Gương sáng giữa đời thường!

Chủ đề   RSS   
  • #147515 14/11/2011

    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Gương sáng giữa đời thường!

     

    Chào các bạn,
        Hàng ngày, chúng ta đọc báo, lướt web, xem tivi. Và ngày nào, chúng ta cũng thấy đầy rẫy những thông tin về giết người, cướp của, hiếp dâm, tham nhũng, cảnh sát giao thông nhận mãi lộ, kiểm lâm làm luật, doanh nghiệp thì bất chấp sức khỏe, tính mạng của người khác mà sử dụng các chất bị cấm dùng cho thực phẩm...
    Không biết những người khác thì sao, còn tôi, tôi đã chán ngấy các tin tức ấy rồi.
        Quả thật, tôi thấy thèm được nghe, được biết, được kể về những tấm gương sáng giữa đời thường. Tôi muốn biết, muốn nghe xem quanh chúng ta, có còn ai vì lương tâm và ý thức tuân thủ pháp luật của mình mà sẵn sàng từ chối những đồng tiền bẩn thỉu, sẵn sàng đương đầu với cấp trên, cấp dưới để giữ mình trong sạch và chấp nhận cuộc sống không lấy gì làm thoải mái với những đồng lương đạm bạc hay không? 
        Trong cuộc sống, cái thiện và cái ác, cái xấu và cái tốt luôn tồn tại song hành. Thực trạng cái xấu đã đầy rẫy ra trong xã hội, cho nên chúng ta cần phải làm điều gì đó để tôn vinh cái thiện, cái tốt, nhằm tạo ra những hiệu ứng tích cực, để con người ta nhìn vào có thể thấy, có thể so sánh, có thể tự định hướng cho mình nên lựa chọn phía nào. Nếu không nhìn, không biết, không nghe cái tốt, cái thiện người ta sẽ nghĩ rằng cả xã hội này ai cũng đang đi về phía cái ác, cái xấu. Vậy nên cái ác ngày càng gia tăng là điều không tránh khỏi.
        Tôi mở ra chuyên mục này để bất kỳ ai trong chúng ta, nếu biết, nếu chứng kiến những con người tốt, có ý thức pháp luật tốt dù là nhỏ nhất, chúng ta cũng nên viết ra đây để mọi người cùng cổ vũ, cùng khen ngợi người đó, hành động đó. Tôi cũng có hi vọng nhỏ nhoi rằng chuyên mục này sẽ tạo ra một hiệu ứng tích cực đối với mọi thành viên của diễn đàn cũng như những người khác, thấy cái tốt, cái thiện, thấy người khác tuân thủ pháp luật mà phải nghiêng mình kính nể, phải ngưỡng mộ và cố gắng sửa mình theo đó.
        Hi vọng một ngày nào đó, cái ác, cái xấu sẽ bị đẩy lùi, tìm người vi phạm pháp luật sẽ như mò kim đáy bể. Còn người tốt, người có ý thức pháp luật cao thì gặp ở mọi nơi, mọi lúc...    

    CV

     
    20882 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #147517   15/11/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào các bạn,
        Có lẽ tôi sẽ bắt đầu chuyên mục này bằng một câu chuyện về một cô gái chỉ tình cờ gặp.
         Đó là một cô gái xuất thân từ một huyện nghèo ở Bình Định. Đó là một cô gáo mái tóc cắt ngắn thật cá tính. Cô bé đang học năm thứ 3 ngành Quản trị kinh doanh của một trường cao đẳng ở thành phố Hồ Chí Minh. Sự chân thật của em khiến tôi không bao giờ nghi ngờ rằng câu chuyện em kể là không có thật.
        Em kể: Có một hồi ở Sài gòn, trong túi em đã cạn nhẵn tiền từ hôm trước, đói vì chẳng còn đủ tiền để mua nổi đĩa cơm sài gòn. Em đang định mang xe đi cầm đỡ lấy tiền ăn thì tự nhiên ra đường gặp cái ví của người nào đó đánh rơi, trong ví có cả gần chục triệu cộng với nhiều giấy tờ cá nhân khác. Trên các loại giấy tờ đó có tên và cả số điện thoại của chủ nhân của nó. Mặc dù túi đã cạn tiền, thấy tiền nghĩ cũng ham, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy mình lấy thế không được nên chỉ lấy đúng 20 nghìn trong ví đổ xăng, rồi gọi điện cho chủ nhân của cái ví thông báo tình hình và kêu đến nhận. Chủ nhân chiếc ví khi nghe em gọi mừng hú vía, cám ơn rối rít, ba chân bốn cẳng đến nhận tiền, mời em được đúng một bữa cơm. Tôi hỏi: sao lúc đó em không giữ luôn số tiền đó? Em bảo đúng là số tiền đó đủ em xài vài tháng ở Sg nhưng em không làm thế được. Sau khi trả lại tiền nhiều lúc thiếu thốn em cũng nghĩ sao mình không giữ lấy số tiền đó, nhưng rồi em thấy mình làm thế là đúng nên cũng chẳng suy nghĩ gì nhiều.
        Câu chuyện của em chỉ giản dị như vậy nhưng lại để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đứng trước những điều như vậy, em cũng băn khoăn mình có nên giữ lấy hay không, thậm chí sau khi trả rồi đôi khi em cũng hối hận sao mình không giữ lại. Đó là suy nghĩ, tình cảm rất đời thường. Nhưng sự lựa chọn của em đáng để người ta phải khen ngợi, vì ngay trong hoàn cảnh đó, mà em vẫn trả lại được khoản tiền đó cho người mất thì em đúng là người tốt, một người tốt rất đời thường.
        

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #147708   15/11/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần



    Hiệp sĩ từ chối 90 triệu tiền hối lộ từ tội phạm! Các anh ấy rất đáng nhận được lời khen ngợi, tán dương và động viên của tất cả chúng ta.

    Nguồn:
    http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/01/3ba252aa/





    Hiệp sĩ từ chối 90 triệu đồng tiền hối lộ

    Bị chặn lại kiểm tra, hai thanh niên phóng xe bỏ chạy nhưng các hiệp sĩ đã ra tay tóm gọn. Trên đường áp giải nghi phạm về cơ quan điều tra, chúng đòi ‘lót tay’ các hiệp sĩ 90 triệu đồng, nhưng các anh từ chối và lập biên bản.

    Rạng sáng 8/1, hiệp sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Lương Văn Hóa cùng Đội dân quân ấp Phú Nghị và Đội Phòng chống tội phạm xã Hòa Lợi (huyện Bến Cát, Bình Dương) tổ chức tuần tra tại khu vực ấp Phú Nghị thì phát hiện 2 thanh niên chạy xe máy có biểu hiện khả nghi. Tổ tuần tra đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra nhưng chúng tăng ga bỏ chạy.

    Ngay lập tức, các hiệp sĩ lao theo truy đuổi và khống chế được nghi phạm sau hơn 3 km. Trên đường áp giải nghi phạm về trụ sở công an, một tên giở trò “lót tay” toàn bộ số tiền 90 triệu đồng mang theo trong người để đổi lấy “tự do”. Tuy nhiên, hành vi hối lộ này đã bị các hiệp sĩ lập biên bản bàn giao Công an xã Hòa Lợi thụ lý.

    Tại cơ quan điều tra, bước đầu nghi can khai tên Nguyễn Minh Tuấn (21 tuổi, ngụ TP Buôn Mê Thuột) và Nguyễn Văn Phúc (20 tuổi, quê Nghệ An). Tối 7/1, Tuấn được bà dì Huỳnh Thị Thanh Tuyết nhờ đem số tiền 90 triệu đồng đi trả tiền hàng cho khách tại TP Buôn Mê Thuột (chỉ cách nhà 10 phút). Thấy số tiền khá lớn, Tuấn đã gọi thêm Phúc ôm bọc tiền chạy thẳng về TP HCM định tổ chức ăn chơi. Nhưng trên đường đi ngang Bình Dương, chúng đã chạm mặt lực lượng tuần tra. “Có tật giật mình”, Phúc tăng tốc bỏ chạy nhưng không thoát.

    Kiều Trinh - Trí Tâm

    Cám ơn các anh đã góp thêm một việc tốt cho đời!

    CV

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (15/11/2011) ldoan (08/01/2012)
  • #147966   16/11/2011

    luatQuynhnhu
    luatQuynhnhu
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (759)
    Số điểm: 8837
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 585 lần


    Rất hay chủ thớt à!
     Đúng là lâu nay  xã hội chúng ta mải chạy theo rất nhiều giá trị mà quên đi giá trị cao nhất của con người đó là giá trị" nhân bản"
     hiện tượng ai đó làm việc tốt giờ đây hay bị ngờ vực vì xã hội nghi ngờ giá trị đó có còn có trong giai đoạn này không.
     Những việc tốt như chủ Thớt nêu trên đã qua kiểm chứng!
     QUÁ TUYỆT VỜI, CHÂN LÝ VẪN SỐNG TRONG MỖI CHÚNG TA!
     hãy làm cuộc sống tốt đẹp hơn, ít ra cho lòng mình thanh thản!
      trân trọng!
     Luật sư: Phạm Tiến Quyển

    CÔNG TY LUẬT QUỲNH NHƯ : SỐ 62 NGUYỄN GIA THIỀU- TP BẮC NINH- TỈNH BẮC NINH : 0199 826 1982 ; 099.689.5678 Cung cấp dịch vụ

    -Tư vấn thường xuyên cho Doanh Nghiệp -Tư vấn tất cả các lĩnh vực pháp luật-

    -Tranh tụng tòa án: Vụ án Hình sự;Vụ án dân sự;vụ án hành chính;Tranh chấp Lao động;Tranh chấp hôn nhân gia đình;Tranh chấp đất đai;Tranh chấp kinh doanh thương mại;Thu hồi nợ

    - Trợ giúp pháp lý- Đại diện Ngoài tố tụng; soạn thảo đơn từ, di chúc,....

