Hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật ?

Chủ đề   RSS   
  • #591283 23/09/2022

    Hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật ?

    Hôn nhân là sự tự nguyện giữa một nam và một nữ dựa trên những nguyên tắc và điều kiện pháp luật đề ra, nếu đã đáp ứng đầy đủ thì có thể thực hiện kết hôn theo quy định. Trên thực tế có những trường hợp đăng kí kết hôn trái pháp luật thì phải hủy việc kết hôn trái pháp luật đó. Vậy hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật đó là gì?

    Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật như sau:

    “1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

    2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

    3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.”

    Giải thích cho quy định này như sau:

    – Về nguyên tắc, Nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng. Vì vậy, khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ đã kết hôn trái pháp luật phải chấm dứt ngay quan hệ vợ chồng.

    – Về quan hệ giữa cha mẹ và con được xây dựng dựa trên quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, không phụ thuộc vào việc cha mẹ có kết hôn hợp pháp hay không. Vì vậy khi Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì vấn đề con cái được giải quyết như trong trường hợp vợ chồng ly hôn (Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn). Như vậy, khi tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật thì cha, mẹ có thể thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên đối với con

    – Về tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng được giải quyết  theo sự thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật (Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định về việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn). Về nguyên tắc, tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đấy. Khi Tòa án chia tài sản chung, phải tính tới công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, đồng thời ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.

    – Vì pháp luật không thừa nhận quan hệ vợ chồng đối với những trường hợp kết hôn trái pháp luật, nên các bên trong quan hệ này không được hưởng thừa kế của nhau nếu như chia di sản thừa kế theo pháp luật trong trường hợp một trong hai bên chết. Tuy nhiên, vì quan hệ giữa cha mẹ với con cái không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không, nên trong trường hợp này con vẫn có quyền được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế nếu như cha, mẹ chết.

    Cơ sở pháp lý tham khảo: Luật hôn nhân và gia đình 2014

     
    1583 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn levuban97dn@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591323   25/09/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 36 lần


    Hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật ?

    Cảm ơn bạn đã chia sẽ thông tin trên. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ kết hôn không tuân theo các trình tự, thủ tục do Luật hôn nhân và gia đình quy định hoặc kết hôn khi chưa đủ điều kiện kết hôn. Khi phát hiện hành vi kết hôn trái quy định của pháp luật, tùy theo từng trường hợp mà sẽ có các hướng giải quyết, xử lý khác nhau, trong đó có quy định về hủy việc kết hôn trái quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #591783   29/09/2022

    Hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật ?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. khi hủy việc kết hôn trái pháp luật thì hai bên phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng nhưng quyền và nghĩa vụ cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền và nghĩa vụ cha, mẹ, con khi ly hôn. đây là quy định hợp lý vì mối quan hệ cha me - con cái dụa trên huyết thống nên dù có kết hôn đúng luật hay trái luật thì cha me và con cái vẫn có quyền và nghĩa vụ với nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #592156   04/10/2022

    ngoclua1001
    ngoclua1001

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/08/2022
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 16 lần


    Hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật ?

    Cảm ơn những chia sẻ từ bạn. Với quy định trên có thể thấy pháp luật không thừa nhận những trường hợp kết hôn trái pháp luật. Theo đó vợ/chồng thuộc mối quan hệ vợ chồng trái pháp luật sẽ không có mối quan hệ về tài sản với nhau. Nếu trong trường hợp, hai bên có con chung thì người con này vẫn có quyền tài sản đối với cả hai người, trong đó có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #592969   30/10/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật ?

    Cảm ơn thông tin tác giả cung cấp. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

     
    Báo quản trị |  
  • #594582   29/11/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (433)
    Số điểm: 3290
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật ?

    Ngày nay, việc kết hôn trái pháp luật diễn ra ngày càng nhiều. Theo đó, các trường hợp kết hôn trái phép luật cũng dẫn đến việc hủy kết hôn trái pháp luật. Không những thế còn nhiều hệ lụy về việc hủy kết hôn trái pháp luật như thông tin mà tác giả đã nêu. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ bài viết hay và hữu ích nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #594623   29/11/2022

    Hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật ?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn! Hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài của Luật hôn nhân và gia đình đối với trường hợp nam nữ kết hôn nhưng không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn. Khi hủy việc kết hôn trái pháp luật phải dựa trên những căn cứ sau:

    - Độ tuổi kết hôn theo luật định
     
    - Sự tự nguyện trong việc kết hôn
     
    - Người mất năng lực hành vi dân sự nhưng vẫn kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; Những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau; Cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi; những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng mà lại kết hôn với nhau;
     
     
    Báo quản trị |  
  • #597707   29/01/2023

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 1922
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 21 lần


    Hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật ?

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Kết hôn trái pháp luật là việc nam nữ kết hôn không đúng quy định pháp luật hôn nhân gia đình. Nếu kết hôn trái pháp luật thì quan hệ hôn nhân này không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Về tài sản trong quan hệ này sẽ được xem như quan hệ dân sự thông thường, nếu có con thì sẽ được giải quyết quan hệ cha mẹ con theo quy định pháp luật về ly hôn.

     
    Báo quản trị |