CÁCH HỌC HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP

Chủ đề   RSS   
  • #447421 22/02/2017

    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    CÁCH HỌC HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP

    >>> Toàn bộ điểm mới Luật doanh nghiệp 2014

    >>> So sánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần

    >>> So sánh Công ty TNHH 1 thành viên với DNTN

    >>> So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện

    >>> Phân biệt hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

    >>> Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông

    >>> So sánh giữa pháp nhân và thương nhân

    >>> 18 câu hỏi – đáp phổ biến về hộ kinh doanh

    >>> Các trường hợp thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư

    >>> Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh

    >>> Tập hợp văn bản hướng dẫn 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

    >>> Sơ đồ các mối quan hệ thân thiết bị cấm tại doanh nghiệp

    >>> Chuyên trang nghiên cứu dành cho doanh nghiệp

    CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO

    Chúng ta cần học môn Luật doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?

    Để học hiệu quả luật doanh nghiệp, mình vận dụng các bước sau:

    Bước thứ nhất: Chia ra theo từng chủ đề chính, làm thành các chuyên mục.

    Bước thứ hai: Trong mỗi chủ đề, cần nắm được nội dung chính của nó , khái niệm cơ bán và các văn bản pháp lí liên quan.

    Bước thứ ba: Lập sơ đồ tư duy, chi tiết hóa những nội dung trên

    Bước thứ tư: Liên hệ thực tiễn thông qua nhiêu phương tiện khác nhau.

    Sau khi vững kiến thức cơ bản cũng như có một số thông tin về một số ví dụ cụ thể trên thực tiễn, mình thường bình luận, xem xét, đưa ra quan điểm cá nhân quy định đó đã phù hợp thực tiễn hay chưa. Ngoài ra, mình còn liên hệ giữa các văn bản pháp luật liên quan khác.

    Trong những buổi học hoặc sinh hoạt với các thành viên trong nhóm luật, mình sẽ đưa chủ đề đó ra bàn luận, mọi người cùng nhau nêu ý kiến.

    Về phương pháp làm bài thi hiệu quả,mình xin chia sẻ như sau:

    Đề thi các môn luật thường có ba phần, các bạn cần đọc kĩ đề , và phân nó vào chủ đề nào bạn đã chia trước đó.

    - Phần nhận định đúng sai: Nếu đã có học bài và nắm được tinh thần của luật, khi đọc và xác định phạm vi của câu nhận định, bạn sẽ hình thành ngay quan điểm đúng/sai về câu nhận định đó trong não bộ. Vấn đề còn lại của bạn là trình bày câu trả lời và tìm điều luật quy định làm căn cứ.

    Có môt lưu ý cho các bạn như sau: Đa số, khi làm phần nhận định các bạn có xu hướng đưa  cơ sở pháp lí và kết luận ngay hoặc tìm một ví dụ sai thì câu nhận định đó sẽ sai. Cách làm của các bạn không sai nhưng sẽ không đạt được điểm tối đa. Bởi lẽ, giảng viên sẽ đặt ra một nghi vấn liệu bạn hiểu bài , có kiến thức hay chỉ “ học vẹt” hoặc đó không phải sản phẩm của bạn, thiếu tính logic,….

    - Phần lí thuyết: phần này không yêu cầu quá nhiều kĩ năng. Cốt yếu bạn phải hiểu đúng đề, trả lời đúng trọng tâm , đưa ra căn cứ rõ ràng và lập luận logic. Cá nhân mình thường xem câu trả lời có bao nhiêu ý chính, từ đó sắp xếp các ý chính thành các luận điểm theo một trình tự thích hợp.

    - Phần bài tập tình huống: các bạn cần lưu ý thời gian sự kiện pháp lí sảy ra, đối tượng mà luật điều chỉnh, hiệu lực của văn bản pháp luật,… Từ các yếu tố trên, bạn phải chọn ra đúng văn bán pháp luật phù hợp để làm căn cứ, giải quyết tình huống nêu ra.

    Sau đây là một số văn bản pháp luật Luật doanh nghiệp thường sử dụng nhất:

    Luật doanh nghiệp 2014 :được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015

    Nghị định 78/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 14/9/2015 quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2015.

    Nghị định 81/2015/NĐ-CP: : Về Công bố thông tin của Doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ ban hành ngày 18/9/2015, có hiệu lực kể từ ngày 5/11/2015.

    Nghị định 96/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2014, có hiệu lực kể từ ngày 8/12/2015.

    >>> Xem toàn bộ văn bản pháp luật doanh nghiệp tại đây.

