Hãy ủng hộ QUYỀN IM LẶNG

Chủ đề   RSS   
  • #385628 29/05/2015

    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Hãy ủng hộ QUYỀN IM LẶNG

    Những ngày đầu tiên khi mới sang Mỹ học luật, trên đường đi bộ từ nhà tới trường, tôi nhận thấy là các ngôi nhà hầu hết không có hàng rào và các chấn song sắt kiên cố như tôi vẫn thấy ở Việt Nam. Vì biết nước Mỹ là một quốc gia có tỷ lệ tội phạm và số người ngồi tù thuộc nhóm đứng đầu thế giới, nên tôi thắc mắc nhưng không thể lý giải được điều đó.

    Tôi mang vấn đề này hỏi giáo sư của mình và được ông trả lời như sau: “Chúng tôi thừa nhận một sự thật là cái ác đã, đang và sẽ luôn song hành với cái thiện chừng nào nhân loại còn tồn tại. Chúng tôi biết là không có một giải pháp nào có thể giải quyết được mọi mục đích đặt ra. Do đó, khi soạn luật chúng tôi xem xét các mục đích rồi xác định thứ tự ưu tiên cho các mục đích đó. Đối với vấn đề tội phạm, ưu tiên của chúng tôi là làm cho những người dân yên tâm là họ được bảo vệ và nhờ đó các nguồn lực, thay vì được dùng để biến mỗi căn nhà thành một pháo đài thì sẽ được đầu tư cho lực lượng thực thi luật pháp. Nói cách khác, chúng tôi làm luật không vì một nhóm nhỏ người xấu mà vì đa số người tốt. Sự an tâm và phát triển của những người dân sẽ mang lại nguồn lực cho việc bảo vệ pháp luật. Cái anh nhìn thấy là kết quả của triết lý lập pháp đó”.

    Khi quan sát những trao đổi qua lại trên Quốc hội về quyền im lặng của những người là đối tượng của điều tra hình sự, tôi tự hỏi các đại biểu Quốc hội nghĩ thế nào về mục đích của quy định về quyền im lặng và thứ tự ưu tiên của các mục đích đó. Các vị đại biểu Quốc hội có quân hàm tướng trong lực lượng công an thì cho rằng, quyền im lặng sẽ ngăn trở việc phá án của lực lượng này. Họ cũng cho rằng, với điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng và dân trí của Việt Nam hiện nay chưa phù hợp với việc quy định im lặng. Một vị luật sư là đại biểu khi phản bác lại thì cho rằng: "Quyền không khai báo các nước làm hết, còn mình lại không làm là hạ thấp quyền của người dân Việt Nam”. Tôi nhận thấy các cuộc trao đổi như vậy không đề cập tới mục đích của quyền im lặng là gì và thứ tự ưu tiên nào trong các mục đích nên được áp dụng.

    Quyền của một người được tự bảo vệ đối với các hoạt động tố tụng hình sự chống lại mình là một quyền cơ bản mà có lẽ không có ai trong chúng ta nghi ngờ. Quyền đó được cụ thể hoá trong các quyền khác của người bị điều tra: quyền cung cấp bằng chứng để chứng minh sự vô tội của mình, quyền có luật sư và hỗ trợ về pháp lý, quyền khi ra toà được đề nghị thay đổi hội đồng xét xử khi thấy rằng hội đồng xét xử đó có định kiến sẵn với mình và quan trọng nhất là quyền im lặng.

