Help

Chủ đề   RSS   
  • #151691 30/11/2011

    vanyeuemnhuthuoay

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Help

    Chào các anh chị!
    Em có 2 khái niệm cơ bản mà không thể khái quát được,mong anh chị chỉ giúp 
    1. Phân biệt vụ việc và vụ án dân sự?

    2.Thẩm quyền của tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc,vụ án dân sự

    Cảm ơn anh chị nhiều


     
    3691 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #152060   01/12/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    1. Bạn đọc ngay phần mở đầu bộ luật tố tụng dân sự.

    2. Có nguyên chương III BLTTDS về thẩm quyền của tòa án, bạn đọc cho kỹ sẽ rõ.
     
    Báo quản trị |  
  • #152074   01/12/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào anh Điều!

    Bạn này đang hỏi về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự, tức là Tòa án được làm những gì chứ không phải là thẩm quyềm giải quyết của Tòa án quy định tại Chương III đâu anh à.

    Chào #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #edf5f9;">vanyeuemnhuthuoay!

    #ffffff;">1/ Theo BLTTDS hiện hành thì đó là "Việc dân sự" và "Vụ án dân sự" (chứ không phải là vụ việc và vụ án đâu, vì nói "vụ việc dân sự" thì đã bao hàm cả vụ và việc rồi). BLTTDS và các VB hướng dẫn thi hành không đưa ra khái niệm chính thức về hai thuật ngữ này. Nhưng căn cứ vào các quy định cụ thể về thủ tục tố tụng trong BLTTDS thì có thể thấy tiêu chí để phân biệt giữa chúng là là việc có tranh chấp giữa các đương sự hay không đối với vụ việc mà họ yêu cầu Tòa án giải quyết.

    #ffffff;">Cụ thể:

    #ffffff;">- Vụ án dân sự là những tranh chấp về dân sự, về hôn nhân gia đình, về kinh doanh thương mại, về lao động quy định tại các Điều 25, 27, 29, 31 của BLTTDS. Trong đó các đương sự bao gồm Nguyên đơn (người khởi kiện), Bị đơn (người bị khởi kiện) và Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) không tự giải quyết được với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong một quan hệ dân sự cụ thể dẫn đến giữa họ có sự tranh chấp và Nguyên đơn đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp đó.

    #ffffff;">- Việc dân sự là những việc về dân sự, về hôn nhân gia đình, về kinh doanh thương mại, về lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30, 32 của BLTTDS. Trong đó không hề có sự tranh chấp giữa các bên mà chỉ là việc chủ thể yêu cầu Tòa án công nhận hay bác bỏ một sự kiện pháp lý cụ thể nào đó.

    #ffffff;">- Trong vụ án dân sự luôn luôn có một bên là Nguyên đơn, còn bên kia là Bị đơn, ngoài ra còn có thể có người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp.

    #ffffff;">Còn việc dân sự thì có nhiều dạng. Có những loại việc dân sự có một bên là Người yêu cầu, còn bên kia là Người liên quan (ví dụ như yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích…). Có loại việc dân sự chỉ có duy nất một bên là Người yêu cầu (ví dụ như yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài, yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài). Cũng có những loại việc dân sự mà các bên đều là người yêu cầu (ví dụ như yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn).

    2/ Gợi ý để bạn trả lời câu thứ 2:

    Trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự, Tòa án có thẩm quyền tiến hành cá biện pháp thu thập chứng cứ quy định tại Điều 85 BLTTDS (được cụ thể hóa tại các điều luật sau đó thuộc Chương VII); được quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biệc pháp khẩn cấp tạm thời và buộc thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Chương VIII; yêu cầu đương sự nộp tài liệu chứng cứ cho Tòa án; tiến hành hòa giải và ra các quyết định tố tụng theo quy định tại Chương XIII; tiến hành phiên họp hoặc xét xử và ra bản án/quyết dịnh về việc giải quyết vụ, việc dân sư.

    Thân ái!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ntdieu (01/12/2011)