    MÌNH SẼ LIÊN TỤC ĐĂNG LÊN CÁC BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH, TÌNH HUỐNG, CÂU HỎI LÍ THUYẾT LIÊN QUAN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP, CÁC ĐỀ THI LUẬT DOANH NGHIỆP TẠI TOPIC NÀY. CÁC BẠN NHỚ THEO DÕI THƯỜNG XUYÊN NHÉ! MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG ĐỂ LẠI TẠI ĐÂY!

    CHÚC CÁC BẠN MỘT NGÀY LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP TỐT!

     
    68809 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Anh_Trinh vì bài viết hữu ích
    conan1979 (26/03/2018) HIEN032012 (21/10/2017) HoaBatTu1209_d (16/10/2017) fdfdsfd (09/03/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang «<56789>
Thảo luận
  • #473869   07/11/2017

    tuyetmai2song
    tuyetmai2song

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    công ty TNHH Mtv

    Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Hà Nam có phải cơ quan nhà nước ko ạ?
     
    Báo quản trị |  
  • #473920   07/11/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết là doanh nghiệp nhà nước chứ không phải là cơ quan nhà nước.

     
    Báo quản trị |  
  • #472747   29/10/2017

    hoannhu
    hoannhu

    Sơ sinh


    Tham gia:29/10/2014
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật đầu tư và luật doanh nghiệp

    Cho e hỏi với ah. Mối quan hệ giữa luật đầu tư và luật doanh nghiệp năm 2014 là gì ah. E cảm ơn ah.
     
    Báo quản trị |  
  • #473916   07/11/2017

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Có thể câu hỏi của bạn mang tính chất thi cử học tập gì đó, các luật sư thường áp dụng pháp luật và nghiên cứu trả lời các tình huống thực tế, tuy nhiên bạn cũng có thể xem thêm các quy định về phạm vi, đối tượng điều chỉnh tại 2 luật nhày như sau:

    Đối với Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty.

    Và Luật Đầu tư năm 2014 quy định: Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.

    Như vậy, nhìn vào đây bạn có thể thấy một Luật quy định về cơ cấu tổ chức vận hành và hoạt động của một doanh nghiệp, như là quy định về bộ xương, khung, còn một luật quy định về các dự án cụ thể mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong quá trình hoạt động.

    Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại  www.luatdoanhgia.vn www.luatdoanhnghiepvn.vn

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #476000   25/11/2017

    huyensunieo31101997
    huyensunieo31101997

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH 2 thành viên

    mọi người cho mình hỏi cách giải quyết trong trường hợp sau ạ. 

    Giả sử một công ty TNHH có bốn thành viên A,B,C,D với tỷ lệ vốn góp tương ứng là 50,20,15,15%. Khi thành viên B quyết đinh rút vốn khỏi công ty thì nếu trường hợp công ty không mua lại phần vốn của B, nên B có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn của mình. Theo khoản a Điều 53 Luật doanh nghiệp thì  phần vốn góp của B sẽ được chào bán cho A,C,D theo tỷ lệ vốn góp . Sau đó A và C quyết đinh mua hết phần vốn được cho phép nhưng D lại không muốn mua phần vốn góp của B. Vậy phần vốn còn lại  mà D được phép mua nhưng không mua sẽ xử lý nhưthế nào ạ. Liệu A hoặc C có quyền được mua hay không?

    mong mọi người giú đỡ ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #476009   26/11/2017

    congtysangtam
    congtysangtam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2017
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trong trường hợp này nếu thành viên còn lại không mua phần vốn góp thì các thành viên khác sẽ được quyền ưu tiên mua nhé bạn. Nếu các thành viên khác không mua phần vốn góp này thì người không phải là thành viên không ty có thể mua  phần vốn góp này nhé bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #476016   26/11/2017

    huyensunieo31101997
    huyensunieo31101997

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    cách giải quyết trên có dựa trên điều luật nào không ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #476074   26/11/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Ý kiến của mình như sau:

    Căn cứ theo Khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định:

    Điều 53. Chuyển nhượng phần vốn góp

    1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

    a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

    b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

    Theo như Điểm b Khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014 đã chỉ rõ rằng phần vốn góp mua không hết  thì sẽ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên trong công ty. 

    Cập nhật bởi tieukhanh95 ngày 26/11/2017 07:58:36 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tieukhanh95 vì bài viết hữu ích
    huyensunieo31101997 (26/11/2017) hoanganhthu.277 (27/11/2017)
  • #476255   28/11/2017

    Luật Gia Phát xin trả lời như sau:

    Căn cứ theo Khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định:

    Điều 53. Chuyển nhượng phần vốn góp

    1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

    a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

    b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

    Vậy trong trường hợp này, theo như Điểm b Khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014 đã chỉ rõ rằng Trong trường hợp này nếu thành viên còn lại không mua phần vốn góp thì các thành viên khác sẽ được quyền ưu tiên mua . Nếu các thành viên khác không mua phần vốn góp này thì người không phải là thành viên không ty có thể mua  phần vốn góp này nhé bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #476308   28/11/2017

    Góp vốn, mua lại

    Cho mình hỏi:

    "Công ty A là Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà Nước. Công ty A có 16% vốn trong Công ty Cổ Phần B. Công ty B sở hữu 41% vốn góp trong Công ty TNHH C. (02 thành viên còn lại của Công ty C lần lượt là Công ty Cổ phần X chiếm 10%, cá nhân Y chiếm 10% và cá nhân Z chiếm 39%). Khách hành muốn mua lại Công ty C thì cần làm gì?"

