệu có đúng không ạ? em băn khoăn quá?


    Nhận định của bạn ở đoạn in đậm trên vừa đúng, vừa sai.
    Nó đúng ở chỗ, nếu bị phát hiện và xử lý trước ngày 01/7/2000 thì đương nhiên là áp dụngĐiều 155 BLHS 1985.

    Nhưng nó sai ở chỗ nếu là một tội phạm khác, bị phát hiện và xử lý từ ngày 01/7/2000 trở đi, thì có thể áp dụng BLHS 1985 hoặc BLHS 1999, tùy thuộc vào việc tội phạm mà họ thực hiện thì bộ luật nào quy định nặng hơn. Còn trong trường hợp cụ thể này thì A bị xử lý theo Điều 155 BLHS 1985 như đã phân tích ở trên.

    Thân!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 31/03/2011 11:22:39 PM Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 31/03/2011 11:02:26 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #92096   01/04/2011

    dungkimdhl93
    dungkimdhl93

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    em cảm ơn các vị tiền bối nhà. đúng là sau vụ này em sáng tỏ ra nhiều điều . bởi vì là sinh viên năm nhất cộng thêm những kiến thức về hiệu lực hồi tố của em còn quá mơ hồ nên.....hehe em sẽ cố gắng nhiều. nhờ các tiền bối chỉ  giáo thêm emoticon emoticon emoticon 
     
    Báo quản trị |  
  • #92208   01/04/2011

    HARUSI
    HARUSI

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    HI ! Nghe Chú  BachThanhDC phân tích về một vấn đề sao mà chặt chẽ và rõ ràng quá, Với sự phân tích chi tiết ấy giúp tôi hiểu rõ được vấn đề hơn. emoticon

    Làm cho người khác tốt hơn là cách duy nhất làm cho người ta hạnh phúc hơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HARUSI vì bài viết hữu ích
    yusalazu (18/05/2013)
  • #92266   01/04/2011

    chibimarukochan
    chibimarukochan

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn BachThanhDc nhiều! mong được chỉ giáo!
     
    Báo quản trị |  
  • #92397   02/04/2011

    dungkimdhl93
    dungkimdhl93

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    nhưng  em vẫn còn điểm này thấy thắc mắc
    công nhận rằng lập luận như các a ở trên là đúng nhưng nếu  theo điểm đ mục 3 của thông tư 02 về quy định khác có lợi cho người phạm tội thì lại so sánh theo khoản ví dụ trong trường hợp này các bác nghĩ sao?

    : Quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội tại điểm b khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự năm 1999 là có lợi cho người phạm tội so với quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 43 Bộ luật hình sự năm 1985, bởi vì theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 43 Bộ luật hình sự năm 1985 thì khi tổng hợp hình phạt cải tạo không giam giữ với hình phạt tù có thời hạn, thì chuyển hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù để quyết định hình phạt chung. Cứ một ngày cải tạo không giam giữ thành một ngày tù. Nay theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự năm 1999, thì việc chuyển hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp hình phạt chung; do dó, đối với người phạm nhiều tội trước 0 giờ 00 ngày 01-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7- 2000 mới bị xét xử thì việc tổng hợp hình phạt cải tạo không giam giữ với hình phạt tù có thời hạn được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự năm 1999.
    làm phiền các a c trả lời giúp em. vấn đề này càng nói ra càng lằng nhằng?????

     
    Báo quản trị |  
  • #92693   04/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!

    Nó cũng chẳng có gì là lằng nhằng cả đâu.

    Thông tư 02/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA  là văn bản hướng dẫn việc thi hành Điều 7 BLHS 1999. Trong đó điểm b mục 2 là hướng dẫn cụ thể cách xác định thế nào là là hình phạt nặng hơn, nhẹ hơn trong cùng một điều luật quy định về tội phạm và hình phạt giữa BLHS 1985 so với BLHS 1999. Để từ đó các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng bộ luật nào để xử lý những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/7/2000 nhưng sau ngày đó mới bị truy cứu TNHS.

    Theo đó, tiêu chí đầu tiên để so sánh là loại hình phạt quy định trong điều luật, chứ không phạt trong từng khung hình phạt tương ứng. Ví dụ như loại hình phạt tử hình thì nặng hơn chung thân, chung thân thì nặng hơn tù có thời hạn...
    Nếu điều luật quy định trong hai bộ luật có cùng loại hình phạt, thì tiêu chí so sánh là mức hình phạt tối đa của khung hình phạt nặng nhất của điều luật đó.

    Nếu mức hình phạt tối đa của khung hình phạt nặng nhất của điều luật đó của hai bộ luật là bằng nhau, thì tiêu chí so sánh sẽ là mức tối thiểu của khung hình phạt nhẹ nhất.