    -Tư vấn pháp luật miễn phí

    +qua mạng Danluat.vn :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su/luatquynhnhu

    +Qua điện thoại số : 093 617 3333

    +Qua email : quynhnhulawer@yahoo.com.vn

    -Địa chỉ : 62 Phố Nguyễn Gia Thiều - TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh

    tel: 02223- 857 093 Hotline: 099 689-5678

    Mobile: 093 617 3333

    hoặc : 099 -689.5678

    Giám đốc: Luật sư Phạm Tiến Quyển

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatQuynhnhu vì bài viết hữu ích
    chaulevan (17/11/2011)
  • #149188   21/11/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Và đây, một gương sáng nữa giữa đời thường mà chúng ta cũng phải tán dương dù có thể khi thực hiện những hành động đó, anh chẳng trông chờ và cũng chẳng cần bất cứ lời tán dương nào cả. Anh chỉ làm theo lương tâm và trách nhiệm của mình đối với cuộc đời:
    http://vietbao.vn/Phong-su/Hiep-si-giua-doi-thuong/45228993/265/

    Hiệp sĩ giữa đời thường

    Tags: Lý Nhơn Thành,

    Đó chính là anh Lý Nhơn Thành ở số 44 Lê Thị Hồng Gấm, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM - người hùng ngăn giặc lửa xuống tầng trệt trong vụ hỏa hoạn Trung tâm thương mại ITC năm 2002. Chỉ là người dân thường nhưng cơ duyên lại “đưa” anh đến các sự vụ nóng xảy ra ở trung tâm TP.HCM. Khi gặp cướp trên đường anh truy đuổi đến cùng, lúc gặp người nghèo khổ trong túi còn vài chục ngàn đồng anh cũng sẵn sàng móc ra cho hết.

    11 tuổi tham gia bắt cướp

    Ông Hồ Trí Luyện - nguyên Trưởng công an phường 18 (nay là P.Nguyễn Thái Bình), Q.1, TP.HCM kể: "Hồi đó tôi đang đứng ở trước cửa trụ sở Công an phường thì dân báo tin có vụ cướp ở ngân hàng số 79 Hàm Nghi. Bọn cướp gồm bốn tên, có một súng đã lấy được tiền đi xe hơi bốn bánh và đang trên đường tháo chạy. Khi xe chạy ngang qua cửa nhà cậu bé Thành thì mọi người lấy ghế phang vào bể kính xe, tên lái xe hoảng quá phải dừng xe nhưng bọn cướp nổ súng uy hiếp. Không chần chừ và chẳng cần ai sai bảo cậu bé Thành vào nhà vớ được cây búa bổ củi lon ton chạy ra phang trúng tay tên cướp cầm súng, khi súng văng ra thì mọi người ập vào bắt hết bốn tên cướp. Từ đó cậu bé Thành có biệt danh là “cu Lì”. Còn vụ cháy xe ở đường Hàm Nghi, hôm đó tôi đang làm vệ sinh ở phường thì nghe có tiếng la cháy xe, nhìn ra thì thấy chiếc xe đò đang chạy bị cháy ở sau nên tôi bắn súng báo động, khi chiếc xe dừng lại cảnh tượng còn đang hoảng loạn thì thấy cu Lì ôm đâu được bình chữa cháy ra xịt tắt được đám cháy".

    Qua thêm vài vụ nữa cu Lì trưởng thành thì cái tên này biến lúc nào không biết mà thay vào đó cái tên “Chú Chì bắt cướp”. Trong vụ bắt cóc con tin tống tiền ở Báo Công an TP.HCM, anh cũng là một trong những người tham gia bắt tên tống tiền.

    Bỏ của cứu người

    Tôi gặp anh Chì trong lần cháy Trung tâm thương mại ITC, anh cũng có vợ là tiểu thương bán đồng hồ ở ngay cửa ra vào tầng trệt của tòa nhà này, khi xảy ra hỏa hoạn Chì cũng có mặt từ đầu nhưng anh chỉ giúp vợ chạy được ít hàng và kéo chị ra đường bỏ hết hàng hóa của mình rồi quay lại lao thẳng vào tâm lửa hướng dẫn mọi người thoát nạn. Anh cùng các nhân viên bảo vệ mở máy bơm xịt chặn không cho lửa lan xuống tầng trệt, trong vụ hỏa hoạn này vợ chồng anh Chì bị thiệt hại trên 20 triệu đồng.

    Khi được hỏi vì sao Chì lại bỏ của để cứu người, anh cho biết: “Là một công dân thì ai cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ tài sản, an ninh trật tự cho xã hội, để cứu được một mạng người là quan trọng hơn cả, của cải của tôi mất thì thôi, tôi chỉ tiếc là không đủ phương tiện để cứu thêm được nhiều người nữa, thấy người ta chết mà không cứu được ân hận lắm”.

    Đại úy CSGT Trần Trọng Nghĩa đội 1 cho biết: “Trong vụ gây rối an ninh trật tự lúc 1 giờ sáng trên đường Đề Thám - Trần Hưng Đạo, khi hàng trăm thanh niên quá khích đang cầm gậy gộc vây đập hai chiến sĩ và đốt xe của CSGT thì anh Chì là người dân duy nhất xông vào can ngăn giải vây cho hai chiến sĩ thoát thân, sau đó anh bị những người quá kích quay lại rượt đập mấy gậy vào mặt và bầm tím mắt cả tháng trời”.

    Làm từ thiện quên cả việc nhà

    Ông Lê Thống Nhất - thương binh đặc biệt ở số 20/8 Hồ Hảo Hớn, P.Cô Giang, Q.1 cho biết: “Từ năm 1995 qua một người khác tôi biết anh Chì, thấy hoàn cảnh của tôi khó khăn anh giúp tôi rất nhiều, lúc thì cho năm, ba trăm ngàn đồng, khi thì vài triệu đồng, rồi cho xe đạp ba bánh, quần áo và nhiều thứ lắm. Những ngày lễ tết, đau yếu anh thường hay ghé thăm hỏi cho tí quà chăm sóc rất nhiệt tình”.

    Ông Nguyễn Văn Quang ở Trảng Bàng, Tây Ninh bị cụt hai chân đi bán vé số đã hơn 20 năm, trung bình mỗi ngày lết khoảng 20 km được chú Chì tặng xe lăn. Ông Quang rất cảm động vì đó là mơ ước cả đời của ông. Bác Tư Hùng - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường cho biết: Về tư cách đạo đức chú “Chì” rất tốt, tinh thần tương thân tương ái rất cao, là một tấm gương nổi trội trong việc mạnh thường quân cho người gặp khó khăn và tàn tật. Năm nào chú “Chì” cũng tự mình phát gạo, muối cho người nghèo. Xe lăn đến nay chú đã tặng khoảng chục chiếc cho người tàn tật. Xi măng chú góp cả gần trăm bao cho việc xây trường học ở Hồng Ngự, Đồng Tháp. Hiện nay chúng tôi đang giới thiệu để kết nạp chú vào Đảng.

    Thành quả cho tất cả những gì mà một người dân thường chú “Chì” Lý Nhơn Thành được tặng cho đến thời điểm này là gần 80 bằng khen, giấy khen với đủ mọi thành tích từ phong trào người tốt việc tốt cho đến thành tích tham gian đấu tranh chống tội phạm. Có lẽ không có phong trào nào mà chú “Chì” không được nhận bằng khen.

    Anh Chì vừa nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã giúp đã các gia đình chính sách, người nghèo và góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Anh cũng được trao kỷ niệm chương về phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc.

    N.H
    Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
    Cập nhật bởi chaulevan ngày 21/11/2011 10:39:56 CH

    CV

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    luatQuynhnhu (21/11/2011) ldoan (08/01/2012)
  • #149202   21/11/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Còn được bao nhiêu người trong XH như thầy giáo này???

    Trong XH ta hiện nay, có một thực trạng mà ai cũng biết và không thèm lên án nữa, đó là việc lợi dụng những dịp lễ, tết để tặng quà nhằm lấy lòng cấp trên, lấy lòng những người chức trách nhiệm vụ nào đó để được lợi. Những người có chức trách, nhiệm vụ đó cũng thừa cơ hội để nhận quà một cách hợp pháp mà chẳng chút băn khoăn.

    Nhưng có một người thầy lại có một cách hành xử khác với số đông, nhưng tấm lòng trong sáng thì đáng trân trọng lắm!

    Chuyện là thế này: Nhân dịp 20/11, đứa em ở trong nhà đang là sinh viên được bạn bè trong lớp ủy nhiệm cho cái trọng trách là dùng tiền quỹ lớp để mua quà, bỏ phong bì đến thăm nhà một ông thầy mà chúng nó gọi là "hắc ám" nhằm xin ông ta nương tay cho kỳ thi học kỳ sắp tới. Nó hỏi xin tôi một lời khuyên là có nên đi không? Tôi bảo: không biết, cứ thử xem!

    Sáng 20/11, thằng bé lỉnh kỉnh xách một cái áo sơ mi Việt Tiến trong đó kèm theo một phong bì 500 nghìn đồng cùng với hai đứa nữa đến nhà ông thầy. Đến trước cửa nhà thầy, nó thấy nhà cửa vắng hoe, chẳng có ai ở nhà nên gọi điện cho thầy xin gặp. Thầy bảo thầy đi vắng, chưa biết mấy giờ về. Thằng bé đành đi về. Đến chiều, thằng bé lại đến nhà thầy, lần này nó thấy ông thầy đã về, cửa không khóa ngoài nhưng gọi mãi chẳng có ai ra mở cửa. Thế nên nó đứng ngay ngoài cửa gọi điện cho thầy. Không ngờ, ông thầy đứng trong nhà trả lời điện thoại rằng thầy không có nhà. Thằng bé đứng bên ngoài cửa năn nỉ nhưng thầy nó nhất định không tiếp. Lần này thì nó biết rằng dù 20/11, nhưng ông thầy nó nhất định không chịu tiếp sinh viên đến nhà quà cáp. Khi về nhà nó kể với tôi, dù giọng có hơi ấm ức và lo lắng nhưng trong lòng nó vẫn có điều gì đó nể sợ thầy.
    Và nó hỏi tôi: trên đời này có bao nhiêu người giống như thầy của nó???


    CV

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    chienthangbk (25/11/2011) Vuong_ha (20/02/2013)
  • #150656   26/11/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần




    #ff0000;">Hai cán bộ công an không nhận hối lộ

    Theo phân công của lãnh đạo Tổng cục An ninh II (Bộ Công an), thượng tá Dương Trọng Định và đại úy Trịnh Giang Tân (Cục An ninh nông nghiệp, nông thôn) đi kiểm tra một số sai phạm liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp tại Bình Định và Phú Yên.

