@
#0072bc;">nguyenphong83 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP được ban hành để hướng dẫn Luật HN&GĐ năm 2000. Và tại thời điểm đó BLTTDS chưa ra đời nên thủ tục tố tụng được áp dụng là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
Tuy nhiên, sau khi BLTTDS được ban hành thay thế Pháp lệnh trên thì Viện kiểm sát không còn quyền phản đối sự thoả thuận của các đượng sự tại Toà án nữa, và các đương sự cũng chỉ còn quyền thay đổi ý kiến đã thoả thuận trong hạn 7 ngày chứ không còn là 15 ngày như trước. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 187 BLTTDS và mục 7 phần II Nghị quyết số
02/2006/NQ-HĐTP.
@
#0072bc;">VUHUNGMANH Theo quy định tại khoản 1 Điều 187 BLTTDS thì các đương sự chỉ được quyền thay đổi ý kiến về sự thoả thuận của mình trong thời hạn 7 ngày ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành.
Hết thời hạn trên mà không có ai thay đổi ý kiến thì Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (trong trường hợp bạn nêu thì nó là Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự).
Theo quy định tại Điều 188 BLTTDS thì quyết định này có hiệu lực ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp bạn nêu thì mặc dù vợ chồng không muốn ly hôn nữa, nhưng họ không thực hiện quyền thay đổi ý kiến trong thời hạn luật định và thông báo cho Toá án biết nên quyết định của Toà án đương nhiên phát sinh hiệu lực. Quan hệ hôn nhân của họ chấm dứt về mặt pháp lý. Nếu muốn tiếp tục chung sống với nhau và được pháp luật thừa nhận, họ phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn.
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 187 BLTTDS thì Toà án có nghĩa vụ phải gửi quyết định trên cho vợ chồng trong thời hạn năm ngày kể từ ngày ban hành. Vậy nên việc họ không đến Toà án để nhận quyết định không xảy ra hậu quả pháp lý gì.
Trân trọng!
Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 20/10/2010 05:34:26 PM
Tạo link
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!