CÁCH HỌC HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP

Chủ đề   RSS   
  • #447421 22/02/2017

    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    CÁCH HỌC HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP

    >>> Toàn bộ điểm mới Luật doanh nghiệp 2014

    >>> So sánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần

    >>> So sánh Công ty TNHH 1 thành viên với DNTN

    >>> So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện

    >>> Phân biệt hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

    >>> Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông

    >>> So sánh giữa pháp nhân và thương nhân

    >>> 18 câu hỏi – đáp phổ biến về hộ kinh doanh

    >>> Các trường hợp thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư

    >>> Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh

    >>> Tập hợp văn bản hướng dẫn 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

    >>> Sơ đồ các mối quan hệ thân thiết bị cấm tại doanh nghiệp

    >>> Chuyên trang nghiên cứu dành cho doanh nghiệp

    CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO

    Chúng ta cần học môn Luật doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?

    Để học hiệu quả luật doanh nghiệp, mình vận dụng các bước sau:

    Bước thứ nhất: Chia ra theo từng chủ đề chính, làm thành các chuyên mục.

    Bước thứ hai: Trong mỗi chủ đề, cần nắm được nội dung chính của nó , khái niệm cơ bán và các văn bản pháp lí liên quan.

    Bước thứ ba: Lập sơ đồ tư duy, chi tiết hóa những nội dung trên

    Bước thứ tư: Liên hệ thực tiễn thông qua nhiêu phương tiện khác nhau.

    Sau khi vững kiến thức cơ bản cũng như có một số thông tin về một số ví dụ cụ thể trên thực tiễn, mình thường bình luận, xem xét, đưa ra quan điểm cá nhân quy định đó đã phù hợp thực tiễn hay chưa. Ngoài ra, mình còn liên hệ giữa các văn bản pháp luật liên quan khác.

    Trong những buổi học hoặc sinh hoạt với các thành viên trong nhóm luật, mình sẽ đưa chủ đề đó ra bàn luận, mọi người cùng nhau nêu ý kiến.

    Về phương pháp làm bài thi hiệu quả,mình xin chia sẻ như sau:

    Đề thi các môn luật thường có ba phần, các bạn cần đọc kĩ đề , và phân nó vào chủ đề nào bạn đã chia trước đó.

    - Phần nhận định đúng sai: Nếu đã có học bài và nắm được tinh thần của luật, khi đọc và xác định phạm vi của câu nhận định, bạn sẽ hình thành ngay quan điểm đúng/sai về câu nhận định đó trong não bộ. Vấn đề còn lại của bạn là trình bày câu trả lời và tìm điều luật quy định làm căn cứ.

    Có môt lưu ý cho các bạn như sau: Đa số, khi làm phần nhận định các bạn có xu hướng đưa  cơ sở pháp lí và kết luận ngay hoặc tìm một ví dụ sai thì câu nhận định đó sẽ sai. Cách làm của các bạn không sai nhưng sẽ không đạt được điểm tối đa. Bởi lẽ, giảng viên sẽ đặt ra một nghi vấn liệu bạn hiểu bài , có kiến thức hay chỉ “ học vẹt” hoặc đó không phải sản phẩm của bạn, thiếu tính logic,….

    - Phần lí thuyết: phần này không yêu cầu quá nhiều kĩ năng. Cốt yếu bạn phải hiểu đúng đề, trả lời đúng trọng tâm , đưa ra căn cứ rõ ràng và lập luận logic. Cá nhân mình thường xem câu trả lời có bao nhiêu ý chính, từ đó sắp xếp các ý chính thành các luận điểm theo một trình tự thích hợp.

    - Phần bài tập tình huống: các bạn cần lưu ý thời gian sự kiện pháp lí sảy ra, đối tượng mà luật điều chỉnh, hiệu lực của văn bản pháp luật,… Từ các yếu tố trên, bạn phải chọn ra đúng văn bán pháp luật phù hợp để làm căn cứ, giải quyết tình huống nêu ra.