    Tại sao quyền im lặng lại quan trọng? Trong quá trình điều tra có sự không tương xứng giữa cơ quan điều tra và người bị điều tra. Sự bất tương xứng này thể hiện ở nhân lực, phương tiện, các thông tin được thu thập, kiến thức chuyên môn, thậm chí là cả khả năng sử dụng bạo lực của mỗi bên. Các cán bộ điều tra có các phương tiện để thu thập bằng chứng, có quyền không cho người bị điều tra biết được các thông tin mà họ đã có, có kiến thức chuyên sâu về pháp lý hình sự và kỹ thuật thẩm vấn... Ngược lại, người bị điều tra, luôn yếu thế hơn cán bộ điều tra vì trong nhiều trường hợp, họ bị giam cách ly khỏi thế giới bên ngoài, không có các kiến thức pháp lý về hình sự, và không biết liệu các kỹ thuật dẫn dụ trong hỏi cung liệu có đúng pháp luật không.Ở giai đoạn đầu tiên tại Anh (nơi sinh ra quyền này), mục đích của quyền là nhằm ngăn chặn việc sử dụng tra tấn để cưỡng ép người bị điều tra khai báo để chống lại chính mình. Dù hiện nay nguy cơ bị tra tấn không còn hiện hữu nhiều ở các nước phương Tây thì quyền này vẫn có ý nghĩa rất quan trọng như lúc ban đầu. Lý do là vì người điều tra có thể dùng nhiều kỹ thuật không công bằng để chứng minh tội của người bị điều tra. Ví dụ, việc trích dẫn một câu nói không đầy đủ, tách rời hoàn toàn khỏi ngữ cảnh nói có thể khiến câu bị trích có nghĩa ngược hoàn toàn với nguyên bản. Cách thức này đang được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống từ chính trị, ngoại giao, báo chí, đến mạng xã hội chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi điều tra hình sự.

    Người bị điều tra có thể chống lại việc đó bằng nhiều cách, tuy nhiên cách nào cũng đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng nhất định. Trong tất cả các cách để bảo vệ mình, im lặng tới khi có sự tham gia của luật sư là cách thức bảo vệ đơn giản nhất và có thể áp dụng cho mọi người, mọi tầng lớp dân trí, ở mọi nơi, với mọi cơ sở hạ tầng đang có. Do đó, theo quan điểm của tôi, càng ở các nước điều kiện hạ tầng và dân trí còn nhiều bất cập như Việt Nam thì quyền im lặng lại càng cần thiết vì nó là công cụ bảo vệ dễ được áp dụng nhất cho mọi người. Và thực tế đã chứng minh là quyền này được các quốc gia khác bắt đầu áp dụng từ thế kỷ 16 với điều kiện kinh tế và dân trí thấp hơn Việt Nam hiện nay rất nhiều.

    Vấn đề thứ hai là thứ tự ưu tiên nào cho các mục đích mà chúng ta nhắm tới khi lập pháp về vấn đề này: bảo vệ người vô tội khỏi các oan sai hay tìm ra một người chịu trách nhiệm về tội ác đó. Chúng ta biết rằng một người phạm tội thì chỉ có một, nhưng những người bị tình nghi và điều tra sẽ rất nhiều. Sau khi điều tra hết những nghi can đó, chúng ta có 50% khả năng tìm ra một ai đó chịu trách nhiệm. Nhưng không có gì là chắc chắn rằng người chịu trách nhiệm đúng là người thực sự đã gây tội ác. Như vậy, số người vô tội cần được bảo vệ trong một vụ điều tra hình sự lớn hơn nhiều so với kẻ phạm tội phải bị bắt.

    Nếu như tôi có quyền, và nếu các đại biểu Quốc hội lắng nghe lời một cử tri, tôi sẽ đặt việc bảo vệ người vô tội khỏi các oan sai lên hàng đầu. Nói một cách khác, tôi ủng hộ việc áp dụng quyền im lặng cho những người bị điều tra vì quyền đó là công cụ đơn giản nhất mà bất kể một người nào, dù trình độ văn hoá hay địa vị xã hội ra sao, dù ở đâu và với phương tiện nghèo nàn đến mấy cũng áp dụng được. Vì sao lại như vậy? Vì tôi tin rằng số người tốt đông hơn rất nhiều những kẻ xấu và những người tốt, những người vô tội xứng đáng được luật pháp bảo vệ. Tất nhiên, quyền im lặng không bao giờ là tuyệt đối, người bị điều tra có quyền im lặng tới khi họ có được các công cụ bảo vệ khác mà pháp luật cung cấp hoặc tạo điều kiện cho họ.

    Thái Bảo Anh

     

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    7918 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #385729   30/05/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Tôi KHÔNG  ũng hộ quyền nầy ......vì bất hợp lý ....Bọn tội phạm không bao giờ chịu cha ăn cướp....nó có quyền im lặng.

    thì chờ bắt quả tang ....hơi bị khó.