    Ngoài ra còn có các tiêu chí khác để so sánh nếu không thể xác định được hình phạt nặng hơn, nhẹ hơn dựa vào các tiêu chí trên. Nhưng không có tiêu chí nào dựa vào khung hình phạt được áp dụng cả.

    Hướng dẫn này là phù hợp và cũng dễ hiểu thôi. Bởi xét về điều văn thì khoản 2 Điều 7 BLHS quy định "Điều luật quy định một hình phạt nặng hơn" chứ không phải là "Khung hình phạt bị áp dụng quy định một hình phạt nặng hơn". Do đó việc so sánh phải được dựa vào tổng thể các quy định về hình phạt trong toàn bộ điều luật, chứ không phải dựa vào khung hình phạt mà người phạm tội sẽ bị áp dụng.

    Còn mục 3 bạn nêu trên là để hướng dẫn cho việc thi hành khoản 3 Điều 7 BLHS 1999. Cụ thể điểm đ hướng dẫn việc áp dụng "những quy định khác có lợi cho người phạm tội". Cần phải hiểu quy định khác đó là ngoài những quy định đã được hướng dẫn tại mục 2 của thông tư (trong đó có quy định về các xác định hình phạt nặng hơn, nhẹ hơn).

    "Những quy định khác" này là những quy định mới được BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung. Nó nằm rãi rác ở các đoạn, các điểm, các khoản của các điều luật. Khi xét xử hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/7/2000 mà sau ngày đó mới xét xử, nếu những quy định này của BLHS 1999 có lợi cho người phạm tội thì phải được áp dụng. Và việc áp dụng không chỉ thực hiện tại thời điểm xét xử, mà còn áp dụng với cả những hoạt động tố tụng sau đó.

    Ví dụ như thời hạn để được đương nhiên được xóa án (xóa án tích) của người được hưởng án treo theo Điều 53 BLHS 1985 là "ba năm kể từ ngày hết thời gian thử thách". Còn tại Điều 64 BLHS 1999 là "một năm, kể từ khi chấp hành xong bản án...". Như vậy, quy định tại Điều 64 là có lợi hơn cho người phạm tội.

    Vậy nên, nếu một người bị kết án tù cho hưởng án treo sau ngày 01/7/2000 về tội phạm mà họ thực hiện trước đó, dù điều luật áp dụng để xử phạt họ theo bộ luật nào, thì việc tính thời hạn để xóa án tích cũng phải được áp dụng quy định tại điều 64 BLHS 1999.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    hanghell (04/04/2011)
  • #92887   04/04/2011

    chibimarukochan
    chibimarukochan

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    hôm nay mới hỏi cô giáo về vấn đề áp "so sánh khung hình phạt của 2 điều luật". Cô bảo "nguyên tắc là so sánh theo điều nhưng thực tế xét xử thì theo khoản tương ứng vs hành vi phạm tội". thế là sao nhỉ? cô bảo vì nguyên tắc nhân đạo nên luôn áp dụng hình phạt có lợi cho người phạm tội.t không hiểu?????????????????
     
    Báo quản trị |  
  • #92894   04/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Không khó hiểu lắm đâu bạn.

    Chẳng hạn như ví dụ nêu ra trong topic này, người phạm tội sẽ bị áp dụng khoản 2 Điều 155 BLHS 1985.

    Nhưng vì khoản 2 Điều 155 BLHS 1985 có khung hình phạt cao hơn khoản hai Điều 138 BLHS 1999 (từ 2 đến 10 năm tù so với từ 2 đến 7 năm tù). Nên thực tế xét xử thì chẳng Tòa án nào tuyên phạt họ mức án trên 7 năm tù cả.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #93010   05/04/2011

    dungkimdhl93
    dungkimdhl93

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    hi bác BachThanhDC! 
    b có thể giải thích rõ hơn là tại sao có sự so sánh tại "khoản 2 Điều 155 BLHS 1985 có khung hình phạt cao hơn khoản hai Điều 138 BLHS 1999 (từ 2 đến 10 năm tù so với từ 2 đến 7 năm tù).  nhưng thực tế xét xử thì chẳng Tòa án nào tuyên phạt họ mức án trên 7 năm tù cả'.
     
    Báo quản trị |  
  • #93155   05/04/2011

    chibimarukochan
    chibimarukochan

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    nói như bác Thanhbachdc thì "khoản 2 Điều 155 BLHS 1985 có khung hình phạt cao hơn khoản hai Điều 138 BLHS 1999 (từ 2 đến 10 năm tù so với từ 2 đến 7 năm tù).  nhưng thực tế xét xử thì chẳng Tòa án nào tuyên phạt họ mức án trên 7 năm tù cả"  nghĩa là không áp dụng hồi tố ngay cả khi khoản 2 điều 138 BLHS năm 1999 có mức hình phạt nhẹ hơn Khoản 2 Điều 155 BLHS năm 1985 ah? Tòa không tuyên phạt họ mức án trên 7 năm tù là sao?(khi mà mức cao nhất của khung hình phạt là 10 năm tù?)( Có thể tuyên mức án cao hơn lém chứ?)
     