    Sau đây là một số văn bản pháp luật Luật doanh nghiệp thường sử dụng nhất:

    Luật doanh nghiệp 2014 :được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015

    Nghị định 78/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 14/9/2015 quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2015.

    Nghị định 81/2015/NĐ-CP: : Về Công bố thông tin của Doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ ban hành ngày 18/9/2015, có hiệu lực kể từ ngày 5/11/2015.

    Nghị định 96/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2014, có hiệu lực kể từ ngày 8/12/2015.

    >>> Xem toàn bộ văn bản pháp luật doanh nghiệp tại đây.

    MÌNH SẼ LIÊN TỤC ĐĂNG LÊN CÁC BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH, TÌNH HUỐNG, CÂU HỎI LÍ THUYẾT LIÊN QUAN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP, CÁC ĐỀ THI LUẬT DOANH NGHIỆP TẠI TOPIC NÀY. CÁC BẠN NHỚ THEO DÕI THƯỜNG XUYÊN NHÉ! MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG ĐỂ LẠI TẠI ĐÂY!

    CHÚC CÁC BẠN MỘT NGÀY LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP TỐT!

     
    68759 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Anh_Trinh vì bài viết hữu ích
    conan1979 (26/03/2018) HIEN032012 (21/10/2017) HoaBatTu1209_d (16/10/2017) fdfdsfd (09/03/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang 12345>»
Thảo luận
  • #345614   20/09/2014

    hatran111
    hatran111

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bãi nhiễm HĐQT

    Cháu đang học luật kinh tế có một tình huống là trong cty cổ phần do 1 số thành viên bất bình với HĐQT cũ nên Kiểm sát viên trưởng của công ty đã đáp ứng đứng ra triệu tập đại hội cổ đông bất thường với sự có mặt của 70/82 cổ đông nhằm tiến hành sửa đổi điều lệ công ty, bãi nhiệm HĐQT cũ với lý do bà Mai ( hcur tịch HĐQT) đã làm đơn xin từ chức để bầu ra HĐQT mới. Tuy nhiên, HĐQT cũ không giải thể và vẫn giữ con dấu, tài khoản..

    Vậy đại hội cổ đông này có hợp lệ hay không và việc việc giữ con dấu , tài khoản có ý nghĩa gì?

    Mong luật sư giúp cháu!

     
    Báo quản trị |  
  • #447483   22/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    hatran111 viết:

    Cháu đang học luật kinh tế có một tình huống là trong cty cổ phần do 1 số thành viên bất bình với HĐQT cũ nên Kiểm sát viên trưởng của công ty đã đáp ứng đứng ra triệu tập đại hội cổ đông bất thường với sự có mặt của 70/82 cổ đông nhằm tiến hành sửa đổi điều lệ công ty, bãi nhiệm HĐQT cũ với lý do bà Mai ( hcur tịch HĐQT) đã làm đơn xin từ chức để bầu ra HĐQT mới. Tuy nhiên, HĐQT cũ không giải thể và vẫn giữ con dấu, tài khoản..

    Vậy đại hội cổ đông này có hợp lệ hay không và việc việc giữ con dấu , tài khoản có ý nghĩa gì?

    Mong luật sư giúp cháu!

    Chào bạn!

    Theo tình huống bạn đưa ra chưa thực sự rõ ràng. Mình chỉ có thể tư vấn một số vấn đề và hướng giải quyết chung.

    thứ nhất, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, Chủ tịch hội đồng quản trị phải triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị khi có đơn yêu cầu của Ban kiểm soát. Trong cuộc họp có sự tham dự của 70/82 thành viên tức trên 3/4,nên theo quy định, đủ điều kiện để tiến hành cuộc họp Hội đồng quản trị.

    Thứ hai, mình chưa rõ quyết định của cuộc họp như thế nào, có được thông qua và có hiệu lực hay không, nội dung của nó là gì. Do đó, mình chưa thể hướng dẫn cho bạn được. 

    Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. 

                                                              CHÚC BẠN HỌC TẬP TỐT!