    Cảm ơn ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #476385   29/11/2017

    nhutpro12398
    nhutpro12398

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Quy định về họp hội đồng thanh viên công ty hợp danh

    cho em hỏi là khi quyết định mở họp hội đồng thanh viên công ty hợp danh thì có cần tất cả thành viên của công ty tham gia không ạ ? Em cảm ơn !

    Nếu tiếp nhận thêm TVHD mới cần 3/4 tổng số TVHD chấp thuận vậy thêm TVGV cũng cần 3/4 hay là 2/3 tổng số TVHD chấp thuận.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nhutpro12398 vì bài viết hữu ích
    trantomy (29/11/2017)
  • #476804   30/11/2017

    lycalong
    lycalong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chuyển nhượng cổ phần

     cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho tổ chức,cá nhân khác nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông đúng hay sai ạ Luật Sư?

     
    Báo quản trị |  
  • #477178   04/12/2017

    ulaw123
    ulaw123

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khách hàng muốn mua lại doanh nghiệp thì cần làm gì?

    em muốn nhờ luật sư giúp em giải đáp bài này với ạ

    Hãy đưa ra hướng giải quyết về vấn đề sau đây: Công ty A là Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà Nước. Công ty A có 16% vốn trong Công ty Cổ Phần B. Công ty B sở hữu 41% vốn góp trong Công ty TNHH C. (02 thành viên còn lại của Công ty C lần lượt là Công ty Cổ phần X chiếm 10%, cá nhân Y chiếm 10% và cá nhân Z chiếm 39%). Khách hành muốn mua lại Công ty C thì cần làm gì? em xin cảm ơn ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #477644   08/12/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    có rất nhiều cách để học một môn luật nào đó và khi thi đạt được kết quả cao. Nhưng thực tế mình học, thì việc quan trọng nhất vẫn là đọc thật kỹ luật và các văn bản quy định chi tiết. Nếu chưa hiểu hoặc muốn tìm hiểu kỹ, các bạn có thể đọc thêm các sách chuyên khảo, các giáo trình, các bài sách báo khoa học.

     
    Báo quản trị |  
  • #478446   14/12/2017

    trucgiadat
    trucgiadat

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền sở hữu sau khi góp vốn cho công ty

    Cho em hỏi 2 câu này ạ: 1 Ông Hải góp vốn vào công ty bằng quyền sử dụng đất và ô tô. Sau khi hoàn tất thủ tục góp vốn thì công ty có quyền sở hữu đối với thửa đất và ô tô là đúng hay sai? 2 .Giả sử ông Hải tiếp tục góp vốn bằng quyền sở hữu nhà.Sau khi góp vốn thì ông Hải có còn quyền sử dụng đất và sở hữu nhà hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #478478   14/12/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần


    1. Đúng.

    2. ông Hải không còn quyền sử dụng, định đoạt tài sản đã chuyển quyền sở hữu cho công ty.

    Căn cứ tại điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014 thì đồng nghĩa với việc tài sản đã chuyển giao quyền sỡ hữu thì người nào là chủ sỡ hữu thì người đó có quyền sử dụng, định đoạt.

    Điều 36. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

    1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

    a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

    b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

    Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

    c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

    2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

    3. Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerinthefuture vì bài viết hữu ích
    trucgiadat (14/12/2017)
  • #479261   20/12/2017

    kythuong
    kythuong

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2009
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 560
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 5 lần


    Pháp luật mua bán sáp nhập công ty

     
    Báo quản trị |  
  • #479265   21/12/2017

    lsthaibinh
    lsthaibinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2017
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    kythuong viết:

    Pháp luật mua bán sát nhập công ty

    Vì sao cần có thỏa thuận bảo mật hả bạn?

