Câu hỏi của Độc Giả:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến công ty Luật Newvision. Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm của mình tư vấn cho bạn như sau:
Tôi và chồng tôi đã ly hôn được 2 năm, hiện nay con tôi đã được 7 tuổi và tôi là người trực tiếp nuôi dưỡng. Hôm trước chồng tôi lấy lý do ở nhà có đám cưới nhà họ hàng nên đưa con tôi về 3 hôm, tôi cũng để chồng tôi đưa con về nhưng hết 3 ngày tôi không thấy chồng tôi đưa con về tôi mới gọi điện thì không liên lạc được tôi gọi cho mẹ chồng thì bà bảo là bây giờ con tôi sẽ để bên đó nuôi. Bây giờ tôi phải làm sao, và từ lần sau tôi không cho chồng tôi sang thăm con nữa có được không?
Trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến cho Luật Sư. Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn về quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con khi ly hôn như sau:
Sau khi vợ chồng chị ly hôn, việc chồng chị thăm nom con chị hoàn toàn là hợp pháp, nhưng việc chồng chị đưa cháu về quê một thời gian chị có về đón nhưng chồng chị không cho điều này là trái với quy định của pháp luật, cụ thể:
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Vì vậy bạn có thể nói chuyện lại với gia đình nhà chồng bạn, nếu chồng bạn vẫn cố tình không để bạn nuôi con thì bạn có thể yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng bạn trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 85. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này”.
Trân trọng!