     
    Báo quản trị |  
  • #355328   09/11/2014

    Fiona206
    Fiona206

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xin hỏi một chút về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần

    Ngày 20-01-2013, Công ty Cổ phần XYZ tiến hành họp Đại Hội đồng cổ đông. Cuộc họp được triệu tập và tiến hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Điều lệ Công ty, Luật Doanh nghiệp, có số cổ đông đại diện cho 90% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự (theo điều lệ của Công ty Cổ phần XYZ thì cuộc họp Đại hội đồng Cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông đại diện cho ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dư).

    Sau một ngày làm việc, tới 8.00h tối Đại hội đồng cổ đông đã bầu chọn được 4 thành viên Hội đồng quản trị trong tổng số 5 thành viên, 2 thành viên Ban Kiểm soát trong tổng số 3 thành viên. Tất cả các quyết định này đã được thông qua một cách hợp pháp. Mặc dù họp chưa xong nhưng vì điều kiện đã quá muộn, Đại hội đồng cổ đông nhất trí sẽ họp tiếp vào ngày 27-01-2013.

    Sau 7 ngày, vào 9.00h sáng ngày 27-01-2013, Đại hội đồng cổ đông của Công ty Cổ phần XYZ mới họp tiếp. Tại cuộc họp này, một cổ đông của Công ty (chiếm 15% tổng số cổ phần có biểu quyết của Công ty) đã đề nghị bổ dung một nội dung mới vào cuộc họp nhưng Chủ tịch Hội đồng quản trị không chấp nhận với lý do đề nghị đó không phù hợp với thủ tục quy định tại Điều lệ Công ty và Luật Doanh nghiệp.

    Sau khi kiến nghị bị từ chối, 10 cổ đông của Công ty đã bỏ về, do đó, số cổ đông đại diện cho số cổ phần tại cuộc họp chỉ còn 55,6% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty.

    Đại hội đồng Công ty tiếp tục họp, bầu bổ sung các thành viên còn lại của Hội đồng cổ đông về việc phê chuẩn các thành viên bổ sung của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát đã được 95% tổng số phiếu biểu quyết của những cổ đông dự họp còn lại thông qua. Tuy nhiên, nếu tính theo danh sách cổ đông tham dự cuộc họp từ ngày đầu thì Nghị quyết trên chỉ chiếm 52% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thông qua.

    Cho rằng Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông là không hợp lệ vì cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông dự họp theo quy định tại Điều lệ, số cổ đông bỏ về đã nộp đơn kiện lên Tòa án Kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh T, đề nghị hủy bỏ Nghị quyết này của Đại hội đồng cổ đông và không chấp nhận danh sách bầu bổ sung. 

    mọi người cho mình hỏi là các cổ đông tự ý bỏ về như vậy thì có sao không ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #350693   17/10/2014

    hoangtran510
    hoangtran510

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Hình thức và thủ tục góp vồn công ty cổ phẩn!

    Kính gửi: 

    Em có một vấn đề chưa rõ, nhờ luật sư tư vấn giúp, vấn đề như sau:

    - Công ty cũ (do bà H sở hữu) sở hữu nhà xưởng, nhà xưởng này đã được thế chấp để vay số tiền là 2tỷ. Công ty đang rơi vào tình trạng ngừng hoạt động.

    - Công ty mới được thành lập với các thành viên chiếm cổ phần như sau:

      + Ông A: 30% - chủ tịch hội đồng quản trị

     + Bà B: 30% 

    + Bà C: 30%( con của bà H) - giám đốc đại diện phap luật.

    + Bà  D: 10%  ( con của bà H).

    Vốn điều lệ là 10 tỷ

    - Công ty mới này mua nhà xưởng của công ty cũ, quá trình được ký kết như sau:

    + Công ty cũ đồng ý bán nhà xưởng cho công ty mới với giá 2tỷ. Sau đó công ty mới sẽ thế chấp nhà xưởng vay lại với số tiền 1tỷ rưỡi, ông A bỏ vô thêm số tiền là 500triệu ngân hàng mới đồng ý cho vay 1ty rưỡi. Như vậy công ty mới thực chất đã trả 2ty cho ngân hàng. 500triệu này là số tiền công ty mới vay của ông A.

