hiến pháp

Chủ đề   RSS   
  • #239910 16/01/2013

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    hiến pháp

    bạn nào biết câu này trả lời giúp mình với nha:

    bạn hiểu như thế nào về khái niệm lập pháp theo nhu cầu hành pháp?

    thank nhiều 

     

     
    3637 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #239916   17/01/2013

    nguyendoan.hlu
    nguyendoan.hlu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2012
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 143
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 11 lần


    Chào bạn!
    Lập pháp, hành pháp và tư pháp là những chức năng cơ bản nhà nước mà theo Nguyên tắc phân quyền các chức năng này lần lượt được trao cho các cơ quan là Quốc hội, Chỉnh phủ (một số nước là Tổng thống) và tòa án. Ở Viêt Nam  nhà nước được tổ chức thành 4 hệ thống cơ quan là: cơ quan quyền lực (QH, HĐND), cơ quan hành chính (theo quy định của HP 1992 đấy là cơ quan chấp hành cao nhất của QH gồm Chính phủ và UBND các cấp), cơ quan xét xử (hệ thống tòa án) và cơ quan xét xử (VKSND). Theo HP quyền lập pháp trao cho QH và quyền hành pháp trao cho Chính phủ. Có thể hiểu lập pháp chính là hoạt động soạn thảo, ban hành và sửa đổi, bãi bỏ luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản trong các lĩnh vực cụ thể. Còn hành pháp chính là hoạt động thực thi pháp luật nhằm quản lí xã hội và nhà nước nói chung.
    Về mối quan hệ giữa lập pháp với hành pháp, cá nhân tôi nghĩ có rất nhiều khía cạnh để xem xét vì nó liên quan mật thiết với nhau. Ở đây tôi cho rằng vấn đề bạn hỏi nên chăng xem xét trong mối quan hệ giữa đòi hỏi thực tiễn với hoạt động lập pháp, hay chính xác hơn là trên cơ sở của hoạt động thực thi pháp luật trong thực tiễn đặt ra yêu cầu phải ban hành luật hợp pháp và hợp lí hơn. Từ việc  thực thi chức năng và nhiệm vụ của mình mà Chính phủ nhận thấy những điều hạn chế, bất cập hay thiếu xót trong hệ thống pháp luật mà đặt ra những yêu cầu bổ sung hay mới cho cơ quan lập pháp. Bạn có thể đọc Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2008) để hiểu thêm vấn đề này. Theo văn bản này thì vai trò của Chính phủ trong vấn đề lập pháp là khá quan trọng.
    Theo hiểu biết còn hạn chế của tôi, tôi cho rằng: lập pháp theo yêu cầu của hành pháp là hoạt động ban hành, sửa đổi hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở kiến trình lập pháp của cơ quan hành pháp theo quy định của pháp luật về hình thức, trình tự yêu cầu nhằm điều chỉnh những vấn đề cơ bản, quan trọng của xã hội, nhà nước.
    Vài ý kiến cá nhân chia sẻ cùng bạn. Thân chào !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyendoan.hlu vì bài viết hữu ích
    Danh2008 (20/01/2013)