    Vào lúc 22 giờ 30 phút ngày 26.10, khi thượng tá Dương Trọng Định và đại úy Trịnh Giang Tân đang nghỉ tại nhà khách Công an tỉnh Phú Yên, một chủ doanh nghiệp sai phạm mang đến biếu túi quà trong đó có 1 phong bì. Hai cán bộ yêu cầu người đàn ông này mang túi quà về song ông ta vẫn để lại. Trước sự việc trên, thượng tá Định đã gọi điện thoại cho lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Công an tỉnh Phú Yên để lập biên bản vụ việc; kết quả kiểm đếm trong phong bì có 40 triệu đồng. Trong quá trình lập biên bản, chủ doanh nghiệp trên tiếp tục gọi điện đề nghị thượng tá Định và đại úy Tân “quan tâm giúp đỡ”... Cơ quan công an đang tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý chủ doanh nghiệp trên.

    T.Đ

    Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111126/hai-can-bo-cong-an-khong-nhan-hoi-lo.aspx


    Lời bình: Trong thời buổi hiện nay, thật hiếm có những chiến sĩ công an như thượng tá Dương Trọng Định và Trịnh Giang Tân nói trên. Họ quả là những con người dũng cảm. Từ chối tiền trong thời kỳ hiện nay quả là không dễ, vậy mà họ vẫn từ chối tới 40 triệu đồng để có thể công tâm hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ không chỉ đáng được mọi người dân phải ngợi khen mà còn đáng được cấp trên quan tâm khen ngợi động viên đúng lúc.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #150657   26/11/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Quên mình cứu bạn

    #7f7f7f;">3 học sinh nam đã dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết để cứu các bạn nữ cùng lớp do trượt chân rơi xuống suối. Các bạn được cứu sống, còn 3 nam sinh này vĩnh viễn không trở lại trường lớp.

    Sáng 21.11, các thầy cô giáo và lớp 11A2 Trường THPT Lê Lợi, thị trấn La Hai, H.Đồng Xuân (Phú Yên) đến tiễn đưa 3 học sinh gồm Nguyễn Nhất Duy, Tống Đình Oai và Lê Đồng Tính (cùng ở H.Đồng Xuân) về nơi an nghỉ. Nhiều học sinh đã khóc nức nở và hết sức mến phục hành động dũng cảm của 3 nam sinh này.

    Chiều 20.11, cả lớp 11A2 tổ chức đi chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, sau đó rủ nhau ra khu vực suối Bà Phấn (gần sông Cái) ở xã Xuân Quang 2, H.Đồng Xuân chơi. Trong lúc chụp hình, Nguyễn Thị Ánh Tuyết bị trượt chân ngã xuống suối nên níu theo 2 bạn nữ khác là Nguyễn Minh Thương và Đinh Thị Thía. Thấy vậy, Duy, Oai, Tính và một số học sinh khác đã lao mình xuống dòng nước xoáy để cứu bạn. Bạn thì cứu được, còn Duy, Oai và Tính bị đuối sức rồi bị nước cuốn trôi.

     
    #7f7f7f;">Nỗi đau của một bà mẹ mất con - Ảnh: Đức Huy 

    Nhận được tin báo, Ban Chỉ huy quân sự H.Đồng Xuân lập tức cử 4 cán bộ, chiến sĩ đến cứu nạn. Lúc này vẫn còn 8 học sinh đang bấu víu ở phía mỏm đá, trên bờ nhiều học sinh la khóc hoảng loạn. Trung úy Nguyễn Khắc Khiên lao ngay xuống dòng chảy, cứu lấy một nam học sinh đang chới với trong dòng nước xoáy cuồn cuộn. Sau đó, các cán bộ chiến sĩ lần lượt đưa 8 em vào bờ.

    Thầy Hoàng Xuân Lương, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi, cho biết: “3 học sinh nam của trường đã có hành động dũng cảm, quên mình cứu bạn, rất đáng được biểu dương. Cả 3 em đều là học sinh khá, trong đó Tính là người bơi giỏi nhất, nhưng vì cứu bạn nên đã đuối sức mới bị nước cuốn trôi. Còn Duy có hoàn cảnh rất khó khăn, mẹ em phải lặn lội vào TP.HCM làm thuê nuôi con”.

    Ông Trần Khắc Lễ, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Phú Yên, đã đến thăm viếng, chia buồn và hỗ trợ mỗi gia đình của 3 học sinh bị nạn 500.000 đồng. “Sở đang chỉ đạo tuyên dương 3 học sinh này trước toàn thể Trường THPT Lê Lợi. Đây là một hành động dũng cảm, là tấm gương cho học sinh noi theo”, ông Lễ nói.

    Đức Huy


    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111125/quen-minh-cuu-ban.aspx

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    ldoan (08/01/2012)
  • #151412   29/11/2011

    chienthangbk
    chienthangbk
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2011
    Tổng số bài viết (262)
    Số điểm: 3469
    Cảm ơn: 65
    Được cảm ơn 97 lần


    Mệnh lệnh trái tim - Kỳ 4: Trung “khùng” nghĩa hiệp

    TT - Gần 12 giờ đêm, chuông điện thoại reo liên hồi. Đầu dây bên kia là giọng của Trung run run: “Anh ơi, anh ấy chết rồi. Em sợ quá, anh ra với em một chút được không? Em đang ở Bệnh viện Gia Định...”. Tôi chỉ kịp khoác chiếc áo rồi tức tốc lao đến bệnh viện.

    Vũ Hoàng Trung vui chơi với một bé bị bại não trong chương trình Trung thu do một nhóm từ thiện tổ chức - Ảnh: Dương Huy

    >> Kỳ 1: Không thể làm ngơ
    >> Kỳ 2: Cứu người trong đêm
    >> Kỳ 3: Người tài xế vô danh

    Ngồi cạnh cái xác đã trùm chăn trên băng ca là Trung với nét mặt biến sắc, áo quần dính đầy máu và đôi mắt rớm lệ. Siết chặt tay tôi, Trung cứ lắp bắp: “Sao lại thế hả anh? Giá như em đến sớm một chút thì chắc đã cứu được anh ấy... Em thấy như mình là người có lỗi!”. Nhiều ngày sau đó, tâm trạng “có lỗi” cứ ám ảnh lấy chàng sinh viên năm 3 của Trường đại học Công nghiệp TP.HCM.

    “Xin lỗi đã không cứu được anh!”

    Đó là một ngày cuối năm 2009, TP.HCM trời se lạnh. Trung đang trên xe buýt từ Thủ Đức về lại nhà trọ ở Gò Vấp, đến đầu cầu Sài Gòn thì xe kẹt cứng. Nhìn qua cửa kính, anh thấy một người đàn ông nằm co quắp trên vũng máu. Xung quanh là đám đông hiếu kỳ đứng nhìn. Chẳng kịp suy nghĩ, Trung kêu tài xế xe buýt mở cửa rồi lao thẳng tới nạn nhân, ẵm người bị nạn lên rồi vẫy taxi. Một vài chiếc taxi đi qua lờ như không thấy. Ở ngoài đám đông hiếu kỳ bàn tán: “Thằng nào khùng dữ vậy? Coi chừng rước họa vào thân...”. Kệ, Trung ẵm nạn nhân ra giữa đường chặn taxi rồi đưa đến bệnh viện. Đến ngã tư Hàng Xanh, khi đưa tay lên ngực nạn nhân thì anh mới biết người bị nạn đã tắt thở. Trung giục tài xế: “Nhanh lên, còn nước còn tát!”.

    Đến Bệnh viện Gia Định, bác sĩ hỏi gì Trung cũng gật đầu để làm thủ tục cấp cứu cho nạn nhân một cách nhanh nhất. Hơn 30 phút sau, bác sĩ ra thông báo với anh: “Nạn nhân đã không qua khỏi, xin chia buồn với gia đình!”. Lúc này Trung mới giật mình, bảo rằng mình không phải là người nhà rồi nhờ bác sĩ lục điện thoại để gọi cho gia đình nạn nhân. Mọi thủ tục khai báo đã xong, nhưng Trung vẫn không chịu ra về. Anh cứ đứng ngoài phòng nạn nhân nhìn vào, miệng lầm bầm: “Em xin lỗi vì đã không cứu được anh!” Một giờ sau người nhà nạn nhân mới tới, Trung chỉ kịp lắp bắp chia buồn với gia đình rồi lặng lẽ ra ngồi trước sân bệnh viện.

    Đêm đó Trung không về nhà, anh lang thang suốt đêm ngoài phố chỉ để tìm một câu trả lời cho chính bản thân mình: “Tại sao mọi người lại đứng nhìn mà không đưa nạn nhân đi cấp cứu? Giá như những người hiếu kỳ kia đưa nạn nhân đến bệnh viện sớm hơn thì người vợ, những đứa con thơ kia có mất đi người cha hay không?”. Nghe hỏi có sợ không khi cứu người như vậy, Trung nói thật thà: “Em chỉ nghĩ nếu là người thân của mình bị nạn như vậy thì mình có làm ngơ hay không mà thôi. Ngày thường em là đứa nhút nhát, sợ ma lắm, vậy mà chẳng hiểu sao lúc đó em quên hết...!”.

    Chia sẻ với Trường Sơn

    Sinh năm 1987, đến từ thị trấn Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, Trung hay bị bạn bè gọi là Trung “khùng” bởi những hành động hơi “khác người” một tí. Tôi biết Trung trên một chuyến xe khách tình cờ từ Đắk Lắk đi Đà Nẵng giữa đường Trường Sơn vào năm 2008. Xe đang bon bon chạy thì lâu lâu Trung lại hối tài xế dừng lại, nhảy xuống xe nhìn nhìn, ngó ngó rồi lại nhảy lên xe đi tiếp. Khoảng hơn năm lần như thế thì tài xế cáu: “Ông đi đâu? Bộ khùng hay sao mà cứ bắt tui dừng hoài vậy cha nội?”. Trung chỉ im lặng, dán mắt ra ngoài cửa xe xem xét. Tôi thấy lạ, bắt chuyện, Trung cởi mở: “Em là sinh viên năm 2 Đại học Công nghiệp TP.HCM. Chuyến nghỉ hè này em muốn làm một việc gì đó cho lũ nhỏ ở Tây nguyên!”. Hỏi nơi nào em sẽ đến, Trung chỉ lắc đầu: “Em cũng không biết nữa anh ạ. Em chỉ biết đó là một ngôi làng nhỏ nằm cạnh một con suối trên đường Trường Sơn”. Những người ngồi cạnh cười ồ: “Ông này khùng rồi, ngôi làng nhỏ cạnh suối ở Trường Sơn này thì có cả trăm ngôi làng... Không nói địa chỉ cụ thể thì sao biết được”.

    Mặc cho mọi người dồn ánh mắt dò xét về phía mình, Trung thản nhiên kể tiếp: “Năm rồi em cùng gia đình về Nghệ An thăm họ hàng, ngồi trên xe em thấy mấy đứa trẻ lem luốc ở truồng tắm bên suối mà lòng thắt lại. Vì thế em tự hứa với lòng mình là sẽ quay lại đây để chia sẻ với bản làng, với lũ trẻ dù là điều nhỏ nhoi nhất có thể...”. Xe vừa trờ tới thôn Rô, xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam thì Trung hối tài xế: “Cho em xuống đây!”. Hành trang về với bản làng của chàng sinh viên nghèo chỉ là cái balô nhỏ với vài bộ áo quần, một ít lương khô và hơn 400.000 đồng làm lộ phí đi về. Nhìn Trung hăm hở khoác balô đi vào bản trong ánh nắng chiều, tôi chợt nhớ đến lời tâm sự của anh trước lúc chia tay: “Em cũng chẳng biết sẽ giúp được gì cho bà con ở đây, nhưng em nghĩ cứ chia sẻ thì niềm vui sẽ đến với cả người nhận và người cho...!”.

    Suốt hơn một tháng ở lại với thôn Rô, ban ngày thì Trung theo người lớn lên rẫy làm cùng với họ. Chỉ cho họ cách bón phân cho cây, cùng họ đào mương lấy nước để tưới rẫy. Đêm thì Trung dạy thêm cho đám nhỏ, chỉ cho chúng biết cách sống vệ sinh hơn. Hay đơn giản chỉ là dạy cho sắp nhỏ cách chế tác các đồ chơi từ các thứ bỏ đi như giấy cũ, vỏ chai... Thôn Rô những ngày có Trung về như được tiếp thêm sức sống. Những người già trong làng ai cũng xem Trung như con cái trong nhà. Ngày Trung rời làng, cả làng ai cũng bịn rịn ra đầu đường đưa tiễn. Mấy tháng sau gặp lại, Trung tâm sự: “Trước đây em cứ nghĩ có tiền thì mới giúp được người khác. Nhưng bây giờ em nghĩ khác rồi, không có tiền mình vẫn có thể chia sẻ được với những người kém may mắn hơn mình. Đôi khi chỉ một nụ cười, một lời nói hay một hành động sẻ chia thật lòng của mình thôi cũng đủ làm người khác ấm lòng, giúp họ thêm tin yêu vào cuộc sống...”.

    Trở lại TP.HCM, ngoài giờ học gần như Trung dành hết thời gian còn lại để đi thăm hỏi, chia sẻ với những mảnh đời khó khăn mà tình cờ mình biết được. Qua một diễn đàn từ thiện Trung biết được hoàn cảnh của Đoàn Minh Phú, một thanh niên sinh năm 1989 bị ung thư giai đoạn cuối. Thấy Phú nhà nghèo, hằng ngày phải quằn quại với cơn đau, sau giờ đi học về Trung lại đón xe buýt qua nhà Phú ở tận phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân để chăm sóc như anh em ruột thịt. Trung còn nhịn từng bữa ăn sáng của mình để mua sách rồi tối tối qua đọc cho Phú nghe để quên đi cơn đau đang hành hạ... Ngày Phú qua đời, Trung cũng là một trong những người có mặt đầu tiên để chia sẻ nỗi đau với gia đình Phú.

    Hỏi Trung về những chuyện đã qua, anh chỉ trăn trở: “Tại sao làm việc tốt với một số người lại khó đến thế? Em chỉ mong mọi người hãy xem đó là chuyện bình thường của lẽ sống, của đạo làm người. Bởi em nghĩ được chia sẻ với đồng loại là niềm hạnh phúc lớn nhất của con người...”.

    THẾ ANH

    _______________________

    (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/467079/Menh-lenh-trai-tim---Ky-4-Trung-“khung”-nghia-hiep.html)

    Giá mà xã hội ngày càng có nhiều người "khùng" như thế này nhỉ?! Chân thành cảm ơn anh!

    Cập nhật bởi chienthangbk ngày 29/11/2011 08:08:21 CH

    Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?.......

    .....Chân lý thuộc về mọi người không chịu sống đời nhỏ nhoi.....

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn chienthangbk vì bài viết hữu ích
    chaulevan (29/11/2011) Maiphuong5 (04/12/2011) ldoan (08/01/2012) KIDT20042004 (22/03/2012)
  • #153523   07/12/2011

    chienthangbk
    chienthangbk
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2011
    Tổng số bài viết (262)
    Số điểm: 3469
    Cảm ơn: 65
    Được cảm ơn 97 lần


    Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?.......

    .....Chân lý thuộc về mọi người không chịu sống đời nhỏ nhoi.....

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn chienthangbk vì bài viết hữu ích
    chaulevan (08/12/2011) ldoan (08/01/2012)
  • #153803   08/12/2011

    chienthangbk
    chienthangbk
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2011
    Tổng số bài viết (262)
    Số điểm: 3469
    Cảm ơn: 65
    Được cảm ơn 97 lần




    Lớp học “đặc biệt” ở mái ấm Hướng Dương của thầy giáo khiếm thị Đặng Ngọc Duy (33 tuổi, số 79 đường Tiểu La, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) đã thắp lên ánh sáng cho nhiều trẻ em “bất hạnh” nơi đây có được một tương lai mới...
     
    Cứ mỗi giờ giải lao, thầy giáo Duy cùng các em nhỏ khuyết tật này xum vầy bên nhau, rồi cùng nhau đàn hát vui vẻ trong mái ấm. Nhiều người bảo rằng đó là cách thầy Duy tạo thêm niềm vui, tinh thần cho các em vượt qua nỗi đau của mình. 
     
    Tai nạn bất ngờ thuở 13
     
    Nghe câu chuyện của thầy Đặng Ngọc Duy bấy lâu nay, mãi đến hôm nay, chúng tôi mới tận mắt chứng kiến và hiểu được hoàn cảnh của thầy giáo khiếm thị này. 
     
    Nhường lại lớp học cho các cô giáo, thầy Duy tiếp chúng tôi tại phòng làm việc của mình. 
     
    Thầy Duy kể: “Năm tôi mới 13 tuổi (học lớp 6), trong một lần đi học về có nhặt được một “kíp nổ”, vừa lượm lên thì “kíp” phát nổ, rồi bất tĩnh. Lúc tĩnh dậy thấy mình nằm trong bệnh viện. Hậu quả, hai mắt của tôi băng bó, còn tay trái thì mất hết 4 ngón.  
    Các học trò khuyết tật bên thầy khiếm thị Duy tại cơ sở mái ấm Hướng Dương.
    Các học trò khuyết tật bên thầy khiếm thị Duy tại cơ sở mái ấm Hướng Dương.
    Đau đớn nhất, từ “chiến lợi thẩm” nhặt được đó khiến tôi phải sống trong sợ hãi, sống trong bóng tối cả cuộc đời còn lại”. 
     
    Không chùn bước trước số phận, Duy cần mẫn, mò mẫm từng chữ Braille, đau buốt với những ngón tay không lành lặn và toát mồ hôi đánh vật với kiến thức của những người khiếm thị. 
     
    Thấy con ngày đêm mò mẫm, “vật lộn” với chữ Braille tự mình sáng chế bằng những thanh tre, ba mẹ Duy không kìm được nước mắt. 
     
    Đến năm 1992, nghe ở Đà Nẵng mở trường dành cho người khuyết tật, ba mẹ Duy lặn lội đưa con ra học. 
     
    Sau gần 5 năm được học chữ ở ngôi trường dành cho người khuyết tật, Duy học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và rút ra được kinh nghiệm cho bản thân - “phải học mới thành người”. 
     
    Đến năm 1997, Duy khăn gói trở về lại Tam Kỳ bắt đầu học lại lớp 7 của trường Nguyễn Huệ (Tam Kỳ, Quảng Nam). 
     
    Năm 2002, Duy rời cấp 3 về nhà tự mình mày mò ôn luyện để nuôi ước mơ trở thành một thầy giáo sau này giúp ích cho đời. 
     
    Đến năm 2005, ước mơ đã đến với Duy, Duy đỗ Cao đẳng với chuyên ngành sư phạm Ngữ Văn của trường ĐH Quảng Nam. 
     
    Năm 2008, tốt nghiệp Cao đẳng, Duy ở nhà cặm cuội cho đề án xây dựng lớp học mái ấm dành cho người khiếm thị đầu tiên ở Quảng Nam. 
     
    Duy cho biết: “Khi còn là sinh viên, trong trái tim tôi đã có một ước mơ rất chân thành - ước mơ không cho những trẻ em khuyết tật. Hơn ai hết, chính tôi đã thấm thía sự khát khao được học chữ, khát khao được hòa nhập cộng đồng và cả sự tủi thân bởi những khiếm khuyết hình thể của một người khuyết tật”. 
    Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong một lần làm việc ở tỉnh Quảng Nam và ủng hộ cho mái ấm của thầy giáo Duy - Ảnh: Ngọc Hải.
    Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một lần làm việc ở Quảng Nam và ủng hộ cho mái ấm của thầy giáo Duy - Ảnh: Ngọc Hải.
    Tình thương của thầy danh cho trò bất hạnh
     
     Mái ấm Hướng Dương được thuê lại từ căn nhà cũ ở số 79 đường Tiểu La, TP Tam Kỳ do Duy làm chủ. 
     
    Bao nhiêu tiền chắt chiu, vay mượn bạn bè Duy dồn hết cho mái ấm. Tất tần tật mọi thứ ở đây đều do bàn tay “không lành lặn” của Duy sắp xếp. Thuê cô giáo, thuê chị nuôi các trẻ, vật dụng trong mái ấm đều được Duy chở từ nhà ba mẹ ruột lên. 
     
    Hiện ở lớp học tình thương của Duy có gần 20 em học sinh, tất cả các em đều có mỗi hoàn cảnh, mỗi khiếm khuyết khác nhau như: thiểu năng trí tuệ, thiểu năng hành động, khiếm thính, khiếm thị và tất cả đều chung nỗi đau tật nguyền. 
     
    Sinh hoạt trong mái ấm Hướng Dương, các em được học hành, nuôi dưỡng, chăm sóc trong tình yêu thương chân thành, ấm áp. Các em được học chữ, học hát, được chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ... 
     
    Nghị lực phi thường và tấm lòng nhân ái cùng một khát vọng sống “không bao giờ tắt” của thầy giáo khiếm thị Đặng Ngọc Duy, hơn 20 năm sống trong bóng tối như một viên ngọc quý sáng ngời để che chở cho các em khuyết tật. 
     
    Mong muốn lớn nhất của thầy và trò mái ấm Hướng Dương lúc này là, làm sao có một mái ấm hoàn thiện, kiên cố hơn, chứ không phải đi thuê mướn như hiện nay. 
     
    Chia tay lớp học đặc biệt của thầy giáo Duy, chúng tôi mong sao “ước mơ nhỏ nhoi” của họ sẽ sớm thành hiện thực…
     
    Trương Gia Hân
    Cập nhật bởi chienthangbk ngày 08/12/2011 08:29:56 CH

    Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?.......

    .....Chân lý thuộc về mọi người không chịu sống đời nhỏ nhoi.....

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn chienthangbk vì bài viết hữu ích
    chaulevan (08/12/2011) ldoan (08/01/2012)
  • #158074   29/12/2011

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 674 lần


    Web

    Người bán vé số “chê” 6,6 tỉ đồng

     Việt Nam mình vẩn còn người tốt như Chị “Lành vé số”, không như "Vụ kiện tờ vé số trúng độc đắc tại Bình Phước" hoặc "Rắc rối từ hai tờ vé số trúng giải nhất", và nhiều vụ khác tương tự.

    Bán thiếu “bằng miệng” 20 tờ vé số cho một khách quen, đến khi số vé này trúng giải lên tới 6,6 tỉ đồng, người bán vé số nghèo vẫn giao đủ số vé cho người trúng.

    Câu chuyện người bán vé số “đổi” 6,6 tỉ đồng (giá trị của 10 tờ vé trúng) lấy 200.000 đồng, rồi người trúng số tặng lại nguyên tờ vé trúng đến nay vẫn là đề tài bàn tán xôn xao của người dân thị trấn Bến Lức (H.Bến Lức, Long An) bởi cả 2 nhân vật chính đều khá nghèo: vợ chồng chị Lành vé số quê ở H.Hồng Ngự (Đồng Tháp), không có cục đất chọi chim nên dắt díu nhau lên Bến Lức thuê nhà trọ rồi đi bán vé số mưu sinh; người trúng số cũng nghèo, có “thâm niên chạy ba gác 25 năm”.


    Chị “Lành vé số” và anh Tuấn - Ảnh: Nguyệt Thanh

    Tỉ phú bất ngờ

    Chiều 15.11, đang hì hục vác mấy thanh sắt để giao cho khách hàng, chuông điện thoại của bác tài lái xe ba gác Đỗ Ngọc Tuấn (41 tuổi, ngụ khu phố 2, đường Bà Chánh Thâu, thị trấn Bến Lức) reo vang. Thấy màn hình hiện tên “Lành vé số”, anh Tuấn bấm nghe, trong bụng thầm nghĩ chắc người bán vé số gọi đòi nợ 20 tờ vé số mà anh mua thiếu. Đầu dây bên kia là giọng nữ hơi run run: “Anh cầm 200.000 đồng tới quán cà phê Cây Mai trả cho tui đi. Mấy tờ anh mua thiếu trúng độc đắc rồi nè”. “Thôi đừng có xạo. Đang kẹt tiền phải không? Để giao hàng xong tui lấy tiền người ta rồi đem lại trả”, dứt lời anh Tuấn tắt máy, tiếp tục vác cho hết đống sắt đang chất trên xe.

     

    Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa!

    Chị Phạm Thị Lành

    Khi nhận tiền công của khách hàng, anh Tuấn chạy xe tới quán Cây Mai để trả tiền cho Lành vé số (Phạm Thị Lành, 29 tuổi). Thấy ông chủ quán Cây Mai và nhiều người khác đang xôn xao, anh Tuấn còn tưởng cô bán vé số và mọi người đùa dai. Vừa ngồi xuống bàn, chị Lành tay run run mở cái túi nhỏ lấy ra xấp vé số đài Bến Tre giao cho anh Tuấn: “Anh cầm đi, lốc này có 10 tờ số đuôi 07 trúng hết rồi. Có 4 tờ trúng đặc biệt, còn lại là giải an ủi”. Dãy số 191207 trên tờ vé số trùng khít với con số ở giải đặc biệt trên cuốn sổ dò. Vẫn không tin vào mắt mình, anh Tuấn run run bấm điện thoại nhắn tin dò qua tổng đài. Tin nhắn kết quả sau đó vẫn là dãy số 191207. Rút ngay một tờ vé trúng kèm 200.000 đồng, anh Tuấn đưa cho Lành: “Tôi trả nợ cho cô, tặng cô một tờ để làm vốn”...

     

    Chúng tôi tìm tới nhà anh Tuấn, thấy cảnh thợ hồ đang xây dựng lại căn nhà mới trên nền cũ để gia đình đón tết, còn anh đang chạy xe ba gác giao hàng. Một lúc sau anh Tuấn về. Cười rất tươi, anh cho biết trong một giây biến thành tỉ phú, anh vẫn là một người lao động bình thường, vẫn phải chạy ba gác vì đó là nghề nghiệp. “Hồi nhận mấy tờ vé trúng, tôi còn nói với cổ rằng nếu cổ không muốn đưa thì tôi cũng không làm gì được. Tôi nghe mấy người rành luật nói giao dịch này chưa hoàn thành, cổ có giữ lại tôi cũng không làm gì được. Mà nói thiệt, cô Lành không nói vợ chồng tôi cũng không biết”, anh Tuấn kể.

    Chữ tín của “Lành vé số”

    Mấy ngày qua, căn nhà nhỏ xíu rộng chưa đầy 30m2 của bà Phạm Thị Thèm (mẹ ruột chị Lành, 62 tuổi, ấp Long Hữu, xã Long Khánh A, H.Hồng Ngự, Đồng Tháp) đầy ắp tiếng cười. Ngoài tờ vé số được anh Tuấn “thưởng”, ngày hôm đó Lành cũng giữ cho mình một tờ và trúng đặc biệt. Sau khi đổi thưởng được gần 3 tỉ đồng (đã trừ thuế), hai vợ chồng Lành đem tiền về quê mua đất cất nhà cho người mẹ nghèo đang một nách nuôi 7 đứa cháu. Nhiều năm nay bà Thèm cùng các con là Hồ Văn Hiếu (sinh năm 1974), Hồ Văn Nguyên (sinh năm 1978) và Út Lành sống cùng căn nhà này. Hai người anh trai cùng mẹ khác cha của Lành đều bất hạnh. Nhà nghèo, vợ anh Hiếu chịu không nổi nên bỏ đi. Năm 2009, anh dắt 3 đứa con lên Bến Lức ở trọ cùng vợ chồng Lành để đi bán vé số. Cuối năm 2010, anh Hiếu mất, 3 đứa con nhỏ phải gửi về cho bà Thèm nuôi. Vợ anh Nguyên cũng chê anh nghèo bỏ đi, anh nửa điên nửa tỉnh đang điều trị ở Bệnh viện tâm thần T.Ư 2 (Biên Hòa, Đồng Nai), 3 đứa cháu cũng giao hết cho bà nội. “Em đang tính qua tết về quê đưa mẹ và 6 đứa cháu lên đây theo nghiệp vé số. Không ngờ trời thương, giờ em cất nhà cho mẹ, tiền thì gửi ngân hàng để mẹ lấy lãi nuôi bầy cháu. Em mừng vì bây giờ mấy đưa cháu côi cút sẽ được đi học”, Lành nói, gương mặt lấp lánh hạnh phúc.

    “Nhiều người nói nếu chị không giao vé số cho anh Tuấn cũng không ai làm gì chị, bây giờ nghĩ lại chị có tiếc không?” - chúng tôi hỏi. Cười hồn hậu, “Lành vé số” trả lời không cần suy nghĩ: “Hồi đó tới giờ tôi bán vé số bị ế, anh Tuấn mua ủng hộ dù không trúng vẫn trả tiền đầy đủ. Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa!”.

    Bà Út Tèo - một đồng nghiệp bán vé số của chị Lành ở thị trấn Bến Lức - cho biết nhờ “uy tín” của “Lành vé số” mà thời gian qua những người bán vé số ở Bến Lức cũng “thơm lây”, lượng vé bán tăng hơn trước.

    Nguyệt Thanh

    Theo  nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111229/nguoi-ban-ve-so-che-66-ti-dong.aspx

    Cập nhật bởi daonhan ngày 29/12/2011 11:24:52 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    chaulevan (30/12/2011) ldoan (08/01/2012)
  • #158355   30/12/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Tự trọng, không tham lam, giữ chữ tín là những phẩm chất thật đáng quý của chị Lành bán vé số. Trong thời buổi này, những phẩm chất đó càng sáng biết bao nhiêu. Đây đúng là một câu chuyện cổ tích thời hiện đại, khó tin nhưng có thật. Cả người bán vé số và người trúng số đều thật đáng khâm phục.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #176733   06/04/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần





    Trưởng công an xã hy sinh khi giúp dân chống bão!


    #f3f2f8;">(NLĐO) - Ngày 4-4, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết ông Phạm Quốc Phòng (49 tuổi, Đảng ủy viên, Trưởng Công an xã Bàu Hàm 1, huyện Trảng Bom) đã qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy vào đêm 3-4.

    #f3f2f8;">
     
    Trước đó, ngày 1-4, cơn bão số 1 hoành hành ở huyện Trảng Bom khiến nhiều nhà tốc mái, cây xanh ngã đổ.

    Trong lúc xuống hiện trường giúp dân chống bão, ông Phòng bất ngờ bị cây cối gãy đổ thẳng vào người, bị chấn thương rất nặng ở đầu và được chuyển thẳng lên Bệnh viện Chợ Rẫy – TPHCM cấp cứu.

    Trong ngày 4-4, nhiều đoàn thể của tỉnh Đồng Nai đã đến viếng và chia buồn cùng gia quyến ông Phòng.

