Hiệp thương Chủ tịch nước và Tổng bí thư?

Chủ đề   RSS   
  • #407964 27/11/2015

    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Hiệp thương Chủ tịch nước và Tổng bí thư?

    Chào tất cả các bạn danluat nói chung và sinh viên luật nói riêng, đối với các sinh viên Luật thì ắt hẵn đã và sẽ học qua môn Hiến pháp. Trong nội dung Bộ máy nhà nước có bài Chủ tịch nước, nhiều bạn đặt hỏi rằng có nên hiệp thương Chủ tịch nước và Tổng bí thư vào làm một không? Nếu có thì vì sao hãy lập luận thuyết phục nhá.

    - Bản thân tôi thì cho rằng là không bởi các nguyên do sau:

    + Nếu HIệp thương thì quyền lực sẽ tập trung quá lớn vào tay một chủ thể: Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, Tổng bí thư là người đứng đầu Đảng cộng sản - Đảng có vai trò lãnh đạo đất nước. Nếu thống nhất 2 chức danh vào làm một thì cá nhân đó sẽ có quyền lực rất lớn trong tay, thậm chí là hơn cả Quốc hội. Khi đó việc lạm quyền xảy ra là rất lớn.

    + Ngoài ra Đảng chỉ đóng vai trò lãnh đạo, hoạch ra đường lối thông qua các nghị quyết, văn kiện chứ không trực tiếp điều chỉnh, thực hiện. Vậy nếu cho Tổng bí thư hiệp thương cùng Chủ tịch nước thì đã phá vỡ nguyên tắc này, Đảng không chỉ dừng lại ở vai trò lãnh đạo nữa mà sẽ trực tiếp can thiệp, quyết định mọi việc.

    Các bạn cùng bàn nha. Xem ý kiến nào đông và thuyết phục hơn

     
    7628 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #408055   29/11/2015

    nhoxshock192
    nhoxshock192

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo ý kiến riêng của tôi nếu có việc hiệp thương chính trị giữa chức danh chủ tịch nước và Tổng bí thư thì Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đang dựa theo mô hình kết hợp hai chức danh chủ tịch nước và tổng bí thư của ĐCS Trung Quốc. Nếu như bạn đã vach ra hai giả thiết: 

    Thứ nhất nếu hiêp thương thì quyền lực chính trị sẽ tập quyền vào tay một người đó là Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí Thư. Chủ tịch nước theo Hiến pháp 2013 điều 86, và điều 88 đã nêu rất rõ ràng những quyền hạn mà Chủ tịch nước được trao quyền. Nhưng theo tôi nghị chức danh chủ tịch nước thực chất là "nguyên thủ quốc gia" về mặt nhà nước, chỉ đại diện về đối ngoại chứ chưa hẳn có những thực quyển vì thực quyền đúng như bạn nói là trong tay Tổng bí thư theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo theo điều 4 hiến pháp 2013. Vậy thì nếu gộp hai chức danh này lại thì cũng không có gì thay đổi. Còn nếu bạn sợ vấn đề lạm quyền thì theo tôi quốc hội sẽ có những quy định giới hạn điều gì Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí Thư được can thiệp và không được can thiệp vào.

    Thứ hai chế độ chính trị và hình thức nhà nước Việt Nam không có Tam quyền phân lập như cá nước dân chủ tư bản mà là có sự phân công, phối hợp , giám sát thực hiện giữa các cơ quan lập pháp hành pháp và tư pháp với nhau vậy thì Đảng đã đề ra đường lối chính sách và thông qua đại biểu quốc hội đề đạt ý kiến để quốc hội thông qua. Vậy nếu Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước mà trực tiếp can thiệp thô bạo vào ngành lập pháp là vi hiến, Chủ tịch nước là một chức danh thiết chế hiến định độc lập do quốc hội bầu, tổng Bí thư là do Đại hội đại biểu toàn quốc bầu, Đảng cũng phải hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, mà ai làm ra hiến pháp và pháp luật là quốc hội nên bạn cũng đừng lo ngại quá điều này.

     
    Báo quản trị |  
  • #408087   29/11/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Vì đây là vấn đề nhiều ý kiến nên mình không bác bỏ lập luận của bạn là đúng hay sai, nhưng theo quan điểm cá nhân thì mình có mấy ý sau đây:

    1. Việc lạm quyền hoàn toàn có thể xảy ra:

    - Quyền lực không phải chỉ ghi bao nhiêu thì sẽ gói gọn bấy nhiều, có những lúc trong lịch sử quyền lực vượt ra khỏi giới hạn của sự cho phép. Đơn cử có giai đoạn Quốc hội ôm đồm làm thay, cầm tay chỉ việc (Hiến pháp 1980). Cho nên việc thực hiện quyền trong giới hạn là điều có thể có nhưng không hoàn toàn đảm bảo mọi lúc mọi nơi. Do đó việc lạm quyền hoàn toàn có thể xảy ra đặc biệt là khi với một người nắm quá nhiều quyền lực trong tay.

    2. Quyền lực không lớn:

    - Tuy rằng Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia và Tổng bí thư chỉ thuộc về bên đảng, bạn nghĩ Quốc hội sẽ có cơ chế đảm bảo quyền lực Quốc hội và hạn chế quyền lực của chủ thể mang 2 chức danh cùng lúc, nhưng:

    + Đảng là tổ chức định ra đường lối cho xây dựng Hiến pháp và pháp luật: Liệu có luật nào tự chống lại chính mình?

    + Đảng là tổ chức giới thiệu người vào các chức vụ cấp cao và loại bỏ các cán bộ không tương xứng: quyền lực của Đảng không chỉ đơn thuần là giới thiệu vào và đề nghị rút ra, mà nó cao hơn, nó trực tiếp thay đổi luôn.

    + Việc thay đổi quy định của Hiến pháp và Luật để kiểm soát quyền lực: Có thể có nhưng bao nhiêu phần trăm đại biểu ủng hộ? Các đại biểu ngồi ghế Quốc hội bao nhiêu người đã là Đảng viên và chỉ có cơ chế trưng cầu ý dân mới đảm bảo tính minh bạch nhưng trưng cầu khi nào, đã có luật trưng cầu nhưng sự thật có tổ chức hay không vẫn là câu hỏi?

    => 1 chủ thể mang quyền lực của người có khả năng lãnh đạo Đảng, kiểm soát Quốc hội  vừa là nguyên thủ quốc gia thì không phải chuyện đơn giản. Rất nhiều vị lãnh đạo cấp cao e sợ cái quyền quá lớn đó.

     

    2. Phân công quyền lực và xử lý:

    - Phân công hiểu theo quan điểm của Đảng và Nhà nước thì theo đúng cách bạn đã nói. Còn theo cách tương đồng thì nó sẽ lệch đi, nói chung vấn đề này không bàn.

    - Xử lý vi hiến: Như đã ghi ở phần 1 thì việc xử lý là điều rất khó, đặc biêt nếu có vi hiến xảy ra thì sẽ xử lý thế nào, cơ quan nào xử lý hay chỉ là một tập thể. Cơ chế bảo hiến hiện nay vẫn còn rất kém khả thi nên việc bảo hiến là điều rất rất khó.

     
    Báo quản trị |