PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013

Chủ đề   RSS   
  • #372526 04/03/2015

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013

    GIỚI THIỆU

     

    Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013 (có hiệu lực từ 01/01/2014[1]), như vậy sau hơn 21 năm nước ta đã có bản Hiến pháp mới, Hiến pháp của thời kỳ hội nhập, đổi mới và phát triển[2]. Hiến pháp là Luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp, mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý[3].

     

    Mỗi bản Hiến pháp đều có vai trò, sứ mệnh lịch sử riêng nhưng tựu chung lại đều góp phần phát triển đất nước, công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện, thời gian để hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về Hiến pháp; một bộ phận không nhỏ coi Hiến pháp là điều cao xa. Nhằm đưa Hiến pháp đến gần gũi với quần chúng nhân dân, tác giả sẽ phân tích toàn văn Hiến pháp 2013, nêu ra những điểm mới cơ bản của Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992[4]

     

     

    PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG HIẾN PHÁP 2013

     

    Hiến pháp 2013 bao gồm 11 chương và 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992). Hiến pháp 2013 chỉ giữ nguyên 5 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 103 điều. Trong đó có sự sắp xếp lại các chương, như sau:

     

    - Chương 11: Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô, ngày quốc khánh được ghép vào Chương 1.

     

    - Chương 5: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đưa lên Chương 2 với tên gọi quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

     

    - Một chương hoàn toàn mới, đó là chương 10: Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.

     

    Đặc biệt, từ “nhân dân” được thay thế bằng từ “Nhân dân” nhằm đề cao hơn nữa vai trò của Nhân dân.

    Xem danh sách tổng quan so sánh Hiến pháp 1992 với 2013 tại phụ lục 3.1.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)



    [1] Xem điều 1 Nghị quyết 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội.

    [2] Đến nay nước ta đã trải qua các bản Hiến pháp sau 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013.

    [3] Xem khoản 1 điều 119 Hiến pháp 2013.

    [4] “Hiến pháp 1992” được hiểu là nội dung đã được “hợp nhất” của Hiến pháp 1992 và Nghị quyết 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội (sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992).

     

     
    198334 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

7 Trang «<567
Thảo luận
  • #380528   23/04/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (116)

    2.10.4 Hội đồng nhân dân

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 119

    Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

    Điều 120

    Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước.

    Điều 113.

    1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

    2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 119 và 120 của Hiến pháp 1992. Theo đó, quy định những nội dung sau:

     

    - Một là, hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

     

    Như vậy, nội dung này được giữ nguyên như điều 119 của Hiến pháp 1992.

     

    - Hai là, hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

     

    Nội dung này được quy định ngắn gọn, súc tích hơn điều 120 của Hiến pháp 1992, theo đó bỏ đoạn căn cứ, kế hoạch chi tiết.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 23/04/2015 11:34:09 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #380531   23/04/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (117)

    2.10.5 Ủy ban nhân dân

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 123

    Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

    Điều 124

    Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.

    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân.

    Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.

    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân và các văn bản sai trái của Uỷ ban nhân dân cấp dưới; đình chỉ thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ những nghị quyết đó.

    Điều 114.

    1. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

    2. Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 123 và 124 của Hiến pháp 1992. Theo đó, quy định những nội dung sau:

     

    - Một là, Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

     

    Về cơ bản nội dung này được giữ nguyên như điều 123 của Hiến pháp 1992.

     

    - Hai là, Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

     

    So với Hiến pháp 1992, nội dung này được quy định ngắn gọn, súc tích hơn điều 124 của Hiến pháp 1992.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 23/04/2015 11:37:54 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #380532   23/04/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (118)

    2.10.6 Đại biểu Hội đồng nhân dân

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 121

    Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

    Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.

    Điều 122

    Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định.

    Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Người phụ trách cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.

    Điều 115.

    1. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.

    2. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 121 và 122 của Hiến pháp 1992. Theo đó, quy định những nội dung sau:

     

    - Một là, Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.

     

    Như vậy, về cơ bản nội dung này được giữ nguyên như điều 121 của Hiến pháp 1992. Chỉ có sự khác biệt nhỏ là “...đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân” được thay thế thành “...đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo”; “vận động nhân dân thực hiện pháp luật...” được thay thế thành “vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật...”.

     

    - Hai là, Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.

     

    Nội dung này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 122 của Hiến pháp 1992, theo đó, điểm mới quan trọng nhất đó là bỏ quy định: Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 23/04/2015 11:39:03 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #380533   23/04/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (119)

    2.10.7 Thực hiện chế độ thông báo của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 125

    Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.

    Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân động viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

    Điều 116.

    1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân động viên Nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

    2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 125 của Hiến pháp 1992. Theo đó, quy định những nội dung sau:

     

    - Một là, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân động viên Nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

     

    Về cơ bản nội dung này được giữ nguyên như Hiến pháp 1992, theo đó có một sự thay đổi nhỏ, đó là: “...thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...” được thay thế thành “...thông báo tình hình của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...”.

     

    - Hai là, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.

