Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống rửa tiền?

Chủ đề   RSS   
  • #609777 21/03/2024

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (435)
    Số điểm: 3330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống rửa tiền?

    Với hiện trạng tín dụng đen và các hành vi tinh vi khác nhằm rửa tiền với quy mô mang tầm quốc tế thì pháp luật quy định về hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống rửa tiền? Đồng thời Nhà nước thực hiện việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền bao lâu một lần?

    Các nội dung chính trong hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền sẽ như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 về hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền như sau:

    - Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, các bên cùng có lợi, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài.

    Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

    - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền với các nội dung sau đây:

    + Xác định, phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền;

    + Thực hiện tương trợ tư pháp;

    + Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;

    + Nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp tài chính và trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống rửa tiền;

    + Nội dung hợp tác khác về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, nội dung chính trong hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền sẽ được thực hiện như quy định đã nêu.

    Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền sẽ thực hiện trong bao lâu một lần?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 về việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền như sau:

    - Định kỳ 05 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá. Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền.

    Bên cạnh đó thì các Bộ, ngành có trách nhiệm sau đây:

    + Phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền trong nội bộ Bộ, ngành mình và đến các đối tượng báo cáo thuộc phạm vi quản lý, đồng thời có biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đã xác định;

    + Cập nhật rủi ro về rửa tiền dựa trên việc triển khai kế hoạch thực hiện sau đánh giá hoặc khi có rủi ro phát sinh thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở kết quả cập nhật rủi ro của các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền, kế hoạch thực hiện sau cập nhật.

    Như vậy, việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền sẽ thực hiện định kỳ 05 năm và sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện.

    Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống rửa tiền?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền như sau

    - Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.

    - Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.

    - Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.

    - Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    - Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

    - Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.

    Như vậy, các hành vi trên đều vi phạm và thuộc hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống rửa tiền.

     
     
    27 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận