Hành vi giao cấu với trẻ em

Chủ đề   RSS   
  • #357362 18/11/2014

    Hành vi giao cấu với trẻ em

    Khoảng tháng 5/2010, Chị P có nhận cháu họ là T( 12 tuổi tròn) về ở cùng gia đình để trông giữ con cho chị P và dọn dẹp nhà cửa. Gia đình chị P sẽ nuôi cháu ăn học, không tính tiền công.

    Khoảng từ cuối tháng 5/2010, H( chồng chị P) đã dụ dỗ cho cháu T tiền và cháu T dồng ý thực hiện hành vi giao cấu lần thứ nhất. Đến đầu tháng 8/2012 anh H lại tiếp tục dụ dỗ cháu T, T đồng ý cùng thực hiện hành vi giao cấu lần thứ 2. Đến tháng 8/2013 chị P vắng nhà, H ở nhà uống rượu và đòi giao cấu với T, T từ chối, H dọa đuổi T ra khỏi nhà. Cháu T sợ mình không có chỗ ở và không có việc làm, gia đình ở quê bố mẹ cũng rất khó khăn nên đã đồng ý cho H giao cấu với cam kết của H đây là lần cuối cùng. 

    Đến tháng 12/2013, H lại đòi giao cấu với T, T từ chối, H ôm T đề vật lên giường, làm rách áo của T, T chống cự hô hoán, rất may có ông K hàng xóm sang cứu giúp

    Toàn bộ quá trình trên được cơ quan Điều tra chứng minh đầy đủ

    Hỏi:

    1. Hãy định tội danh và xác định khung hình phạt đối với hành vi của H

    2. Giả sử trước 5/2010 H đang có tiền án về tội cướp giật tài sản mà H có hành vi giao cấu với cháu T vào tháng 5/2010 thì H bị coi là trường hợp phạm tội có tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao?

    3. Giải sử nếu gia đình ông M ( bố cháu T) được T cho biết toàn bộ quá trình hành vi diễn ra của H từ năm 2010 đến năm 3013 nên đã đến đàm phán với H và yêu cầu " bồi thường" danh dự cho T với số tiền 100 triệu đồng, nếu không sẽ tố vào với cơ quan Công An. H sợ ông M tố cáo hành vi vi phạm của mình nên đã giao cho ông M số tiền 100 triệu đồng. Hành vi của ông M có là tội phạm không? Nếu có thì là tội danh gì? Tại sao?

     
    5598 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #442638   25/11/2016

    NinhHaiThanh
    NinhHaiThanh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn!

    Dựa theo thông tin bạn đã cung cấp, tôi xin có một số ý kiến sau:

    1.  Về định tội danh và xác định khung hình phạt

    H đã nhiều lần thực hiện hành vi giao cấu với cháu P (tròn 12 tuổi). Vì cháu P dưới 12 tuổi nên hành vi giao cấu của H với P dù có được P đồng ý hay  không đi nữa, P vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội Hiếp dâm trẻ em.

    “Điều 112 luật hình sự năm 1999 quy định Tội hiếp dâm trẻ em được quy định:

    1.  Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

     

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a)  Có tính chất loạn luân;

    b)  Làm nạn nhân có thai;

    c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: 

    a)  Có tổ chức;

    b) Nhiều người hiếp một người;

    c) Phạm tội nhiều lần;

    d) Đối  với nhiều người;

    đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật  từ 61%trở lên;

    e) Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;

    g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

    4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Như vậy, H có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội Hiếp dâm trẻ em theo  khoản 4, điều 112 Bộ luật Hình sự do nạn nhân là cháu P chưa đủ 13 tuổi. H có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình tùy vào mức độ và một số tình tiết cụ thể khác của vụ án. Do tình huống bạn đưa ra dữ kiện không đầy đủ nên chưa thể xác định chắc chắn khung hình phạt cụ thể.

    2. H có tái phạm hay tái phạm nguy hiểm hay không?

    “Điều 49, Bộ luật Hình sự 1999 quy định về Tái phạm, tái phạm nguy hiểm:

    1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

    2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

    a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

    b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.”

    Do bạn không nói rõ là ông H đã được xóa án tích về tội Cướp giật tài sản hay chưa nên sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:

    Trường hợp thứ nhất:  Nếu ông H đã được xóa án tích về tội Cướp giật tài sản, thì ông H không bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm

    Trường hợp thứ hai: Nếu ông H chưa được xóa án tích về tội Cướp giật tài sản. Bạn không nói rõ ông H đã bị truy tố về tội Cướp giật tài sản theo điều khoản nào, mức án cụ thể đã nhận được ra sao nên trường hợp này tôi sẽ chia thành 2 trường hợp nhỏ như sau:

    -          Nếu án phạt của ông H nhận được về tội Cướp giật tài sản là thuộc mức tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì ông H đã tái phạm nguy hiểm. Vì theo khung hình phạt thì tội hiếp dâm trẻ em là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    -          Nếu án phạt của ông H nhận được về tội Cướp giật tài sản không thuộc mức tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì ông H không thuộc tình tiết tái phạm nguy hiểm mà chỉ là tái phạm. 

    3. Về tội danh của ông M

    - Ông M là bố của cháu Pbiết rõ con gái mình bị H dụ dỗ, cưỡng ép giao cấu nhiều lần mà cố ý không tố giác H. Do đó, ông M có thể bị truy tố về tội Không tố giác tội phạm.

    Điều 314, Bộ Luật Hình sự  1999 quy định về tội không tố giác tội phạm:

    Điều 314.Tội không tố giác tội phạm 

    1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    […]

    3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.”

    - Ông M đã yêu cầu H “bồi thường danh dự cho cháu P” với số tiền 100 triệu đồng nếu không sẽ tố cáo H với cơ quan công an. Do sợ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, H đã giao số tiền 100 triệu đồng cho ông M.  Như vậy, ông M đã có hành vi uy hiếp tinh thần đối với H khi đe doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của H ra cơ quan công an, yêu cầu H phải  “bồi thường danh dự” cho con gái, qua đó đã khiến H phải đưa ra số tiền 100 triệu đồng. Do đó, ông M đã đủ yếu tố cấu thành tội Cưỡng đoạt tài sản.

    Điều 135 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về tội Cưỡng đoạt tài sản như sau:

     

    "1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

     a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

    Do dữ kiện bạn đưa ra không đầy đủ nên tôi chỉ có một số góp ý như trên đối với tình huống của bạn. Nếu còn thắc mắc bạn có thể phản hồi hoặc liên hệ với luật sư để được giải đáp cụ thể hơn.

    Ninh Thị Hải Thanh| CÔNG TY TNHH LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 3.2899.888 - E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1- Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |