Hãy chứng minh pháp nhân có thể là của tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #151222 29/11/2011

    trinhlan_sgulaw
    Top 150
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2011
    Tổng số bài viết (550)
    Số điểm: 5959
    Cảm ơn: 400
    Được cảm ơn 289 lần


    Hãy chứng minh pháp nhân có thể là của tội phạm

    Thứ 7 tuần trước,trên lớp tôi,mọi người cùng nhau học luật hình sự
    Có câu hỏi được đặt ra
    Trên lí luận của Luật Hình Sự chứng minh "Pháp Nhân là chủ thể của tội phạm"
    Xin Luật Sư góp ý kiến nhé
    Cảm ơn!

    Trịnh Lan

    trinhlan0502@gmail.com

     
    6217 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #151224   29/11/2011

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần


    Bạn hãy tự làm bài.
     
    Báo quản trị |  
  • #151309   29/11/2011

    trinhlan_sgulaw
    trinhlan_sgulaw
    Top 150
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2011
    Tổng số bài viết (550)
    Số điểm: 5959
    Cảm ơn: 400
    Được cảm ơn 289 lần


    LS_NgDinhHung viết:
    Bạn hãy tự làm bài.

    Cảm ơn ý kiến của Luật Sư!
     Vâng thưa Luật Sư,câu hỏi này đã được lớp tôi trao đổi,riêng cá nhân tôi cũng đã làm và gửi bài cho Giảng Viên.
    Tôi chỉ muốn được đón nhận những quan điểm của các Luật Sư
    Để kiến thức,và sự hiểu biết của tôi,cũng như những người thắc mắc có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này hơn
     Xin Cám Ơn.

    Trịnh Lan

    trinhlan0502@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #151281   29/11/2011

    dungabcluat
    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần


    Vâng, thưa Luật sư Hùng, đã là bài thì phải tự học.
    Nhưng nếu học rồi, chưa thấu đáo, lại thấy vấn đề này hay thì cùng thảo luận cũng thú vị đấy ạ.
    Bởi vì nếu áp dụng hình phạt tử hình cho pháp nhân thì cũng giống với giải thể công ty thôi.
    Chúng ta xét hành vi, hành vi là của cá nhân nên Luật hình sự không đặt vấn đề pháp nhân phạm tội, chúng ta áp dụng nguyên tắc cá thể hóa hình phạt.
    Nhưng nếu hành vi vi phạm đó do Đại hội cổ đông quyết định bằng hình thức bỏ phiếu kín thì sao? Nếu thực hiện : Giám đốc đi tù; Nếu không thực hiện: Giám đốc bị bãi miễn mà giám đốc mới cũng sẽ làm; Nếu xét hợp lệ thì số phiếu biểu quyết đủ để thông qua; Nếu kiểm tra những ai cố ý làm trái, thì phiếu kín nên không thể hiện.
    Khi tội phạm đã có dấu hiệu Tội phạm có tổ chức và khuynh hướng tăng cường hình thức phạt tiền trong nhóm tội phạm về kinh tế thì vấn đề này, có lẽ cũng cần phải thảo luận thêm.
    Xin cảm ơn Luật sư, cảm ơn bạn đã đưa câu hỏi

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #151285   29/11/2011

    dungabcluat
    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần


    Tôi xin được trích 1 đoạn trong bài viết của Tiến sĩ Phạm Hồng Hải trên Tạp chí Luật học số 06/1999
    #e9e9e9;padding-top: 0in; padding-right: 0in; padding-bottom: 0in; padding-left: 0in; background-color: #fafafa;">

    " 1. Câu hỏi pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không từ trước tới nay vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu khoa học pháp lí không những ở nước ta mà còn ở những nước khác trên thế giới trong đó có cả các quốc gia mà ở đó pháp luật hình sự hiện hành đã coi pháp nhân như một trong những chủ thể của tội phạm. ở nước ta, từ trước tới nay, pháp luật hình sự luôn luôn không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Ngay trong khoa học hầu như cũng không ai đặt vấn đề có nên hay không nên coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Trong mấy năm gần đây, vấn đề pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không được bàn nhiều đến bởi một số lí do sau đây: Thứ nhất, vừa qua Nhà nước đã tiến hành sửa đổi cơ bản Bộ luật hình sự nên việc nghiên cứu, đánh giá lại tất cả các chế định của luật hình sự trong đó có chế định về chủ thể của tội phạm đã được các nhà khoa học quan tâm và mặc dù trong Bộ luật hình sự (BLHS) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đầu tháng 12/1999 pháp nhân vẫn chưa được coi là chủ thể của tội phạm; thứ hai, trong những năm gần đây sự giao lưu của nước ta với các nước trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực khoa học pháp lí hình sự ngày càng được mở rộng và điều này đặt ra cho những nhà khoa học pháp lí vấn đề nên, chưa nên hoặc không nên học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp của các quốc gia khác; thứ ba, trong thời gian qua nhiều trung tâm thông tin đã sưu tầm tài liệu, đặc biệt đã biên dịch nhiều văn bản pháp luật hình sự của nước ngoài để cho Ban soạn thảo BLHS, các cơ quan giúp việc của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và nhân dân tham khảo khi đóng góp ý kiến xây dựng BLHS và điều này đã gây không ít tranh luận trong giới khoa học cũng như các cán bộ làm công tác thực tiễn về chế định chủ thể tội phạm. Giờ đây, pháp nhân có thể được coi là chủ thể của tội phạm không đã và luôn là câu hỏi nghiêm túc trước những người làm công tác nghiên cứu khoa học pháp lí hình sự và nó cũng cần có câu trả lời nghiêm túc và khoa học.

    2. Vi phạm pháp luật là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp và tính lịch sử. ....
    #e9e9e9;padding-top: 0in; padding-right: 0in; padding-bottom: 0in; padding-left: 0in; background-color: #fafafa;">

    .....
    Mặc dù Bộ luật hình sự sửa đổi của nước ta mới được thông qua nhưng theo quan điểm của chúng tôi, trong thời gian tới cần cụ thể hóa trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với các tội phạm về kinh tế mà pháp nhân thường thực hiện như trốn thuế, kinh doanh trái phép, làm hàng giả, vi phạm các quy định về quản lí đất đai, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường…

    Trong quan hệ pháp luật hình sự, người đứng đầu hoặc người đại diện của pháp nhân và pháp nhân không thể chịu trách nhiệm hình sự thay nhau. Người đứng đầu hoặc người đại diện đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi của họ được thực hiện trong phạm vi được ủy quyền. Pháp nhân không chịu trách nhiệm hình sự cùng người đứng đầu hoặc người đại diện nếu hành vi phạm tội của người này nằm ngoài sự ủy quyền của pháp nhân. Ngược lại, người đứng đầu hoặc đại diện của pháp nhân chỉ có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hay kỉ luật về hành vi phạm tội của pháp nhân nếu họ không có lỗi hình sự đối với hành vi đó.

    Nếu những quy định trên đây trong tương lai được thể hiện trong Bộ luật hình sự, chúng tôi tin chắc rằng nguyên tắc công bằng và bình đẳng, nguyên tắc mọi hành vi phạm tội không thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật sẽ được củng cố và đây sẽ là điều kiện quan trọng bảo đảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm của nước ta hiện nay./.

    T.S Phạm Hồng Hải

    Theo : Tạp chí Luật học số 06/1999."

    Tôi đọc được bài viết này trên http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/43862-Phap-nhan-co-the-la-chu-the-cua-toi-pham-hay-khong.
    Lâu lắm rồi, không cập nhật văn bản, có gì sai sót, gia đình xin được lượng thứ.

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dungabcluat vì bài viết hữu ích
    trinhlan_sgulaw (30/11/2011)
  • #151489   30/11/2011

    trinhlan_sgulaw
    trinhlan_sgulaw
    Top 150
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2011
    Tổng số bài viết (550)
    Số điểm: 5959
    Cảm ơn: 400
    Được cảm ơn 289 lần


    Bài  viết này rất hay và hữu ích
    Chân thành cảm ơn bạn.

    Trịnh Lan

    trinhlan0502@gmail.com

     
    Báo quản trị |