Hạn dùng của thuốc chữa bệnh.

Chủ đề   RSS   
  • #113594 26/06/2011

    Hạn dùng của thuốc chữa bệnh.

    Xin luật sư cho biết: Hạn dùng của thuốc chữa bệnh hiểu như thế nào cho đúng ? Ví dụ HD: 06/2011 có nghĩa là thuốc được sử dụng đến hết ngày 31/5/2011, sang ngày 01/6/2011 là không được sử dụng nữa HAY thuốc được sử dụng đến hết ngày 30/6/2011, sang ngày 01/7/2011 là không được sử dụng nữa ? (Tương tự ví dụ HD: 15/6/2011 hỏi trong ngày 15/6 có được sử dụng không). Xin luật sư cho biết căn cứ văn bản. Cảm ơn luật sư !
    Cập nhật bởi Nghiatk ngày 26/06/2011 06:15:32 CH
     
    23408 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #113768   27/06/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3504
    Được cảm ơn 5365 lần


    Theo Thông tư 04/2008/TT-BYT

    #00b050;">n) Hạn dùng của thuốc là mốc thời gian được ấn định cho một lô thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng.

    Như vậy đối với các ví dụ của bạn

    HD: 06/2011 có nghĩa là thuốc được sử dụng đến hết ngày 30/6/2011, sang ngày 01/7/2011 là không được sử dụng nữa

    HD: 15/6/2011 có nghĩa là được phép dùng thuốc đến 24h đêm ngày 15/06/2011
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Nghiatk (28/06/2011) HaiVy88 (29/06/2011)
  • #114115   28/06/2011

    Mình có quan điểm như bạn và nhiều đồng nghiệp của mình (kể cả chức danh thanh tra) đều có quan điểm vậy. Tuy nhiên có một công văn trả lời của Sở y tế TP Hồ Chí Minh (không phải Bộ y tế đâu nghe) về vấn đề đó như sau (mình đính file kèm). Luật sư ntdieu có thể bàn thêm về vấn đề này ? Nếu người soạn thảo công văn này mà có sự "nhầm lẫn" thì rất lãng phí một lượng thuốc rất lớn trong thực tế (đáng lẽ đang được dùng nhưng phải dừng lại để rồi hủy) hoặc ai đang cho sử dụng thì khi có người biết và tố cáo (dựa vào công văn này) thì pháp luật xử lý ra sao ? Người cho sử dụng thuốc này bị hay người soạn thảo công văn này bị truy tố trước pháp luật ? Cảm ơn luật sư ! (Xin lỗi mình không copy được, công văn số 3905/SYT-QLD, ngày 23 tháng 7 năm 2010 của SYT TP Hồ Chí Minh V/v thông tin về hạn dùng của thuốc)
    Cập nhật bởi Nghiatk ngày 28/06/2011 10:21:03 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #114129   28/06/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Chào #0072bc; font-size: 13px;">Nghiatk,

        Tôi tham khảo qua Công văn số 3905/SYT-QLD, ngày 23 tháng 7 năm 2010 của SYT TP.HXM V/v thông tin về hạn dùng của thuốc và có một số ý kiến như sau:

        - Mục 1 công văn trên có dẫn chiếu một đoạn Thông tư 09/2010/TT-BYT ngày 28/4/2010, có nội dung về hạn dùng thuốc giống như LS #33cccc;">ntdieu đã giải thích ở bài tư vấn trước.

        - Mục 2 công văn trên có dẫn chiếu Thông tư 04/2008/TT-BYT ngày 12/5/2008 nhưng chỉ đề cập cách ghi hạn dùng thuốc. Còn #33cccc;">ntdieu đã giải thích đúng tinh thần của quy định.

        - Mục 3 công văn trên dẫn chiếu Dược thư quốc gia Việt Nam 2009 thì giải thích rất rõ ràng và chi tiết hạn dùng thuốc, nhưng lại khác hoàn toàn với Thông tư 09/2010/TT-BYT và Thông tư 04/2008/TT-BYT.

        Từ đó, tôi có các nhận định sau:

        1. Nội dung về hạn dùng thuốc của 2 Thông tư do BYT ban hành và Dược thư quốc gia Việt Nam 2009 là mâu thuẫn nhau (bạn tìm đọc Dược thư quốc gia Việt Nam 2009 để xác định chính xác điều này).

        2. Các bệnh viện, cơ sở y tế ở TP.HCM áp dụng theo văn bản nào Thông tư, Dược thư quốc gia Việt Nam 2009 hay Công văn 3905/SYT-QLD. Cái này phải có công văn hướng dẫn chính thức của cơ quan chủ quản ngành cao nhất, là BYT. Vấn đề này tuy nhỏ nhưng rất nghiêm trọng.

        3. Một số dược phẩm nhập khẩu từ nước ngoài ghi rất kỹ: #00b050;">Best use before: dd-mm-yyyy (tạm dịch: "Tốt nhất dùng trước ngày: ......"). Số còn lại chỉ ghi: #00b050;">Expiry date: dd-mm-yyyy hoặc mm-yy (tạm dịch: "Hạn dùng: ......") sẽ gây khó xử do các quy định khác nhau như đã đề cập.