    - Em muốn hỏi về việc chia cổ tức như sau: căn cứ vào đâu công ty sẽ chia cổ tức cho bà C và bà D?? thực chất bà C và D không tham gia gop vốn gì ngoài tham gia vào quá trình vay số tiền 2 tỷ và đứng danh nghĩa trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Ông A sẽ bỏ vồn để công ty mới hoạt động. Như vậy có cần phải có biên bản thỏa thuận gì về việc chia cổ tức hay chỉ căn cứ trên giấy phép đăng ký kinh doanh??? Dòng tiền của công ty sẽ được quản lý như thế nào vì ông A yêu cầu đứng chủ tài khoản và có quyền sử dụng tài khoản công ty thay mặt cho công ty.

    Em đang thắc mắc về vấn đề này, rất mong được các luật sư tư vấn giúp. 

     
    Báo quản trị |  
  • #447516   22/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    hoangtran510 viết:

    Kính gửi: 

    Em có một vấn đề chưa rõ, nhờ luật sư tư vấn giúp, vấn đề như sau:

    - Công ty cũ (do bà H sở hữu) sở hữu nhà xưởng, nhà xưởng này đã được thế chấp để vay số tiền là 2tỷ. Công ty đang rơi vào tình trạng ngừng hoạt động.

    - Công ty mới được thành lập với các thành viên chiếm cổ phần như sau:

      + Ông A: 30% - chủ tịch hội đồng quản trị

     + Bà B: 30% 

    + Bà C: 30%( con của bà H) - giám đốc đại diện phap luật.

    + Bà  D: 10%  ( con của bà H).

    Vốn điều lệ là 10 tỷ

    - Công ty mới này mua nhà xưởng của công ty cũ, quá trình được ký kết như sau:

    + Công ty cũ đồng ý bán nhà xưởng cho công ty mới với giá 2tỷ. Sau đó công ty mới sẽ thế chấp nhà xưởng vay lại với số tiền 1tỷ rưỡi, ông A bỏ vô thêm số tiền là 500triệu ngân hàng mới đồng ý cho vay 1ty rưỡi. Như vậy công ty mới thực chất đã trả 2ty cho ngân hàng. 500triệu này là số tiền công ty mới vay của ông A.

    - Em muốn hỏi về việc chia cổ tức như sau: căn cứ vào đâu công ty sẽ chia cổ tức cho bà C và bà D?? thực chất bà C và D không tham gia gop vốn gì ngoài tham gia vào quá trình vay số tiền 2 tỷ và đứng danh nghĩa trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Ông A sẽ bỏ vồn để công ty mới hoạt động. Như vậy có cần phải có biên bản thỏa thuận gì về việc chia cổ tức hay chỉ căn cứ trên giấy phép đăng ký kinh doanh??? Dòng tiền của công ty sẽ được quản lý như thế nào vì ông A yêu cầu đứng chủ tài khoản và có quyền sử dụng tài khoản công ty thay mặt cho công ty.

    Em đang thắc mắc về vấn đề này, rất mong được các luật sư tư vấn giúp. 

    Chào bạn!

    Việc chia cổ tức căn cứ vào thỏa thuận trong điều lệ công ty. 

    Nếu điều lệ không quy định thì chia theo phần trăm vốn góp của các thành viên.

    Việc ông A đứng chủ tài khoản của công ty và thay mặt công ty pơhair có giấy ủy quyền hoặc có thỏa thuận trước trong điều lệ công ty.