    Báo quản trị |  
  • #93273   06/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào hai bạn!

    Hai bạn đang làm bài tập nhóm mà cứ đặt những câu hỏi phát triển chủ đề như thế này thì làm sao kết thúc bài tập được.

    Câu trả lời ở trên của tôi không liên quan gì đến việc áp dụng BLHS nào theo yêu cầu bài tập của các bạn. Vì như đã khẳng định ở trên, hành vi trộm cắp của A phải được áp dụng Điều 155 BLHS 1985.

    Câu trả lời đó xuất phát từ chính câu hỏi của bạn #0072bc;">chibimarukochan: "Cô bảo "nguyên tắc là so sánh theo điều nhưng thực tế xét xử thì theo khoản tương ứng với hành vi phạm tội". Thế là sao nhỉ? Cô bảo vì nguyên tắc nhân đạo nên luôn áp dụng hình phạt có lợi cho người phạm tội".

    Câu trả lời của cô giáo các bạn là đúng và không có gì khó hiểu cả. Tức là về nguyên tắc thì việc so sánh hình phạt nhẹ hơn hay nặng hơn phải dựa vào toàn bộ điều luật. Sau khi đã xác định được điều luật được áp dụng thì phải căn cứ vào hành vi phạm tội để xác định khung hình phạt tương ứng của chính điều luật đó.

    Còn trên thực tế thì khi gặp những trường hợp như ví dụ nêu trên, Tòa án phải áp dụng khoản 2 Điều 155 BLHS 1985 để xử phạt A. Nhưng việc xét xử được tiến hành khi BLHS 1999 đã có hiệu lực thi hành, mà khoản 2 Điều 155 BLHS 1985 lại có khung hình phạt cao hơn khoản 2 Điều 138 BLHS 1999. Nên mặc dù Tòa án có quyền xử phạt mức án trên 7 năm tù, nhưng trong thực tiễn xét xử, các Tòa án không làm như vậy. Thực tiễn là thực tiễn ở chỗ đó, nó xuất phạt từ tính nhân đạo và cả tính nhân văn của chính những người thực thi pháp luật, chứ không phải từ tính nhân đạo của pháp luật.

    Tôi cũng muốn trao đổi thêm với các bạn một điều là khi làm bài, các bạn không cần đề cập đến vấn đề trên. Các bạn chỉ cần dựa vào quy định của luật và các văn bản hướng dẫn để lập luận và đưa ra quan điểm khẳng định bộ luật nào được áp dụng là được rồi.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #93463   07/04/2011

    dungkimdhl93
    dungkimdhl93

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    thanks các bác nhiều nha! cuối cùng e cũng hiểu ra vấn đề cốt lõi hy vọng qua việc tìm hiểu và gải đáp một tình huống cụ thể các bạn cũng có được cho mình những kiến thức bổ ích liên quan đến hiệu lực hồi tố. hihiemoticon emoticon emoticon hehe!!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #93713   07/04/2011

    hungkaka2611
    hungkaka2611

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2011
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    áp dụng BLHS 85 hay BLHS 99

    A trộm cắp tài sản trị giá 100 triệu đồng.A trộm cắp tài sản vào tháng 12 năm 1999 thì Tòa án sẽ áp dụng bộ luật nào để xét xử A
    Xin cảm ơn luật sư!

     
    Báo quản trị |  
  • #93799   08/04/2011

    tuanday90
    tuanday90

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2010
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    hungkaka2611 viết:

    A trộm cắp tài sản trị giá 100 triệu đồng.A trộm cắp tài sản vào tháng 12 năm 1999 thì Tòa án sẽ áp dụng bộ luật nào để xét xử A
    Xin cảm ơn luật sư!


    tất nhiên là áp dụng Luật năm 1985. Bởi vì Bộ Luật năm 1999 chưa có hiệu lực vào thời điểm này
    Cập nhật bởi tuanday90 ngày 08/04/2011 02:17:25 SA

    never giver up!!!!

    Đặng Văn Tuấn

    tuanhlu0911@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #93729   07/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn!

    QQ xin phép  ghép bài bạn qua đây, bạn có thể tham khảo các bài viết trên để hiểu rõ thêm vấn đề! Nếu có điều gì không rõ bạn cứ hỏi tiếp nha!

    thân!
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 07/04/2011 08:17:37 PM
     
    Báo quản trị |