Hậu quả của việc giám đốc thẩm bản án sơ thẩm là gì

Chủ đề   RSS   
  • #326256 02/06/2014

    Champs-Elysees

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/12/2013
    Tổng số bài viết (72)
    Số điểm: 940
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 11 lần


    Hậu quả của việc giám đốc thẩm bản án sơ thẩm là gì

    Kính chào các vị luật sư và các bạn,

    Thông thường một bản án sơ thẩm sẽ xét xử phúc thẩm (nếu có yêu cầu) trước khi giám đốc thẩm. Nhưng trong trường hợp một bên đề nghị giám đốc thẩm bản án sơ thẩm mà k cần đợi đen phiên phúc thẩm thì hậu quả pháp lý là sau quyết định giám đốc thẩm (chấp nhận hoặc k chấp nhận xét xử lại) thì có được phúc thẩm nữa k?

     
    9122 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #326310   03/06/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Bạn xem lại Luật tố tụng dân sự với tố tụng hình sự nhé!

    Điều 282. Tính chất của giám đốc thẩm

    Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

    Điều 283. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

    Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

    1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

    2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

    3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

    Điều 275. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm

    Hội đồng xét xử phúc thẩm có các quyền sau đây:

    1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm;

    2. Sửa bản án sơ thẩm;

    3. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án;

    4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

     

    Trong trường hợp thứ 3 thì xem như là giải quyết vụ án lại từ đầu và theo đúng trình tự sơ thẩm, phúc thẩm mới.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    Champs-Elysees (03/06/2014) oneclicklogin (05/06/2014)
  • #326660   05/06/2014

    TBinh1508
    TBinh1508

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2011
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 15 lần


    @champs-Elyees: 

    Chào bạn, tính chất của thủ tục giám đốc thẩm là xét lại những bản án đã có hiệu lực pháp luật

    Vì vậy, một bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mà có khiếu nại giám đốc thẩm thì sẽ được hướng dẫn bên khiếu nại giám đốc thẩm làm thủ tục kháng cáo để xét xử phúc thẩm trước.

    Sau khi xét xử phúc thẩm (bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay) nên nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của bản án phúc thẩm và cho rằng có vi phạm về tố tụng thì có thể làm đơn khiếu nại bản án phúc thẩm và/hoặc sơ thẩm yêu cầu xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

     
    Báo quản trị |