Hậu quả của việc đình chỉ vụ án

Chủ đề   RSS   
  • #510360 18/12/2018

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Hậu quả của việc đình chỉ vụ án

    Đình chỉ vụ án trong dân sự và hành chính gây ra những hậu quả nhất định, hôm nay mình sẽ khái quát một vài hậu quả về pháp lý cũng như đi qua về một vài hậu quả ngoài thực tế để mọi người tham khảo.

    I. Đình chỉ vụ án dân sự

    >>>Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

    Điều 218, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

    1. Về quyền yêu cầu giải quyết lại vụ án

    - Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Trừ một số trường hợp sau:

    + Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

    + Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;

    + Đã có đủ điều kiện khởi kiện

    2. Về án phí

    2.1. Sung vào công quỹ khi:

    + Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

    + Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

    + Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt

    2.2. Trả lại cho đương sự khi:

    + Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện

    + Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

    + Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

    Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    + Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;

    + Các trường hợp trả đơn khởi kiện mà Tòa án đã thụ lý

    3. Kháng cáo, kháng nghị quyết định đình chỉ

    Có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

    II. Đình chỉ vụ án Hành chính

    Điều 144, Luật Tố tụng Hành chính 2015

    1. Về quyền yêu cầu giải quyết lại vụ án

    Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án đó, nếu việc khởi kiện này không có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về người khởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp sau:

    - Lúc đình chỉ là người khởi kiện không có năng lực tố tụng hành chính đầy đủ, sau đó có đầy đủ thì có quyền yêu cầu giải quyết lại vụ án

    - Khi vụ án trước đó bị đình chỉnh vì một số điều kiện chưa đáp ứng đầy đủ nhưng sau đó người khởi kiện đáp ứng đầy đủ các điều kiện

    - Ban đầu người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại nhưng sau đó thay đổi sang thủ tục khởi kiện

    - Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan

    - Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút

    2. Về án phí

    Theo Điều 18, Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

    2.1. Sung vào công quỹ khi:

    + Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà không được thừa kế

    + Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

    + Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt

    2.2. Trả lại cho người đã nộp khi:

    + Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;

    + Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập;

    + Người khởi kiện không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu độc lập của họ;

    + Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu;

    + Thời hiệu khởi kiện đã hết;

    + Các trường hợp quy định về trả đơn kiện mà Tòa án đã thụ lý.

    3. Kháng cáo, kháng nghị quyết định đình chỉ

    Có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

    III. Hậu quả ngoài thực tế

    Có những bản án đang được thi hành nhưng bỗng dưng bị ngừng lại vì có quyết định đình chỉ vụ án. Việc này gây ra hệ quả không nhỏ cho cả nguyên đơn và bị đơn,

    Như một số trường hợp đình chỉ vụ án Dân sự: trong việc tranh chấp đất, bản án tuyên bị đơn phải giao miếng đất mình đang sinh sống cho nguyên đơn, sau 2 năm thi hành thì có quyết định hủy bản án. Lúc đó mảnh đất đã được nguyên đơn chuyển nhượng cho nhiều người khác. Vậy trong trường hợp này bị đơn biết phải làm sao để đòi lại miếng đất?

    Khi đưa ra quyết định đình chỉ vụ án, cơ quan chức năng đã không cân nhắc đến tình trạng thực hiện bản án đến đâu, phần bản án đã giải quyết ra sao, làm cho những người có quyền lợi liên quan trực tiếp gặp nhiều khó khăn.

    Cập nhật bởi nguyenducphong_123456 ngày 19/12/2018 08:00:17 SA
     
    8229 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận