Góp vốn nhiều nhất là có thể làm giám đốc?

Chủ đề   RSS   
  • #453349 11/05/2017

    phamle1980

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Góp vốn nhiều nhất là có thể làm giám đốc?

    Bố tôi là cán bộ hưu trí. Ông có 150 triệu đồng góp vốn vào một công ty, gọi là công ty TNHH Minh Phát. Công ty có vốn điều lệ 1 tỷ đồng trong đó có ông A góp 350 triệu, ông B góp 200 triệu. Bố tôi cùng 2 người khác mỗi người góp 150 triệu.

    Mọi người cũng đều là cán bộ hưu trí như nhau, chỉ có mỗi ông A là kế toán trưởng của một công ty xăng dầu ở tỉnh (Công ty này 100% vốn Nhà nước).

    Trước đây mọi người đồng ý cho ông A làm giám đốc trong nhiệm kỳ đầu 5 năm. Nhưng trong thời gian giữ chức ông ta lại lập thêm doanh nghiệp nữa và công ty này đã có GCN/DKKD.

    Mọi người không yên tâm nên mới yêu cầu ông A thôi giữ chức giám đốc. Nhưng ông ta không đồng ý vì cho rằng mình là người góp vốn nhiều nhất trong công ty nên đương nhiên phải làm giám đốc.

    Tôi và gia đình không rành lắm về luật, chỉ nghe loáng thoáng là có thể giải quyết theo quy định của luật doanh nghiệp 2014. Nhờ mọi người tư vấn giúp, xin cảm ơn.

     
    9233 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #453362   11/05/2017

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    Điều 58: Triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên

    Thành viên có quyền kiến nghị bổ sung nội dung chương trình họp bằng văn bản. Kiến nghị phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; họ, tên, chữ ký của thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền;

    b) Tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

    c) Nội dung kiến nghị đưa vào chương trình họp;

    d) Lý do kiến nghị.

    Chủ tịch Hội đồng thành viên phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trình họp Hội đồng thành viên nếu kiến nghị có đủ nội dung theo quy định được gửi đến trụ sở chính của công ty chậm nhất 01 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng thành viên; trường hợp kiến nghị được trình ngay trước khi họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự họp tán thành.

     

    Điều 59. Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên

    1. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

    2. Trường hợp Điều lệ không quy định hoặc không có quy định khác, triệu tập họp Hội đồng thành viên trong trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được thực hiện như sau:

    a) Triệu tập họp lần thứ hai phải được thực hiện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 50% vốn điều lệ;

    b) Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trường hợp này, cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.

    3. Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên. Thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên, hình thức biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

     

    Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:

    “c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;”

    Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp khi: (Khoản 3, Điều 60 LDN)

    a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

    bạn có thể tham khảo những quy định trên! còn vấn đề ai góp vốn nhiều thì được làm giám đốc của ông A là không có căn cứ

     

     
    Báo quản trị |  
  • #453363   11/05/2017

    Chào bạn,

    Việc bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Do đó, bạn xem lại trong điều lệ của Công ty là việc bãi nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giám đốc cần có bao nhiêu  % vốn đồng ý. Chỉ cần tỷ lệ này đồng ý là có thể miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh giám đốc.

    Còn việc góp nhiều vốn là được làm giám đốc thì pháp luật không có quy định. Tất cả là do sự thỏa thuận của các bên.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #454322   23/05/2017

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    Chào bạn. Luật Gia Phát xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Bố bạn và 3 người khác có thể tiến hành triệu tập họp Hội đồng thành viên biểu quyết bãi nhiệm chức giám đốc công ty. Theo khoản 1 điều 58 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên”.

    Điều kiện tiến hành họp Hội đồng thành viên là: “Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ” (theo khoản 1 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2014). Thành viên dự họp yêu cầu ông A thôi chức giám đốc phải gồm bố bạn và 3 thành viên còn lại. Vì tổng vốn điều lệ của công ty bố bạn là 1 tỷ đồng, trong đó bố bạn và 3 thành viên khác (trừ ông A) là 650 triệu đồng, đạt 65% vốn điều lệ của Công ty. Do đó, hoàn toàn đủ điều kiện tiến hành cuộc họp hội đồng thành viên để bãi nhiệm chức Giám đốc công ty của ông A.

    Theo điểm a khoản 3 Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2014 “nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp…được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành…”, do vậy, tại cuộc họp Hội đồng thành viên, Bố bạn và 3 thành viên còn lại phải biểu quyết tán thành việc bãi nhiệm Giám đốc, nếu có 1 trong 4 người không tán thành bãi nhiệm Giám đốc thì sẽ không được thông qua. Việc biểu quyết sẽ sử dụng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

    Không có quy định nào cho thấy người góp vốn nhiều nhất trong công ty thì đương nhiên phải làm giám đốc. 

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #465098   20/08/2017

    ksnb_ctr
    ksnb_ctr

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2015
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    Bạn không nói rõ thời điểm công ty được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nếu thời điểm này trước thời điểm luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực (1/7/2015) mà công ty chưa họp bàn tiến hành sửa đổi điều lệ thì vẫn sẽ áp dụng theo quy định của Bản điều lệ trước đây khi đó mọi căn cứ sẽ áp dụng theo bản điều lệ này. Tỷ lệ để có thể tiến hành họp hội đồng thành viên sẽ căn cứ theo điều lệ.

    Nếu công ty thành lập khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực sẽ căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty.

     
    Báo quản trị |