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #385813   31/05/2015

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần


    Có thể ủng hộ, miễn sao nó ko phải là công cụ để tội phạm lạm dụng ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội

     
    Báo quản trị |  
  • #385970   01/06/2015

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Bạn không ủng hộ quyền im lặng cũng có nghĩa bạn có thể đi ngược lại nguyên tắc của BL TTHS:

    1/ Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình

    2/ Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

    Mình đã từng đọc 1 câu chuyện (ko thể tiết lộ), trong đó có 1 phân đoạn tranh đấu rất thú vị giữa người bị bắt giữ và người bắt giữ như sau:

    -  Tui là ai ? Tui là người trông coi pháp luật, anh hiểu chưa ? Còn anh là ai ? Anh là kẻ vi phạm pháp luật. Rứa đó, hiểu chửa ? Anh là can...can phạm, anh...anh...là thằng tù ! Bình với chả đẳng ! 

    - Tôi đã nói rồi, không muốn nhắc lại nữa : dọa nạt tôi vô ích !
    - Tui không thèm dọa anh !

    - còn điều này nữa là điều anh chưa biết, và tôi thấy cần phải nói ngay để cho anh biết. - tôi lạnh lùng tiếp - Ðó là : ngay tại chốn này, tôi vẫn còn có quyền của tôi, cái quyền cuối cùng không kẻ nào tước đoạt nổi...
    - Anh nói chi lạ ? Anh ? Mà còn có quyền ? Hứ ! Quyền, quyền cái con...Chỉ chúng tôi mới là người có quyền, hiểu chưa, đồ...
    - Lẽ ra tôi không nói thêm với anh nữa, vì anh lại giở giọng du côn, cho nên tôi phải nói cho anh hiểu...
    - Quyền chi mô ? Nói coi thử !
    Khoanh tay trước ngực. tôi nhìn thẳng vào cặp mắt ngây dại của y : 
    - Còn cái quyền này : tôi-tuyên-bố-không-nói-gì-với-anh-nữa !
    - Tui... tui sẽ... gang họng anh ra, bắt anh phải nói ! 
    - Không ăn thua gì đâu. - tôi dằn từng tiếng - Anh chẳng là gì đối với tôi. Ðừng phách lối. Nhờ anh chuyển lời tôi tới bọn chủ của các anh, bảo họ cử người khác đến gặp tôi. Bằng không tôi sẽ không nói gì hết. Các người cần nói chuyện với tôi, không phải tôi cần nói chuyện với các người.

    Vậy đó, im lặng vốn đã là quyền bình thường của 1 con người (trừ khi bạn bị mất khả năng kiểm soát, đau quá phải kêu rên, bị trúng tà, say sỉn rượu vào lời ra..).

     

    Cập nhật bởi NgoThuyKhanh ngày 01/06/2015 05:25:04 CH

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #386116   02/06/2015

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    @nguoitruongphu: sao anh biết người là ăn cướp? sao anh biết được người ta là tội phạm?

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #454911   28/05/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Quyền im lặng

    Các Hiến pháp Việt Nam xưa nay vốn đã ghi nhận quyền giả định vô tội và Hiến pháp hiện hành 2013 tiếp tục khẳng định: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" (khoản 1, Điều 31).

    Quyền này được thể hiện gián tiếp ở nhiều điều luật của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 khi cho phép người bị bắt không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc nhận có tội.

    Bộ luật tố tụng hình sự 2015 với rất nhiều quy định có ảnh hưởng và tác động đến việc đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực tư pháp. Trong đó đáng chú ý là những quy định về “quyền im lặng” của bị can, bị cáo. Tuy nhiên quyền này không được ghi nhận trực tiếp mà gián tiếp thể hiện trong một số điều luật. Cụ thể như:

    Điểm e khoản 1 điều 58 quy định người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền trình bày lời khau, trình bày ý kiến, không buộc đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận có tội.

    Như vậy có thể hiểu rằng người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự chủ khai báo, những gì bất lợi, họ có thể không buộc phải khai bá cũng như không buộc mình phải nhận có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng.

    Khoản 3 Điều 309 cho phép tại phiên tòa, trong giai đoạn xét hỏi nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án. Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.

    Điều 15 cũng quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh vô tội.

    Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng quyền im lặng không loại trừ quyền khai báo của người bị buộc tội, do đó người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo có quyền khi báo sau khi được giải thích về quyền im lặng. Việc nhận tội của bị can, bị cáo luôn được xem là tình tiết giảm nhẹ trong quyết định hình phạt đối với bị cáo.

     
    Báo quản trị |  
  • #454964   29/05/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Theo mình nghĩ mình ủng hổ quyền này, để bảo đảm sự minh bạch trong quá trình điều tra, nâng cao quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm và chuyên môn cho cơ qua tiến hành tố tụng và nâng cao vai trò của luật sư, v.v. Bên cạnh đó cũng sẽ có việc khoan hồng cho những người thành khẩn khai báo, để cá nhân có thể lựa chọn việc im lặng hay thành khẩn khai báo.

    Cập nhật bởi GHLAW ngày 29/05/2017 09:34:11 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #455057   29/05/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Mình ủng hộ quyền được im lặng, nó đúng với chủ trương của Hiếp pháp và tôn trọng người bị buộc tội, không ai có tội cho đến khi Tòa tuyên án. Đây là quy định tiến bộ, phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1988. Bạn bè quốc tế rất coi trọng vấn đề này nhưng mình thấy ở Việt Nam thì không, một số vẫn bị ép cung, thậm chí còn bị cho là “ngoan cố”, “không thành khẩn”, do đó không được hưởng tình tiết giảm nhẹ hoặc bị áp dụng mức hình phạt nặng hơn (so với việc có khai báo) khi tòa tuyên án. Vấn đề là luật quy định nhưng thực tế có áp dụng được hay không còn là 1 khoảng cách khá xa!

     

    Cập nhật bởi thanhvan312 ngày 29/05/2017 08:51:29 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #499264   10/08/2018

    Quyền im lặng

    Trong những vụ án hình sự vừa qua có bàn về quyền im lặng tại tòa. Quyền này được nhiều người quan tâm vì chúng ta vẫn hay nghe câu nói trong các bộ phim cảnh sát TVB "Anh có quyền im lặng, nhưng những gì anh nói sẽ là bằng chứng trước tòa". Tuy nhiên pháp luật Việt Nam liệu có quy định rõ ràng về quyền này hay không? Theo mình tìm hiểu thì quyền im lặng mới chỉ được nổi lên sau vụ án hoa hậu Phương Nga. Và trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì tại các điều 58 khoản 1 tiết e, điều 59 khoản 2 tiết c, điều 60 khoản 1 tiết d, điều 61 khoản 2 tiết h. Theo đó, các điều khoản này lần lượt ghi nhận: người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, bị can và bị cáo đều có quyền trình bày ý kiến, trình bày lời khai, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

    Ngoài ra còn có quy định tại các điều sau: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1 Điều 13). “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” (Điều 15).

    Hơn nữa, quyền im lặng còn thể hiện qua quyền nhờ người khác bào chữa, nghĩa là họ không tin tưởng những người trực tiếp xét hỏi thì có quyền chỉ tiết lộ những thông tin với người bào chữa cho mình để không gặp bất lợi. 

    Quyền im lặng là quyền của công dân, không phân biệt là người phạm tội hay người trong quá trình xét xử, giúp bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, hạn chế được oan sai trong tố tụng hình sự. Quyền im lặng cũng thể hiện được tinh thần nhân đạo và minh chứng của quyền con người.

    Không biết có ai còn biết quy định nào của quốc tế về quyền im lặng có thể chia sẻ thêm không? Cảm ơn mọi người. 

     
    Báo quản trị |  
  • #527287   31/08/2019

    Mình nghĩ nên ủng hộ quyền im lặng, điều này là phù hợp với quy định của Hiếp pháp và đồng thời nó cũng phù hợp với nguyên tắc trong pháp luật hình sự đó là việc tôn trọng người bị buộc tội, không ai được xem là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án. Và người bị buộc tôi có quyền im lặng trong trường hợp cần thiết để bảo vệ mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #527294   01/09/2019

    Nếu như quyền này áp dụng trong Luật hình sự Việt Nam thì không nên bởi lẽ người phạm tội sẽ dùng lý do này để chống chế, kéo dài thời gian giải quyết vụ án, đồng thời làm chậm quá trình điều tra của cơ quan điều tra. 

     
    Báo quản trị |