Hiến pháp sửa đổi: Khuyến khích dân “sờ vào chỗ nhạy cảm”

Chủ đề   RSS   
  • #264379 27/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Hiến pháp sửa đổi: Khuyến khích dân “sờ vào chỗ nhạy cảm”

    Trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp 1992 thể hiện tính dân chủ trong tư tưởng lãnh đạo của Đảng. Với khoảng 26.091.000 lượt ý kiến là một con số không hề nhỏ đối với một Dự thảo sửa đổi Hiến pháp chỉ 11 chương, 124 điều.

    Nhân dân cần được nói "ý nguyện thực" của mình

    Chưa biết con số thống kê cụ thể việc góp ý của từng điều như thế nào, song có thể dự đoán việc đại bộ phận người dân an phận ít đụng đến những “điểm nhạy cảm” của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

    Hiến pháp năm 1992 khẳng định “quyền tự do ngôn luậntheo quy định của pháp luật, điều đó được thể hiện bằng nhiều cách trong các văn bản quy phạm pháp luật sau này, có cả chế tài hình sự. Có nghĩa người dân trước khi “phát ngôn” phải xem “pháp luật” quy định cho cái miệng được nói gì! Không phải nghĩ cái gì thì nói cái ấy, vạ miệng lại vạ cái thân, không đáng!

     Bởi vậy, không ít người dù muốn nhưng không nói, hoặc không dám nói, hoặc nói cũng không để làm gì; nhất là nói trúng cái “điểm nhạy cảm”.

    Khi dân tình xôn xao về việc có ý kiến đòi sửa đổi Điều 4 của Hiến pháp, các phương tiện thông tin truyền thông chính thống rầm rộ tuyên truyền nhằm “định hướng góp ý”; tất cả các tin đã đưa đều thể hiện tinh thần bảo vệ, đồng thời phủ nhận tư tưởng trái chiều. Trong khi các truyền thông không chính thống và thực tế đời thường lắm người thể hiện ngược lại.

     “Định hướng ý dân” đang ngày càng trở nên “khiên cưỡng”. Thiết nghĩ hướng đến sự bền vững nên để “trưng cầu ý dân” quay về bản chất thực của nó. Hãy để dân tự do nói lên “ý nguyện” của mình mà không phải chịu bất kỳ sự định hướng, ràng buộc, răn đe nào. Đảng có công với nước, với dân; lịch sử ghi danh, nhân dân tạc lòng; nhưng trong điều hành đất nước, Đảng cũng nên có sự thay đổi cho hợp xu thế thời đại, hợp lòng dân. Hãy để dân “sờ vào chỗ nhạy cảm của mình”, có như thế Đảng mới “cảm nhận được giao cảm giữa Đảng và dân hiện tại ra sao”; đừng vì “công lao ngày xưa” mà đi ngược ý nguyện của nhân dân ngày nay.

    0917 313 339

     
    4881 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    TRUTH (27/05/2013) admin (27/05/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #264494   27/05/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Tự do ngôn luận nhưng vẫn phải trong khuôn khổ pháp luật mà, việc Hiến pháp được lấy ý kiến rộng rãi trong toàn dân thì nhìn vào có thể xem đây là một bước tiến lớn trong việc giúp dân thực hiện quyền làm chủ đất nước.

    Tuy nhiên cần nhìn lại, liệu khi lấy ý kiến thì có phải muốn nói gì thì nói hay không? Có nhiều trường hợp lấy ý kiến mà phát hiện ra có những ý kiến khác lạ, không đúng với chủ trương thì chủ nhân của ý kiến đó có lẽ sẽ phải lao đao.

    Ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo hiến pháp đã phát biểu với đông đảo báo giới, “không có vùng cấm khi nhân dân góp ý sửa hiến pháp”. Tuy nhiên sau đó ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã quy kết: “Góp ý cho hiến pháp đòi bỏ điều 4, đa nguyên chính trị, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội là suy thoái đạo đức, tư tưởng.”

    Nếu như thế thì ta có thể hiểu rằng tự do ngôn luận nhưng phải đúng đường lối, tư tưởng và chính sách của Đảng, nhà nước.

     
    Báo quản trị |