Hành vi mua bán nội tạng nội tạng người có thể bị xử lý như thế nào

Chủ đề   RSS   
  • #444945 07/01/2017

    Hành vi mua bán nội tạng nội tạng người có thể bị xử lý như thế nào

    Hành vi mua bán thận là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, và vô cùng trái đạo đức vì vậy pháp luật Việt Nam đã nghiêm cấm tuyệt đối về hành vi trên. Vậy pháp Lluật Việt nam đã quy định cụ thể như thế nào. Và mình xin chia sẽ những điều pháp luật quy định cụ thể nhé.

     Tai khoản 8 Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Luật số 75/2006/QH11) có ghi rõ: Nghiêm cấm các hành vi: Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. Các hành vi vi phạm pháp 

    Về hành vi kinh doanh trái phép nội tạng là hành vi pháp luật cấm và không cấp phép kinh doanh và căn cứ theo Điều 159 Bộ Luật Hình Sự 1999 thì có thể bị phạt tới 2 năm.

    Còn đối với hành vi mua bán người thì căn cứ vào k2d Điều 119 BLHS 1999 thì có thể bị phạt tù từ 5 đến 20 năm.

    Bạn nào có ý kiến khác cùng nhau thảo luận với nhau ạ.

     
    16220 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #446896   19/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Chào bạn. Đối với vấn đề bạn đưa ra mình có một số ý kiến sau:

    Mình đồng ý với bạn hiện nay hành vi mua bán nội tạng nói chung đều là hành gây nguy hiểm cho xã hội, và vô cùng trái đạo đức, bởi thực tế có có cầu thì ắt có cung nên ngoài thận có thể cả tim, gan,…đều có thể trở thành đối tượng để mua bán.

    Mặc dù, theo khoản 8 Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Luật số 75/2006/QH11) có ghi rõ: Nghiêm cấm các hành vi: Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, nguyên tắc pháp chế trong Luật hình sự được bắt nguồn từ nguyên tắc: “có luật, có tội; không có luật, không có tội”. Theo quy định điều 12 BLHS thì “ Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật”.

    Vậy không có luật lấy căn cứ ở đâu để xử trong khi loại tội phạm ngày càng tinh vi và phổ biến. Ví dụ nếu xét quy định tại Khoản 5 Điều 1 Luật hình sự sửa đổi 2009 thì hành vi mua bán người là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác để trao đổi người (từ đủ 16 tuổi trở lên) như một loại hàng hóa, nhưng nếu không diễn ra việc mua bán trao đổi người để lấy nội tạng mà nạn nhân chỉ bị đánh thuốc mê rồi bị lấy mất nội tạng thì trong trường hợp này không thỏa mãn cấu thành của tội mua bán người, trên thực tế có nhiều trườn hợp hành vi mua bán nội tạng không gắn liền với mua bán người nhưng nếu xét chỉ có thể xử tội gây tổn hại cho sức khỏe người khác với hình phạt chưa tương xứng với tính chất nguy hiểm của hành vi này. Hiện nay, tại Điều 154 Bộ luật hình sự 2015 có quy định tội mua bán, chiếm đọa mô bộ phận cơ thể người nhưng vẫn chưa có hiệu lực thi hành và phải chờ.  

    Nếu xử theo tội kinh doanh trái phép không có cơ sở bởi

    Phải đảm bảo yếu tố là có hành vi kinh doanh đã xảy ra trên thực tế và có một trong ba yếu tố:

    (1) Có hành vi kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh (không làm thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước hoặc có làm thủ tục  nhưng không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn thực hiện việc kinh doanh).

    (2) Có hành vi kinh doanh, có đăng ký kinh doanh nhưng không đúng với nội dung đã đăng ký. (Ví dụ đăng ký kinh doanh về điện tử nhưng lại kinh doanh thêm cả về thiết bị máy cày, máy nổ).

    (3) Có hành vi kinh doanh, có đăng ký kinh doanh đúng với nội dung đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng không có Giấy phép riêng – giấy phép riêng ở đây hiểu là "giấy phép con" như nhiều khách hàng của chúng tôi vẫn gọi. Ví dụ giấy phép kinh doanh rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm v.v…

    Hành vi mua bán nội tạng không thuộc yếu tố cấu thành của tội kinh doanh trái phép nêu trên.  

     Ngoài ra, hành vi môi giới, tạo điều kiện cho các bên mua bán nội tạng cũng chưa được hình sự hóa nên chưa có căn cứ để xử lý và Bộ luật hình sự 2015 cũng không quy định về tội danh này.

    Mong nhận được góp ý từ mọi người.

     

    Cập nhật bởi tranglaw049 ngày 19/02/2017 12:23:19 CH viết
     
    Báo quản trị |  
  • #447360   21/02/2017

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Theo khoản 8 điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Luật số 75/2006/QH11): Nghiêm cấm các hành vi: Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. Đây là một hoạt động vi phạm pháp luật nhưng việc xử lý lại khá khó khăn do chưa có văn bản hướng dẫn. Chính sự thiếu hụt các văn bản hướng dẫn những chế tài của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng đã gây bối rối cho các cơ quan bảo vệ pháp luật.  Việc dùng các thủ đoạn để móc nối giữa những người muốn bán một bộ phận cơ thể của mình với người mua hoàn toàn không khác gì hành vi khách quan của tội Mua bán người

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #447444   22/02/2017

    HuynhVanLam610
    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    Hành vi mua bán nội tang người hiện nay theo BLHS 2015 đã bổ sung thêm tội tại Điều 157. Tuy nhiên nếu mục đích ban đầu của người phạm tội là muốn giết người lấy nội tạng thì sẽ cấu thành tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng là nhằm chiếm đoạt nộitạng người khác

     
    Báo quản trị |