Chào bạn!
Thứ nhất, Toà án K tuyên huỷ bỏ quyết định trên thì quan hệ vợ chồng của ông Tý và bà Sửu (vợ ông Tý) có đương nhiên được khôi phục không? Tại sao? Giải quyết hậu quả về tài sản? Cơ sở pháp lý?
Tình huống trên, quan hệ vợ chông của ông Tý và bà Sửu (vợ ông Tý) được giải quyết Theo Điều 83 BLDS 2005 quy định:
“ … Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Toà án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật”.
Từ đó, bạn có thể trả lời cho câu hỏi: “tại sao? “
Thứ hai, Giải quyết hậu quả tài sản của ông Tý được Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố đã chết:
Căn cứ khoản 2 Điều 82 BLDS. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết: “…Quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế”
Giả sử, ông Tý bị Tuyên bố chết và ông không có hay để lại di chúc: lúc này tài sản của ông Tý được chia thừa kế theo pháp luật. Di sản hưởng thừa kế cũng như nghĩa vụ của người hưởng thừa kế bằng nhau theo quy định pháp luật.
Căn cứ Điều 637 BLDS quy định. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
“ 1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.
3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Căn cứ Điều 683 BLDS quy định. Thứ tự ưu tiên thanh toán
“ Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
…8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
..”
--> Di sản của ông Tý sẽ được những người hưởng thừa kế có nghĩa vụ dùng thanh toán thay ông Tý các khoản nợ theo phần tài sản mà họ được nhận.
Căn cứ khoàn 3 Điều 83 BLDS quy định. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
“…Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn…”
Như vậy, Chiếu theo ý bạn, Lúc này, ông Tý chỉ có thể đòi lại phần tài sản thừa kế còn lại, chứ không đòi lại được phần đã được trả nợ.
Một vài trao đổi!
Chúc bạn hoàn thành tốt!