    Công an tỉnh Đồng Nai đã trích 10 triệu đồng từ Quỹ nghĩa tình đồng đội để hỗ trợ gia đình ông.

    Hiện các cơ quan trong huyện đang tiến hành làm thủ tục để giải quyết chế độ chính sách cho gia đình.
    #f3f2f8; text-align: right; font-family: 'times new roman'; font-size: 12pt; font-weight: bold;">Nguồn: Báo người lao động!

    #00b0f0;">Lời bình: Trong lúc người dân gặp khó khăn, hoạn nạn có được sự trợ giúp của một Trưởng công an xã thì thật là đáng quý! Nếu ai đọc được bai này hãy dành một phút để mặc niệm cho người chiến sĩ công an nhân dân không may hi sinh trong khi làm nhiệm vụ. Mong sao, mỗi người công bộc của nhân dân đều có tấm lòng nghĩ đến người dân như vậy.



    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    thoidi123456 (15/05/2012)
  • #185715   15/05/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    #23539b; padding-top: 0px; padding-right: 10px; padding-bottom: 0px;">Dũng cảm nhảy cầu Bình Triệu cứu người

    14/05/2012 9:20

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120513/dung-cam-nhay-cau-binh-trieu-cuu-nguoi.aspx

    #ffffff; font-family: arial; text-align: -webkit-auto;">(TNO) Chiều 13.5, một cô gái chạy xe gắn máy theo hướng từ quận Thủ Đức vào Bình Thạnh (TP.HCM). Đến giữa cầu Bình Triệu, cô dừng xe, cởi áo khoác, bỏ lại đôi dép, leo lên thành cầu nhảy xuống sông Sài Gòn.

    #ffffff; font-family: arial; text-align: -webkit-auto;">Nhiều người đi đường tò mò dừng xe lại khiến cầu nhanh chóng bị ùn ứ, nhưng không ai có phản ứng gì để cứu cô gái.

    #ffffff; font-family: arial; text-align: -webkit-auto;">Lúc đó, anh Danh Nghĩa chở một người bạn đi ngang qua, thấy sự việc lập tức dừng xe. Lúc này nước sông Sài Gòn đang chảy rất mạnh và trong tích tắc, cô gái đã bị cuốn trôi về giữa khu vực cầu Bình Triệu 2 và 1.

    #ffffff; font-family: arial; text-align: -webkit-auto;">Thấy cô gái chới với dưới dòng nước, anh Nghĩa vội cởi chiếc áo khoác, nhảy bổ xuống sông cứu người.

    #ffffff; font-family: arial; text-align: -webkit-auto;">Trong tích tắc, anh Nghĩa tiếp cận, kéo giữ được cô gái nhưng cả hai bị dòng nước cuốn đi qua khỏi cầu Bình Triệu 1. Dòng nước chảy rất mạnh, nhưng anh Nghĩa nhanh trí bám vào trụ chống va của cây cầu.

    #ffffff; font-family: arial; text-align: -webkit-auto;">Nhiều người đi đường kêu gọi những chiếc canô, chiếc tàu đi ngang qua vớt hai người lên.

    #ffffff; font-family: arial; text-align: -webkit-auto;">Khoảng 10 phút sau, một chiếc ca nô dừng lại, đưa hai người lên bờ. Lúc này cô gái đã ngất nên nhanh chóng được đưa đi cấp cứu.

    #ffffff; font-family: arial; text-align: -webkit-auto;">Sau khi được cấp cứu, cô gái đã qua cơn nguy kịch. Theo lời một người thân của cô gái, do buồn chuyện cá nhân nên cô quẫn trí tìm đến cái chết. Mặc dù vậy, sau khi được cứu sống, cô rất ân hận và rối rít cám ơn Nghĩa.

    #ffffff; font-family: arial; text-align: -webkit-auto;">Anh Danh Nghĩa sinh năm 1989, quê ở xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Nghĩa cho biết lâu nay phụ gia đình làm việc ở quê, vừa rồi theo lời vài người bạn cùng đi lên Tân Uyên, Bình Dương xin việc làm.

    #ffffff; font-family: arial; text-align: -webkit-auto;">“Tụi em mới lên Bình Dương hôm trước (ngày 12.5), hôm 13.5 đi vào quận 7, TP.HCM để lấy đồ, đi ngang cầu Bình Triệu 2 chứng kiến sự việc liền nhảy xuống sông cứu người. Quả thật, giờ nghĩ lại cũng có chút sợ vì không biết được dưới dòng nước có vật gì nguy hiểm. Nhưng lúc đó em thấy cứu người là quan trọng nên không nghĩ đến chuyện này”, Nghĩa nói.

    #ffffff; font-family: arial; text-align: -webkit-auto;">Nghĩa hồn nhiên nói tiếp: “Lúc nhảy xuống sông, em quên móc cái bóp trong túi quần ra nên bị mất nhiều giấy tờ tùy thân và một ít tiền. Tới đây em phải về quê làm lại CMND mới trở lên xin việc làm”.

    #ffffff; font-family: arial; text-align: -webkit-auto;">Nghĩa cho hay, cầu Bình Triệu có cao thật, nhưng ở Kiên Giang bạn hay đi biển nên việc nhảy xuống cứu người là bình thường. Có điều, với độ cao như vậy, phải có kinh nghiệm để khi tiếp nước không bị ép tim.

    #ffffff; font-family: arial; text-align: -webkit-auto;">Nghĩa chia sẻ: “Nhiều người suy nghĩ bi quan tìm đến cái chết, như vậy là dại quá. Hãy nên nghĩ đến gia đình, người thân, bởi đâu phải chết là xong, mà còn để lại đau khổ cho người thân, gia đình”.

    #ffffff; font-family: arial; text-align: right;">Tin, ảnh: Minh Anh 


    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    chaulevan (16/05/2012)
  • #188418   24/05/2012

    bongquynh
    bongquynh

    Female
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Bác sỹ đưa phong bì cho bệnh nhân?!

    Lúc còn làm việc cho Ls, tôi ở trong một căn nhà trọ ở Nguyễn An Ninh. Nơi đó cũng có 2 mẹ con cô bán vé số. Mẹ 40 tuổi và thằng bé út hơn 1 tuổi. Nó gầy gò, bệnh tật suốt nhưng ngày ngày vẫn theo mẹ đi bán. Vì cùng quê nên cô hay tâm sự với tôi, vừa thấy tôi đi làm về là hớn hở chạy lại nói "Hôm nay tao được người ta cho tiền nè". Bình thường những người dân ở xung quanh đó biết hoàn cảnh khó khăn của cô (còn 3 đứa con nhỏ ở quê) nên người ta hay cho thằng bé út khi thì ít tiền, khi thì quà vặt, nên nghe cô nói tôi cũng không thấy có gì là bất ngờ. "Ông bác sỹ cho đó" mới là câu khiến tôi chú ý.
    "Bác sỹ cho cô tiền á?". Tôi không khỏi ngạc nhiên thì cô kể, hôm nay thằng bé sốt cao, từ sáng cô không đi bán nên chỉ còn mấy chục ngàn. Thằng bé không có bảo hiểm, bác sỹ bảo cô cho nó ở lại viện ít ngày thì cô bảo không có tiền. Ông bác sỹ đi ra ngoài 1 lát, trở lại với 1 cái phong bì trên tay, bảo cô vé số cầm lấy và về nhớ mua thuốc cho con uống. Cô vừa ngạc nhiên, vừa cảm động, và chắc chắn là không khỏi mừng vì có tiền mua thuốc cho con, đến nỗi ra về bỏ quên cả cái điện thoại - tài sản quý giá để cô liên lạc với chồng con ở nhà. Khi sực nhớ ra cô liền quay lại bệnh viện, không gặp lại vị bác sỹ kia nhưng có cô y tá đưa điện thoại đến, và nói là vị bác sỹ thấy cô quên đồ nên nhờ chị y tá cất hộ để trả lại.
    "Tao ra khỏi bệnh viện mới giám mở phong bì, những 500 nghìn mày ạ". Quả thật đối với cô lúc đó, đó là một số tiền khá lớn.
    Tôi vẫn thường nghe nói bác sỹ, y tá nhận tiền của bệnh nhân chứ chưa được biết bác sỹ nào lại "phong bì" cho bệnh nhân như thế này.
    Mặc dù vẫn còn gặp phải rất nhiều chuyện khiến tôi phải bức xúc khi tới bệnh viên, nhưng câu chuyện về người bác sỹ đó, cho tôi niềm tin rằng vẫn có nhiều lương y như từ mẫu.

    "Kẻ bi quan luôn nhìn thấy sự khó khăn trong mỗi cơ hội.

    Người lạc quan luôn nhìn thấy các cơ hội trong mọi khó khăn"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn bongquynh vì bài viết hữu ích
    chaulevan (24/05/2012) BachThanhDC (24/05/2012)
  • #204642   31/07/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


     

    Người đàn ông nhận nuôi những đứa con tâm thần!

    Người khác thấy kẻ điên thì sợ, tránh xa, nhưng anh Phước, một người lái xe chở vật liệu xây dựng ở Pleiku, Gia Lai, lại đón họ về nhà, chăm nuôi như con ruột. Việc thiện ấy anh đã âm thầm làm hơn chục năm qua.

     

    Với suy nghĩ “người ta giàu sang rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, nghèo khó rồi cũng như thế, chẳng khác gì, vậy thì lúc sống mình làm được gì cho đời, cho người khác thì hãy cứ làm đi, đừng lo nghĩ”, anh Hà Tư Phước (47 tuổi, trú tại làng Ia Rok, xã Chư H’Drông, thành phố Pleiku) đã nhận những người bị bệnh tâm thần về nuôi dưỡng.

    Anh lái xe tận tình nuôi người tâm thần

    Trong căn nhà gỗ đơn sơ, nhỏ bé nép bên cạnh núi Hàm Rồng, tài sản giá trị nhất có lẽ là chiếc tivi, anh Phước vui vẻ kể lại chuyện mình đã "bén duyên" với việc "vác tù và hàng tổng" này.

    Anh Phước (thứ hai từ trái sang) đang hỏi han các “con” về tâm trạng, sức khỏe. Ảnh: Tùy Phong

    Gần chục năm nước, một lần anh đi chở hàng thuê cho bạn hàng xong thì người ta mời về nhà chơi. Đến nơi, anh mới biết trong nhà có một người con tâm thần đã bị xích 15 năm rồi. Tò mò ngó vào thấy hoàn cảnh người đàn ông đó hết sức thương tâm, trần truồng, dơ dáy, bị xích lại trong căn phòng hôi thối, chẳng khác nào con vật.

