Help: Phân biệt giữa ký quỹ đảm bảo nghĩa vụ của chính mình tại Ngân hàng và cầm cố giấy tờ có giá để đảm bảo nghĩa vụ của chính mình tại Ngân hàng.

Chủ đề   RSS   
  • #123403 12/08/2011

    bacsiteo

    Mầm

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 536
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Help: Phân biệt giữa ký quỹ đảm bảo nghĩa vụ của chính mình tại Ngân hàng và cầm cố giấy tờ có giá để đảm bảo nghĩa vụ của chính mình tại Ngân hàng.

    Có sư phụ nào rành về ký quỹ và cầm cố giấy tờ có giá (chỉ đối với tiền gửi tại ngân hàng thôi, không đề cập tài sản khác) giúp với. Theo mình biết:
                Theo định nghĩa ký quỹ trong bộ luật dân sự thì Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một Ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

                Trong trường hợp khách hàng cầm cố tài khoản tiền gửi (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) tại Ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ của chính khách hàng tại Ngân hàng thì Ngân hàng cũng sẽ phong toả tài khoản đó.    

     

                Như vậy, về hình thức thì ký quỹ và cầm cố tài khoản tiền gửi của khách hàng để đảm bảo nghĩa vụ của chính khách hàng đó tại Ngân hàng hoàn toàn giống nhau: Bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền tại Ngân hàng và được phong toả để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của chính họ tại Ngân hàng. Trường hợp đảm bảo nghĩa vụ cho khách hàng khác thì đương nhiên được hiểu là cầm cố tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.
               Nếu áp dụng ký quỹ thì không phải lập thành hợp đồng đảm bảo còn hiểu cầm cố thì phải lập thành văn bản. Giờ mình đang phân vân chưa biết áp dụng như thế nào đây, có sư phụ nào giúp với.

    Giúp đời kéo tương lai về hiện tại!

     
    11864 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #123424   12/08/2011

    haituanacb
    haituanacb

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2011
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 12 lần


     

     

     

     

    Điều 342 BLDS. Thế chấp tài sản

     

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

     

    Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

     

    Điều 360BLDS.

     

    Ký quỹ

    1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

    2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.

    3. Thủ tục gửi và thanh toán do pháp luật về ngân hàng quy định.

    Vậy theo mình hiểu thế này:
    Cầm cố là việc chủ tài sản dùng tài sản của mình để đảm bào cho nghĩa vụ của mình với ngân hàng (có thể cầm cố để vay vốn).
    Còn ký quỹ là việc chủ tài sản dùng tài sản của mình để đảm bảo nghĩa vụ với người khác (không phải là với ngân hàng). Trong việc ký quỹ thì Ngân hàng giữ vai trò là bên trung gian giữ tài sản (chứ không phải là bên có quyền) và ngân hàng được thanh toán phí giữ tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #123433   12/08/2011

    bacsiteo
    bacsiteo

    Mầm

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 536
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Nếu hiểu như vậy thì mặc nhiên loại bỏ đảm bảo bằng hình thức ký quỹ đối với ngân hàng rồi. Luật không quy định nghĩa vụ đối với ai cả: có thể với ngân hàng, với một bên thứ ba mà Ngân hàng đứng ra cam kết.
    Cầm cố vẫn có thể đảm bảo nghĩa vụ cho bên thứ ba được (tham khảo nghị định 163 về giao dịch đảm bảo.
    Thanks!

    Giúp đời kéo tương lai về hiện tại!

     
    Báo quản trị |  
  • #123446   12/08/2011

    haituanacb
    haituanacb

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2011
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 12 lần


    Đúng là cầm cố thì có thể đảm bảo cho nghĩa vụ của bên thứ ba nhưng là nghĩa vụ đó là nghĩa vụ với ngân hàng.
    Quy định của BLDS còn chung chung, nhưng khi đọc mục IV của Nghị định 163 thì có thể thấy trong ký quỹ, Ngân hàng chỉ đóng vai trò của Bên trung gian giữ tài sản và được thanh toán cho việc giữ tài sản đó. Nếu hiểu là Ngân hàng là bên có quyền trong ký quỹ thì làm sao bên ký quỹ phải trả phí cho ngân hàng nữa?. Việc một số khách hàng yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản rồi phong tỏa tài khoản đó để đảm bảo cho nghĩa vụ với ngân hàng mà không lập hợp đồng cầm cố thì theo tôi đó thục chất là cầm cố tài sản mà ngân hàng không lập thành hợp đồng (chắc do thấy không cần thiết (phong tỏa rồi mừ, hoặc do làm sai thôi).
     
    Báo quản trị |  
  • #124113   16/08/2011

    bacsiteo
    bacsiteo

    Mầm

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 536
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Như vậy theo ý của haituanacb hình thức này sẽ là cầm cố tài khoản tài sản. Chẳng lẽ vậy thì hình thức ký quỹ sẽ không với chính ngân hàng ah?

    Giúp đời kéo tương lai về hiện tại!

     
    Báo quản trị |