Trong các vụ án tương tự này, có nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề định tội danh như trên, chính vì vậy mà mới có các quan điểm trái ngược nhau.
Trong các bài tập tình huống khi giảng viên đưa ra cho sinh viên, phần lớn đều là có thật trên thực tế để sinh viên cùng thảo luận, áp dụng pháp luật vào trường hợp đó để giải quyết. Chỉ là họ ngắn gọn tình tiết hoặc thay đổi đôi chút tình tiết thôi.
Hơn nữa, bạn ấy hỏi dựa trên lý luận về tội phạm trả lời, Còn về thực tiễn và lý luận nó vốn dĩ mấy khi đồng nhất đâu anh. Bởi, để chứng minh một tội phạm nào đó, nhiều trường hợp không phải dễ dàng. Họ có thể phải dựng lại hiện trường, thực nghiệm hiện trường để xem xét có phù hợp với lời khai cùng các tình tiết khác hay không. Do đó, để kết luận rằng, hành vi giao cấu trước khi nạn nhận chết, hay sau khi nạn nhân chết cũng cần có căn cứ chứ không phải là cứ phán "bừa" được.
Bị cáo có quyền chứng minh mình vô tội (nó tuy không phải nghĩa vụ của họ nhưng họ có quyền đó).
Vấn đề hội đồng xét xử "miễn" tội hiếp dâm cho bị cáo thì cái này em không đồng ý.
VÍ dụ: A có ý định hiếp dâm B, đến tối, khi B ngủ, A lẻn vào nhà B định thực hiện hành vi giao cấu thì B chống cự. A liền lấy tay bóp cổ B, thấy B không chống cự nữa, A thực hiện hành vi giao cấu. Khi khám nghiệm tử thi, xác định nguyên nhân chết của B là do A bóp cổ. Lúc này có thể xác định mặc dù hành vi giao cấu của A sau khi B chết, nhưng tính chất, mức độ nguy hiểm của A thì phải xác định đó là hành vi hiếp dâm.
Nhưng ngược lại, nếu A có ý định hiếp dâm B. Khi vào nhà thấy B nằm trên giường, A tưởng B ngủ nên đã thực hiện hành vi giao cấu. Thực tế B đã chết trước đó rồi. Thì trong trường hợp này, dù ý thức ban đầu của A là hiếp dâm, nhưng tính chất, mức độ hành vi, nguyên tắc có lợi thì cần xác định hành vi của A là hành vi xâm phạm thi thể chứ không phải hiếp dâm.
Em không biết anh có được tiếp xúc với toàn bộ bản án hình sự liên quan tới nhóm tội tại Điều 246 BLHS hay không (nhưng chỉ tính từ năm 2005 đến 2010 thì nhóm tội này có tới trên 80 vụ xảy ra. Nhưng thực tế, chắc chắn có trường hợp như thế này xảy ra, còn về việc tòa tuyên thế nào thì em cũng không rõ vì em không được tiếp xúc với từng bản án đó. Do đó, em chỉ trao đổi trên lý thuyết mà thôi.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!