     
    Báo quản trị |  
  • #479979   27/12/2017

    Tình huống tranh chấp trong Luật doanh nghiệp

    Bạn nào tư vấn giúp mình tình huống Luật này với nhé. Loay hoay mấy ngày rồi mà chưa lần mò được đáp án... Mình xin cảm ơn

    Tình huống:

    Công ty Cổ phần XYZ vốn là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Y, đã được cổ phần hóa, họat động theo luật Công ty từ năm 2004. Ngành nghề kinh doanh của Công ty là khai thác và chế biến khoáng sản. Sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời, Công ty đã tiến hành sửa đổi Điều lệ phù hợp với Luật Doanh nghiệp và đã được Đại hội đồng cổ đông của Công ty thông qua ngày 10-7-2006. Theo điều lệ mới của Công ty thì số vốn điều lệ 3,5 tỷ đồng, chia làm 35.000 cổ phần (mỗi cổ phần có mệnh giá 100.000 đồng). Vốn của Nhà nước trong Công ty chiếm 25% tổng số cổ phần. 15% tổng số cổ phần được bán cho người ngoài Công ty , còn 60% tổng số cổ phần còn lại do người lao động trong Công ty mua. 
    Hội đồng quản trị của Công ty có 9 người. Hội đồng quản trị đã bầu ông N làm chủ tịch Hội đồng quản trị, ông T làm Giám đốc công ty. Ban kiểm soát của Công ty có 3 người do bà P làm trưởng ban. 
    Từ tháng 08 năm 2006, do mâu thuẫn trong nội bộ của công ty, cụ thể là trong chính Hội đồng quản trị nên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Một số thành viên Hội đồng quản trị đã yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty phải từ chức. Ngày 19-09-2006, các thành viên trong Hội đồng quản trị có văn bản yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị để tiến hành các cải cách cần thiết nhằm thúc đẩy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và bầu thêm 2 phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty. 
    Các thành viên trong HĐQT có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp, và bầu thêm 2 phó chủ tịch HĐQT không?
    Không nhất trí với các vấn đề trên, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty đã từ chối triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị . Ngày 23-10-2006, các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát tiếp tục có văn bản yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị Công ty. 
    Ngày 26-12-2006, Ban kiểm soát và các thành viên trong Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần XYZ gửi giấy mời họp đến tất cả các thành viên trong hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty và đã tự nhóm họp Hội đồng quản trị. Có 7 thành viên trong Hội đồng quản trị tham dự, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty không tham dự. 
    Việc Chủ tịch HĐQT và Giám đốc công ty không tham dự có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
    Tại cuộc họp Hội đồng quản trị ngày 26-12-2006 này, các thành viên tham dự đã hoàn toàn nhất trí ra quyết định bãi miễn Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty cũ, bầu ra Chủ tịch Hội đồng quản trị mới là ông L, Giám đốc Công ty mới là bà H. Hội đồng quản trị cũng đưa ra quyết định triệu tập cuộc họp Đại hội cổ đông bất thường của Công ty vào ngày 29-12-2006. 
    Các quyết định của HĐQT trong trường hợp trên có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
    Ngày 29-12-2006, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường đã được tiến hành với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 1/2 tổng số cổ phần của Công ty, Đại hội đồng cổ đông đã thông qua nghị quyết chấp hành quyết định của Hội đồng quản trị về việc miễn nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty, quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty mới, thông qua quyết định sửa đổi Điều lệ của Công ty, theo đó bổ sung thêm hai Phó chủ tịch Hội đồng quản trị. 
    Các quyết định trên của ĐHĐCĐ có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
    Không đồng ý với các quyết định trên và cho rằng các quyết định đó là bất hợp pháp, Chủ tịch Hội đồng quản trị cũ Công ty và Giám đốc cũ Công ty là các ông N, T đã không tiến hành các thủ tục bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty mới, giữ lại con dấu của Công ty. 
    Việc không bàn giao này có hợp pháp hay không? Căn cứ pháp lý?
    Ông N cho rằng quyết định trên của các thành viên Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông là không hợp pháp vì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc cũ của Công ty hoàn toàn không vi phạm pháp luật, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, Công ty liên tục tăng trưởng và bản thân các thành viên Hội đồng quản trị cũng không thể chứng minh được bất cứ vi phạm gì của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc làm thiệt hại đến Công ty. Ông T thì cho rằng cuộc họp Hội đồng Công ty vi phạm Luật Doanh nghiệp, do vậy, không hợp pháp và không có giá trị thi hành . 
    Các căn cứ mà ông N và ông T nêu ra hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
    Ông L đã nộp đơn kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh K, kiện đòi ông N là Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông T là Giám đốc Công ty cũ phải hoàn trả con dấu cho Công ty. 
    Ông L có quyền khởi kiện không? Căn cứ pháp lý?
    Ông N cũng nộp đơn kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh K yêu cầu không công nhận kết quả của cuộc họp Hội đồng quản trị ngày 26-12-2006, cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông ngày 29-12-2006 vì cho rằng hai cuộc họp trên được tiến hành một cách không hợp pháp. 
    Căn cứ ông N đưa ra hợp lý không? Vì sao?

     
     
     
    Báo quản trị |