    "Nghe người nhà này bảo phải xích thế không là nó đánh người, giết người ngay, không ai dám tới gần cả. Thấy thương quá, mình xin người nhà cho thả cậu ta ra, mình sẽ đưa về chăm sóc dùm. Lúc đầu, họ can ngăn, bảo đừng rước họa vào thân nhưng sau thấy mình quyết tâm quá nên để mặc muốn làm gì thì làm", anh Phước nhớ lại.

    Sau đó, anh đánh liều đưa Sáu (tên người đàn ông tâm thần này) về ở chung với mình, sinh hoạt cùng, dù nhà còn có vợ, hai đứa con nhỏ và một mẹ già.

    Anh Phước chia sẻ, "lúc đó mình chẳng sợ gì hết mà chỉ nghĩ rằng, đều là thân phận con người với nhau nhưng sao những người bị bệnh tâm thần khổ quá. Họ sống cuộc sống không bằng con vật. Con vật còn được tự do đi lại còn họ thì bị xích một chỗ, kìm lòng không đặng nên mong muốn được yêu thương, chăm sóc họ".

    Sáu khi về ở với anh Phước thì được coi như con, được anh tắm rửa sạch sẽ, cắt tóc, móng tay, móng chân gọn gàng. Mỗi khi anh Phước đi làm thì cho đi theo để đỡ buồn, dần dần Sáu trở nên lành tính hẳn. Sau 5 tháng thì Sáu đã hòa nhập lại được với cuộc sống, biết tự ăn uống, tự thay đồ, giặt đồ của mình, không la hét, quậy phá, đánh đập ai nữa. Bây giờ thì gia đình đã đón Sáu về nhà.

    Từ cái lần đầu tiên đó, sau này hễ cứ đi đâu thấy người bị điên, bị xiềng xích là anh Phước lại xin đưa về nhà nuôi. Anh cũng không nhớ rõ mình đã nhận nuôi bao nhiêu người, nhiều người được gia đình đưa đến với anh khi bệnh tình đang nặng nhưng sau một thời gian thì thuyên giảm, người nhà lại đón về. Có lúc nhà anh nuôi đến 15 người bệnh tâm thần, họ đều là những người từng bị bệnh viện trả về và đã bị gia đình xích lại một chỗ từ 10 đến 20 năm.

    Về với anh, họ được tự do đi lại, được anh yêu thương, chăm sóc, chia sẻ, động viên. Anh Phước tâm sự: "đối với người bị bệnh tâm thần, liều thuốc công hiệu nhất là tình thương, mình yêu thương họ thật sự, lo cho họ thật sự thì sẽ cảm hóa được họ. Khi mình trao cho họ tình thương thì họ sẽ không bao giờ hại mình".

    Chính vì thế mà anh gọi những người bị bệnh tâm thần là “con” và họ cũng gọi anh là “bố”.

    Nghe đồn về anh, nhiều gia đình có thân nhân bị tâm thần đã tìm đến để gửi gắm. Lúc đầu chỉ có 3, 4 người thì anh cho ở trong nhà, sinh hoạt chung với gia đình nhưng số lượng ngày một đông nên anh phải đi vay mượn, mua nợ tiền vật liệu xây dựng để xây riêng một căn nhà cho họ ở. Căn nhà cấp 4 mới xây này còn rộng rãi, khang trang hơn căn nhà mà gia đình anh đang dùng. Ở đây có đầy đủ phòng vệ sinh, phòng ngủ, hệ thống lọc, khử trùng nước, phòng vui chơi, sinh hoạt cho người bệnh.

    Phút vui đùa của “bố” Phước và các “con” trong căn nhà do anh xây dựng cho họ. Ảnh: Tùy Phong.

    Để làm được việc thiện, anh Phước luôn thầm cám ơn người vợ hiền là chị Huỳnh Thị Hạc (38 tuổi). Chị đã san sẻ trách nhiệm với anh bằng cách chịu trách nhiệm lo cơm nước cho những “đứa con nuôi”.

    Chị tâm sự, "lúc đầu mình cũng lo sợ khi thấy chồng đưa những người bị tâm thần về ở chung nhà. Nhưng sau thấy anh ấy yêu thương họ quá, mình cũng xuôi dần, bây giờ thì mình thấy bình thường rồi".

    Những gia đình gửi thân nhân cho anh chị nuôi, có người đóng góp được 500.000 – 600.000 đồng, người thì góp chục ký gạo một tháng để chị lo chuyện ăn uống, cũng có người không đóng gì, tuy nhiên không vì thế mà gia đình anh Phước bỏ bê “con”. Ở đây các con đều được ăn uống, chăm sóc như nhau.

    “Mỗi ngày, cứ 3h sáng là mình dậy đi bốc vác hàng thuê, đến 6h thì về đi chở hàng, ai kêu gì chở nấy. Như vậy, khi người khác ngủ vừa dậy là mình đã kiếm được chừng 100.000 đồng bỏ túi rồi! Không làm thế thì lấy tiền đâu mà lo cho gia đình và mười mấy 'đứa con'. Mỗi khi chúng kêu 'Bố ơi, đói!' là mình thắt ruột rồi, đó là chưa kể hai đứa con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học nữa chứ!”, anh Phước tâm sự.

    Giờ làm việc của anh kéo dài từ 3h sáng đến 22h đêm, vất vả như vậy nhưng anh không hề than phiền nửa câu. Hàng ngày, ngoài thời gian đi làm kiếm tiền, anh Phước đều dành ra một quỹ thời gian để tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh, giặt quần áo và trò chuyện cùng mấy “đứa con”. Mọi sinh hoạt của họ đều do một tay anh lo. Anh kể, đi tới nhà ai hoặc ra đường thấy quần áo, dày dép còn dùng được là xin hoặc nhặt về cho mấy đứa.

    "Người ta có cười mình cũng mặc kệ. Riêng mình đây cũng thế thôi, có khi không có mặc cả đồ của phụ nữ đi làm thấy người ta xì xào, nhưng mình nghĩ có thứ khoác lên người là được, đẹp hay không là ở bản chất bên trong chứ đâu phải là do quần áo tạo nên".

    Trại nuôi dưỡng người tâm thần với một số cơ sở vật chất dành cho người tâm thần của gia đình anh Phước. Nó còn lớn hơn căn nhà gia đình 5 người của anh Phước đang ở. Ảnh: Tùy Phong.

    Sau một hồi trò chuyện, anh Phước dẫn khách xuống thăm những “đứa con nuôi”. Thoáng thấy bóng anh từ ngoài cổng, họ đã cất tiếng hát thay lời chào. Anh Phước cười trấn an, "mấy đứa bây giờ hiền lắm, về ở với anh không hiểu sao mà bỗng nhiên hiền hẳn, nói gì nghe nấy. Một số đứa anh đã cho đi làm ngoài vườn rồi, nói là đi làm chứ thực ra là để chúng nó đi dạo cho thoải mái, tự do thôi, ở trong nhà cả ngày bức bí lắm".

    Nhìn những con người ngoan ngoãn, hiền lành, lễ phép như trẻ lên ba chẳng ai nghĩ họ đã từng quậy phá tan nát khi đang ở với những người ruột thịt của mình. Anh chỉ vào một người trẻ nhất, kể: "Nó tên là Trần Minh, mới hai mấy tuổi thôi, cha mẹ chết hết rồi nên giờ ở luôn với anh. Ngoài Minh ra còn có hai đứa nữa, không còn cha mẹ nên mình nuôi đến suốt đời. Còn những người khác khi nào gia đình muốn đến đón về thì cho về”.

    Khi được hỏi: “Có ai muốn về nhà không?”, tất cả những người này đồng loạt lắc đầu: “Không về, ở đây với bố!”.

    Ông Hoàng Quốc Lương, Phó Chủ tịch UBND xã Chư H’Drông cho biết: "Ông Phước là một người thiện tâm, ông làm việc thiện không vì một động cơ trục lợi nào. Việc này đã diễn ra hơn chục năm nay. Theo tôi nắm được thì những người tâm thần dù ở với người thân luôn lồng lộn, quậy phá, nhưng khi về với ông Phước không hiểu sao lại hiền hẳn ra, chấp hành vệ sinh, tự vệ sinh cho bản thân, bệnh tình ngày càng phát triển theo chiều hướng tiến bộ, đã có người khỏe hẳn được thân nhân đón về. Và cũng chưa có trường hợp nào quậy phá tại địa phương chúng tôi quản lý".

    Cũng theo ông Lương, hiện gia đình ông Phước chẳng khá giả gì, một mình ông phải lao động vất vả nuôi 4 miệng ăn người thân.

    Tùy Phong

    http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2012/02/nguoi-dan-ong-nhan-nuoi-nhung-dua-con-tam-than/

    Lời bình: Những người quen sống ích kỷ, vô tâm sẽ nói rằng anh rỗi hơi, hay thậm chị họ nghĩ anh cũng "điên ". Nhưng  riêng tôi, tôi thấy anh là một người có đạo đức, một người có tình yêu thương vô hạn đối với con người. Nếu không có tình yêu thương vô hạn, anh không thể làm được điều này. Sống cùng, nuôi dưỡng và chăm sóc những người bình thường không máu mủ ruột rà gì đã thấy khó. Đằng này anh lại đi chăm sóc cho những người không bình thường lại chẳng máu mủ ruột rà gì.  Anh và cả vợ anh thật đáng để khâm phục.

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (01/08/2012)
  • #220844   18/10/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


     

    Chàng sinh viên nuôi người bại liệt

    Thứ Tư, 17/10/2012, 04:51 PM (GMT+7)
    (Tin tuc) - Khu nhà trọ ở khu Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn, Bình Định) lâu nay lặng lẽ bỗng dưng thay đổi kỳ lạ
     

    Những thay đổi trong xóm trọ ấy bắt đầu từ sự lan tỏa câu chuyện về chàng sinh viên nghèo năm năm nuôi một người hàng xóm bị liệt toàn thân. Đó là Hồ Công Danh (sinh viên năm 1 Trường ĐH Quy Nhơn) và người đàn ông 32 tuổi bị liệt là Nguyễn Thanh Tùng.

