Hành vi cướp giật

Chủ đề   RSS   
  • #191386 05/06/2012

    rubycoolz

    Female
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hành vi cướp giật

    A năm nay 22 tuổi chưa có tiền án. Ngày 22/10/2010 A đã dùng xe máy thực hiện hành vi cướp giật túi xách của chị B khi đang đường. Ngay sau đó chị B lên công an trình báo và A bị bắt ngay sau đó. Xác định được khi thực hiện hành vi phạm tội tinh thần A hoàn toàn bình thường. Tổng tài sản thiệt hại của chị B la 450 ngàn đồng. Hành vi của A là vi phạm gì? Luật sư giải đáp giúp tình huống này xin cảm ơn!
     
    5326 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #191391   05/06/2012

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Theo quy định Luật hình sự thì:

    Điều 136.  Tội cướp giật tài sản

    1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu  thoát;

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương  tật từ 11% đến 30%;

    g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm  chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

    Theo bạn mô tả thì A sẽ bị truy tố về tội Cướp giật tài sản theo điều 136 khoản 3 điểm b bị phạt tù giam từ bảy năm đến 15 năm.

    Tuy nhiên nếu A có tình tiết giảm nhẹ hình phạt như phạm tội lần đầu thật thà khai báo và khắc phục thiệt hại cho người bị hại thì tòa sẽ xem xét giảm mức hình phạt trong khung đã nêu ở trên.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #191617   05/06/2012

    ngoisaobenho
    ngoisaobenho

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    em chào luật sư !Luật sư giúp em giải quyết vấn đề này với ah !

    A,B,C,D là những người k nghề nghiệp đều đã thành niên. Ngày 15/5/2011 A rủ B, C, D cùng tham gia cướp bằng xe gắn máy để lấy tiền tiêu xài. A phân công:
    A là lái xe, B ngồi sau giật tài sản. C và D có nhiệm vụ ngăn cản sự truy đuổi của người bị hại hoặc là người đi đường.
    Theo kế hoạch trên cả bọn đã 3 lần giật được tài sản trị giá là 100 triệu đồng.
    1) Đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án này?
    2) Hành vi của A, B, C , D có phải là hành vi liên tục hay k? vì sao?
    3) vai trò của từng người trong vụ án?

            Mong luật sư giúp em ah !!em chân thành cảm ơn !

                      
     
    Báo quản trị |  
  • #191699   06/06/2012

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Theo tình tiết bạn mô tả A là người tổ chức, rũ rê lôi kéo BCD cùng tham gia cướp giật vậy A là kẻ chủ mưu, tổ chức phân công thực hiện hành vi phạm tội.
    B, C, D là kẻ giúp sức vừa là người thực hiện hành vi phạm tội.

    1. Đối tượng hành vi phạm tội là tài sản trị giá 100 triệu đồng mà các bị can cướp giật.
    2. Hành vi của A, B, C, D là liên tục và hoàn tất không có bị can nào bỏ dỡ không thực hiện hành vi phạm tội đến cùng.
    3. Vai trò từng bị can như đã nêu ở trên.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #191646   05/06/2012

    kinhvietdung
    kinhvietdung

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


          #ffff00;"> "#ff0000;">Tổng tài sản thiệt hại của chị B la 450 ngàn đồng" Thì không thể nào phạm tôi ở Khoản 3 Điều 136 được thưa Luật sư! Theo em thì với tình huống trên thì phạm tội ở Khoản 1 Điều 136 là hợp lý.
          


      

    Cuộc sống của chúng ta là cố gắng và lao động.

    Sự nghĩ ngơi hoàn toàn chỉ chờ chúng ta ở trong những nấm mồ !

     
    Báo quản trị |  
  • #191696   06/06/2012

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Bạn ghi không rõ nên tôi nghĩ tài sản chiếm đoạt là 450trieu đồng. Vậy cho đính chinh lại là có thể bị truy tố theo khoản 1 điều 136 Bộ luật hình sự nhe bạn!

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Nguyễn Trường Hồ