     

    So với Hiến pháp 1992 thì nội dung này có điểm mới sau: “...người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương...” được thay thế thành “...người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương...”.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 23/04/2015 11:40:10 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #380534   23/04/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (120)

    2.11 Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước

     

    2.11.1 Hội đồng bầu cử quốc gia

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

     

    Điều 117.

    1. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

    2. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

    3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định.

     

    Đây là quy định mới của Hiến pháp 2013. Sự ra đời của điều này nhằm giúp việc bầu cử đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp được diễn ra một cách minh bạch, hiệu quả.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 23/04/2015 11:41:21 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #380535   23/04/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (121)

    2.11.2 Kiểm toán nhà nước

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

     

    Điều 118.

    1. Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

    2. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định.

    Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định.

     

    Đây là quy định mới của Hiến pháp 2013. Sự ra đời của điều này nhằm giúp việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công một cách hiệu quả, góp phần to lớn vào công cuộc phòng chống lãng phí, tham nhũng.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 23/04/2015 11:44:01 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #380537   23/04/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (122)

    2.12 Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp

     

    2.12.1 Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 146

    Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

    Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

    Điều 119.

    1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

    Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

    Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

    2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

    Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 146 của Hiến pháp 1992. Theo đó, bổ sung các nội dung sau:

     

    - Một là, mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

     

    Quy định này nhằm đảm bảo tính pháp lý cao nhất của Hiến pháp, mọi người phải tuân theo Hiến pháp.

     

    - Hai là, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

     

    Quy định này thể hiện trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp không phải riêng về một ai mà đó là trách nhiệm chung của mọi người.

     

    - Ba là, cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

     

    Như vậy, Quốc hội sẽ ban hành văn bản quy định về việc bảo vệ Hiến pháp.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 23/04/2015 11:46:21 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #380539   23/04/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (123)

    2.12.2 Sửa đổi Hiến pháp

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 147

    Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

     

    Điều 120.

    1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

    2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

    4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

    5. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 147 của Hiến pháp 1992. Theo đó, bổ sung những quy định sau:

     

    - Một là, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.

     

    - Hai là, Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

     

    - Ba là, Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

     

    - Bốn là, Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

     

    Quy định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp nhằm thể hiện Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

     

    - Năm là, Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

     

    ---ĐÃ HOÀN THÀNH---

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 23/04/2015 11:48:08 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    tunango195 (24/04/2015) nanasanyuto (26/05/2015)
  • #475064   17/11/2017

    Hiến pháp 2013 được làm ra như thế nào?

    - Quy trình làm Hiến pháp năm 2013 đã được thực hiện qua những bước nào? Những bước đó diễn ra cụ thể trên thực tế như thế nào? Ở mỗi bước có những ai tham gia và với nội dung gì?

    - Quy trình làm Hiến pháp năm 2013 nếu đối chiếu với vai trò quan trọng của Hiến pháp thì đã có những điểm tích cực và những điểm bất cập nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #516751   11/04/2019

    hongnhungnguyen.dn
    hongnhungnguyen.dn

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    phamthanhhuu viết:

    GIỚI THIỆU

     

    Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013 (có hiệu lực từ 01/01/2014[1]), như vậy sau hơn 21 năm nước ta đã có bản Hiến pháp mới, Hiến pháp của thời kỳ hội nhập, đổi mới và phát triển[2]. Hiến pháp là Luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp, mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý[3].

     

    Mỗi bản Hiến pháp đều có vai trò, sứ mệnh lịch sử riêng nhưng tựu chung lại đều góp phần phát triển đất nước, công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện, thời gian để hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về Hiến pháp; một bộ phận không nhỏ coi Hiến pháp là điều cao xa. Nhằm đưa Hiến pháp đến gần gũi với quần chúng nhân dân, tác giả sẽ phân tích toàn văn Hiến pháp 2013, nêu ra những điểm mới cơ bản của Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992[4]

     

     

    PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG HIẾN PHÁP 2013

     

    Hiến pháp 2013 bao gồm 11 chương và 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992). Hiến pháp 2013 chỉ giữ nguyên 5 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 103 điều. Trong đó có sự sắp xếp lại các chương, như sau:

     

    - Chương 11: Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô, ngày quốc khánh được ghép vào Chương 1.

     

    - Chương 5: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đưa lên Chương 2 với tên gọi quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

     

    - Một chương hoàn toàn mới, đó là chương 10: Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.

     

    Đặc biệt, từ “nhân dân” được thay thế bằng từ “Nhân dân” nhằm đề cao hơn nữa vai trò của Nhân dân.

    Xem danh sách tổng quan so sánh Hiến pháp 1992 với 2013 tại phụ lục 3.1.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)



    [1] Xem điều 1 Nghị quyết 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội.

    [2] Đến nay nước ta đã trải qua các bản Hiến pháp sau 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013.

    [3] Xem khoản 1 điều 119 Hiến pháp 2013.

    [4] “Hiến pháp 1992” được hiểu là nội dung đã được “hợp nhất” của Hiến pháp 1992 và Nghị quyết 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội (sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992).

     

     
    Báo quản trị |