    May mà có Danh

    Anh Tùng nhớ chính xác ngày mình bất ngờ bị té khi trèo hái vú sữa ở độ cao gần 10m. Một luồng tê lạnh chạy buốt sống lưng, rồi không thể tự gượng dậy được. Sau bao nhiêu cố gắng chạy chữa, bác sĩ kết luận: liệt vĩnh viễn. Cánh cửa cuộc đời như đóng sập lại với chàng trai mới 25 tuổi đang khỏe mạnh, siêng năng, chuẩn bị lên xe hoa xây cuộc sống mới. Từ phần cổ xuống tứ chi không còn cử động được, chích không biết đau nhưng tâm hồn đang phơi phới tuổi thanh xuân ấy vẫn còn đủ minh mẫn để giằng xé nỗi đau bế tắc.

    Choáng váng với tai nạn của con trai và liên tiếp hai người con lớn bỗng dưng bị tâm thần, người cha nghèo khổ già yếu không còn đủ sức chống chọi với hoàn cảnh đã đột quỵ sau hơn nửa năm lo chạy chữa cho con. Nỗi đau chồng lên nỗi đau rồi dồn lên đôi vai người mẹ già, hai năm sau bà cũng kiệt sức rồi đi theo ông.

    Chàng sinh viên nuôi người bại liệt, Tin tức trong ngày, sinh vien, nuoi nguoi bai liet, ho ngheo, so ho ngheo, tat nguyen, hoc dai hoc, sinh vien ngheo, cham soc nguoi tan tat, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

    Danh và chú Tùng trong căn phòng trọ

    Vết lở trên thân thể ngày càng nhiều do hoại tử, Tùng cần bàn tay chăm sóc, cần rửa vết thương, cần ăn uống, làm vệ sinh, cần gãi khi ngứa... công việc thường nhật tưởng chừng đơn giản ấy anh không thể tự làm được. Người dân trong xóm nghèo ở Phú Nam Đông (xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, Quảng Nam) ai cũng xót xa, họ đến thăm nom, tặng tiền, tặng gạo rồi về. Họ còn cuộc sống riêng phải lo... Trong nỗi đau cùng cực, Tùng quyết từ hôn người vợ chưa cưới rồi lặng lẽ tuyệt thực mong giảm gánh nặng cho đời... “Nếu lúc đó Danh không xuất hiện, có lẽ tôi đã chết lâu rồi” - Tùng nhớ lại.

    Danh là đứa trẻ ở gần nhà Tùng. Một lần tình cờ đến nhà thấy Tùng nằm một mình, cơn sốt làm môi tím ngắt, răng đánh bần bật. “Cháu lấy khăn nhúng nước ấm lau hạ sốt. Sau cơn nóng lạnh mê man, chú Tùng tỉnh lại nhìn cháu cười. Chú ấy vui tính lại hiền, cháu chưa thấy ai cười hiền như vậy” - Danh kể. Sau lần ấy, hình ảnh chú Tùng lúc nào cũng ám ảnh. Lỡ chú ấy sốt cao, lỡ không có ai tới..., bao nhiêu suy nghĩ cứ đeo bám tâm hồn cậu học sinh lớp 10 còn non nớt. Danh đến chăm sóc theo mách bảo của nỗi lo, dần thành quen, không ngày nào vắng mặt.

    “Ông bụt” có... sổ hộ nghèo

    “Ngày nào hắn cũng đến lo cho tui, tui la mô hắn vẫn cứ làm”. Tùng phản đối nhưng Danh lủi thủi làm tất cả những gì một người bệnh cần làm. “Chăm sóc người bị bại liệt hoàn toàn không chỉ có tấm lòng yêu thương. Rất nhiều người thân, vợ chồng, tình mẫu tử chỉ quan tâm được một thời gian rồi bỏ. Một người liệt phải 2-3 người chăm, không chỉ rành về y tế mà còn phải tập vận động, matxa để người bệnh không bị tắc mạch... Chăm sóc cho bệnh nhân khỏe mạnh trong một thời gian dài không chán nản và có tình người như Danh là điều kỳ diệu, hiếm gặp” - một bác sĩ khoa thần kinh cột sống chia sẻ.

    Từ ngày có Danh, giường nằm của Tùng không còn mùi hôi, vết lở ít hơn và những cơn sốt cũng thưa dần. Những con đường mòn xóm nhỏ không còn xa lạ với hình ảnh xe kéo do Danh kéo Tùng đi dạo mát; hình ảnh Danh đạp xe hơn 8km mua về một bao tải đầy bông gạc, vải mùng, nước muối, thuốc chống sốt, chống viêm rồi về cắt may thành từng tấm để dành thay băng... Đó là những lúc có tiền ai đó cho, Danh vội mua để dành sử dụng. Chuyện hết tiền phải ăn cháo trắng nhiều ngày hai chú cháu đã quen nhưng không có băng thay, thuốc uống một ngày là không thể.

    Nhớ lại lần đi xa Tùng lâu nhất là lúc Danh ôn thi ĐH ở Đà Nẵng. Cứ hai ngày Danh phải bắt xe đò về làm vệ sinh, nhờ hàng xóm cho ăn rồi bắt xe đò ra học. Đi về như con thoi, Danh không ngại, chỉ có Tùng muốn chết vì sợ ảnh hưởng việc học của Danh. Nhưng làm sao để chết được thì Tùng bất lực. Tuyệt thực đến ngày thứ bảy ngất xỉu thì được đưa đi cấp cứu, lại sống. Lần ấy, Danh khẩn khoản: “Chú phải sống để mừng cháu đậu ĐH chứ!”, Tùng mới chịu ăn. Để chăm lo cho Tùng, Danh quyết định ở nhà tự học ôn.

    Gia đình Danh có sổ hộ nghèo, cha tật nguyền lại có hai chị gái đang học ĐH, cuộc sống chỉ nhờ vào gánh rau quả mẹ bán ở chợ. Mùa thi 2012, Danh trúng tuyển vào ngành điện kỹ thuật Trường ĐH Quy Nhơn, ba chị em cùng vào ĐH là quá sức cho người mẹ quê. Mừng đã đành nhưng lo cũng không ít. “Không có tiền thì làm thêm sẽ có nhưng nếu không làm vệ sinh ba ngày là chú Tùng không sống được. Mình có khả năng làm được thì không thể nhìn chú ấy chết” - Danh nghĩ.

    Để chăm sóc được chỉ còn cách đưa chú ấy đi cùng mình. Làng Phú Nam Đông một lần nữa lại xôn xao. Người ta nghẹn ngào và ái ngại cho quyết định của Danh. Cha mẹ lo lắng việc học của con, hai chị gái đều là sinh viên năm 4 đã biết chuyện ăn ở, học hành khó khăn đến mức nào khuyên em suy nghĩ kỹ. Danh xin cha mẹ cho mình tự quyết định. Tùng lại tuyệt thực cương quyết không chịu đi vì muốn Danh thảnh thơi lo việc học, Danh nói thẳng: “Chú có chuyện gì con vào trường cũng không học được, chú có muốn nhìn con đi học thành đạt không?”. Hai chú cháu ôm nhau khóc.

    Gói ghém ít tiền lẻ cùng 4 triệu đồng cầm cố hai sào ruộng cha mẹ để lại làm chi phí cho cuộc sống của mình, Tùng vào Quy Nhơn “nhập học” với Danh, nơi hai chú cháu chưa bao giờ đặt chân đến. Căn phòng trọ thuê giá 1,2 triệu đồng/tháng. Danh bỏ ra một ngày dọn dẹp rồi thiết kế quạt, bóng điện và vòi dẫn nước uống vào miệng để Tùng tự sinh hoạt mỗi khi cậu đi vắng. “Tạm thời ở trường chỉ học một buổi, còn một buổi ở nhà làm vệ sinh cho chú Tùng. Nếu phải học hai buổi thì chuyển làm ban đêm, cứ đảm bảo 24 giờ phải làm một lần, để lâu sẽ bị sốt ngay” - Danh tâm sự. Bà chủ trọ cám cảnh giảm cho họ 200.000 đồng/tháng. Cả khu nhà trọ nhìn hai con người lạ lẫm, cứ tự hỏi: “Sao lại có người tốt đến kỳ lạ vậy?”. Mấy người bạn sinh viên cùng trang lứa tò mò hỏi Danh có vất vả không khi thấy cậu đóng kín cửa phòng hơn hai giờ mỗi sáng để làm vệ sinh, Danh cười thật tươi: “Tớ thấy bình thường”.

    Gần tám năm nằm một chỗ, Tùng sống chỉn chu trong sự bình thường ấy. Cơ thể nặng khoảng 25kg thoi thóp với cuộc đời nhưng nghị lực và lòng yêu thương thì ngày càng lớn hơn qua hình ảnh một người trẻ hơn 13 tuổi hằng ngày chăm sóc cho mình.

    Theo Trường Đăng (Tuổi Trẻ)

    Thật là ngưỡng mộ một tấm lòng nhân ái!

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (18/10/2012)
  • #571938   31/05/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Tấm gương, lòng tốt luôn xuất hiện ở mọi nơi, từ ngay bản thân, người xung quanh, chòm xóm đến đi ngoài đường cúng thấy rất nhiều tấm lòng tốt. Hiện nay văn hóa xã hội đã nâng cao, văn minh hơn xưa rất nhiều rồi, các bạn trẻ có ý thức về cộng đồng hơn hẳn

     
     
    Báo quản trị |  
  • #571973   01/06/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Trong cuộc sống, luôn có những điều tốt đẹp xung quanh ta. Những hình ảnh con người đời thường gần gũi, tốt bụng, làm những điều thầm lặng bảo vệ sự an toàn cho người dân. Những tấm gương xứng đáng để bản thân mỗi người cùng như cho thế hệ trẻ noi theo. 

     
    Báo quản trị |  
  • #579165   31/12/2021

    Xã hội phát triển thì thói hư tật xấu hay điều tốt đẹp trong cuộc sống cũng sẽ phát triển theo. Cơ bản là chúng ta phải giữ được bản sắc văn hoá dân tộc, vững tin trước lời kêu gọi của kẻ xấu, không tha hoá tư tưởng. Xung quanh chúng ta rất nhiều điều tốt, bản thân chúng ta hãy trở thành một người tốt và làm gương cho những người xung quanh.

     
    Báo quản trị |