        Vài dòng trao đổi.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    Nghiatk (28/06/2011)
  • #114133   28/06/2011

    Cảm ơn luật sư Maiphuong5 đã làm sáng tỏ nhiều điều, theo mình nghĩ nên theo thông tư của Bộ y tế vì đó là nơi chủ quản soạn thảo ra quy định về vấn đề này, còn Dược thư quốc gia, công văn của Sở y tế TP Hồ Chí Minh là những tổ chức, cơ sở thực hiện, triển khai thực hiện những thông tư đó. Thiết nghĩ Sở y tế TP Hồ Chí Minh cần có công văn chỉnh sửa ngay, không thì nguy to cho một thị trường sầm uất thuốc tây, một lượng người khổng lồ dùng thuốc !
     
    Báo quản trị |  
  • #114135   29/06/2011

    HaiVy88
    HaiVy88
    Top 500
    Female
    Mầm

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2009
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 39 lần


    Nếu có ghi rõ trên hộp thuốc HD thì giải thích của bạn ntdieu là hoàn toàn đúng. Nhưng HD của thuốc tây còn tuỳ vào sự bảo quản của thuốc nữa như phải để trong tủ lạnh, không được hơn 25C° và có khi nếu chưa mở ra dùng thì có thể theo HD thì còn hạn nhưng đã mở ra rồi, thường là thuốc nhỏ mắt chỉ được dùng trong 6 tuần thôi, qua thời hạn này thì không nên dùng nữa. Nếu những điều đó không được bảo đảm thì HD của thuốc sẽ bị giới hạn hoặc không còn hiệu nghiệm nữa.

    Mình thấy ở quê mình khi đau đầu, cảm cúm ra tiệm thuốc tây mua thì thuốc được cho vào một bịt ni long, mỗi bịt 6-7 viên thuốc uống cho một lần, người bệnh chả biết được các thứ thuốc đó còn HD hay không nữa. Trụ sinh là một loại thuốc rất quan trọng vậy mà ở VN thì mua không cần toa của bác sỹ. Các bác sỹ và dược sỹ không hề giải thích cho người bệnh biết các lọại thuốc có tác dụng thế nào phải dùng thế nào. Chỉ đưa một bịt Cocktail bảo về uống đi, mình mong rằng BYT Việt Nam nên quan tâm kiểm tra các nhà bán thuốc tây để bảo vệ cho người bệnh.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HaiVy88 vì bài viết hữu ích
    Nghiatk (30/06/2011)
  • #114254   29/06/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Chào mọi người,

        Tôi cũng nghĩ, áp dụng theo các Thông tư như bạn #0072bc; font-size: 13px;">Nghiatk nói là hợp lý vì đó là VBQPPL. Sao SYT TP.HCM dẫn chiếu Thông tư 09/2010/TT-BYT ngày 28/4/2010 như vậy, lại kết luận khác đi (áp dụng theo Dược thư quốc gia). Vậy là SYT TP.HCM coi trọng Dược thư quốc gia hơn.

        Sẵn nói về cách sử dụng thuốc của người VN, đây tôi xin nêu một số quan điểm để các bạn tham khảo:

        1. Đối với người dân: Đại đa số người VN có thói quen dùng thuốc sai lầm (không phải chỉ ở quê mà ngay cả ở các thành phố) vì: 

            i) không chú trọng đến sức khỏe đúng mực; 

            ii) có thói quen không tốt:

            - Ra nhà thuốc mua thuốc mà không đến bác sĩ tư khám hay đến bệnh viện). Trong khi đó, trên 90% nhà thuốc không có dược sĩ đứng bán thuốc, mà kể cả dược sĩ cũng không có chức năng khám và điều trị như một bác sĩ; 

            - Chờ bệnh chuyển sang nặng mới đến bệnh viện;

            iii) không có kiến thức cơ bản về bảo quản và sử dụng thuốc, ví dụ như:

            - Thuốc kháng sinh phải dùng tối thiểu 5 ngày;,
            - Bảo quản một số thuốc ở trong nhà phải đúng chế độ bảo quản;

            - Không được tự ý sử dụng một số thuốc đặc trị hay phối hợp thuốc vì có thể có tương tác thuốc gây nguy hại đến sức khỏe;

            - Không được sử dụng thuốc bừa bãi.

        2. Đối với các phòng khám ngoại trú bệnh viện, phòng khám tư: cho bệnh nhân dùng kháng sinh theo kinh nghiệm điều trị, thay vì lẽ ra phải làm "kháng sinh đồ" để tìm ra loại kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn (cái này do điều kiện cơ sở vật chất thực tế, thiết bị y tế ở VN còn kém), ...

        3. Đối với nhà thuốc: bán thuốc và kê toa vô tội vạ, ai cũng có thể làm bác sĩ, thay bác sĩ kê toa thuốc theo đơn.

        Vài dòng trao đổi ngoài chuyên môn luật.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    Nghiatk (30/06/2011)
  • #114793   30/06/2011

    Cảm ơn bạn, cho mình hiểu thêm trong thực tế !
     
    Báo quản trị |