                                               CHÚC BẠN HỌC TẬP TỐT!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #367981   17/01/2015

    jenny1202
    jenny1202

    Female
    Sơ sinh

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập tình huống về chủ thể kinh doanh

    Công ty tnhh thành đô (trụ sở tại tỉh H) đã được phòng đăng kí kinh doanh-sở kế hoạch và đầu tư tỉh K cấp giấy chứng nhận đăng kí hoạt động cho 2 chi nhánh tại tỉnh k .Hai chi nhánh đã hoạt động bình thường trên 1 năm.Địa điểm đặt chi nhánh được công ty ký hợp đồng thuê của 1 cá nhân. Trong một cuộc họp của UBND tỉh đã viện hồ sơ của Thanh tra tỉh trình trước đây,trong hồ sơ kết luận đất đai và một số tài sản trên đất nơi đặt trụ sở hai chi nhánh Công ty Thanh Đô đang hoạt động là thuộc quyền quản lý của 1 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động trửc thuộc UBND tỉnh K bị lấn chiếm bất hợp pháp.Tuy nhiên ,do doanh nghiệp nhà nước này không có chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất và tài sản trên đất thuộc quyền quản lý của mình nên không khởi kiện. Sau đó ,phòng đăng ký kinh doanh -sở kế hoạch và đầu tư tỉnh K đã căn cứ vào tinh thần cuộc hợp trên , ra thông báo thu hồi giấy đăng ký hoạt động kinh doanh của 2 chi nhánh.Công ty Thành đô đã chấp hành nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của 2 chi nhánh sau đó khởi kiện phòng đăng ký kinh doanh- sở ke hoạch và đầu tư tỉnh K ra tòa hành chính Tòa án nhân dân tỉnh K . Căn cứ vào các quy định của pháp luật hãy giải quyết tìh huống trên va lý giải tại sao ?

    Cập nhật bởi jenny1202 ngày 17/01/2015 12:36:27 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #366884   09/01/2015

    PU1411
    PU1411

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào luật sư!! mong ls giải đáp cho e 1 số câu hỏi ạ!!

    Các nhận định sau đúng hay sai?Giải thích? 1.Trong mọi trường hợp,các loại hình kinh doanh du lịch đều phải có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh riêng cho cơ sở mình. 2.Tiêu chuẩn hàng hóa ,hành lý miễn thuế được áp dụng cho mọi đối tượng khi làm thủ tục xuất,nhập cảnh qua các cửa khẩu quóc tế của Việt Nam 3.tất cả việt kiều ở nước ngoài có nhu cầu về việt namdu lịch đều phải có hộ chiếu do Bộ Công An Việt Nam cấp 4.chỉ có hướng dẫn viên quốc tế mới dược cấp thẻ và phải sử dụng khi hành nghề 5.người nước ngoài đã có thẻ tạm trú tại Việt Nam dược miễn thị thực xuất nhập cảnh trong thời gian của thẻ 6.tất cả những người nước ngoài không vi phạm pháp luật trong thời gian lưu trú tại Việt Nam đều được tạo điều kiện thuạn lợi để xuất cảnh Việt Nam. Cám ơn luật sư!!
     
    Báo quản trị |  
  • #370145   02/02/2015

    baobinh1996
    baobinh1996

    Male
    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:02/02/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    giai the nao a.

    An, Bình, Minh góp vốn thành lập CTTNHH Đại Dương năm 2011. An góp bằng ngôi nhà đứng tên mình, lúc đó trị giá 2 tỷ; Bình góp bằng máy móc thiết bị, trị giá 3 tỷ; Minh góp bằng tiền mặt là 4 tỷ. CTTNHH Đại Dương làm ăn tốt, mọi hoạt động cũng như khoản nợ đều được thực hiện nghiêm chỉnh, lợi nhuận của các thành viên được chia tương ứng với tỷ lệ vốn góp (tất cả đều góp thật, không cam kết). Tuy nhiên, ngôi nhà mà An dùng làm tài sản góp vốn vẫn đứng tên An, và 3 thành viên thỏa thuận bao giờ công ty yêu cầu thì An sẽ phải chuyển quyền sở hữu cho công ty, nhưng thực tế công ty chưa yêu cầu. Vào 1 ngày đẹp trời năm 2013, An có ngồi với 1 luật sư và được luật sư tư vấn rằng: như vậy, lâu nay An là người bị thiệt thòi nhất, bởi vì quyền lợi của An trong công ty vẫn tương ứng với giá trị ngôi nhà là 2 tỷ, trong khi đến thời điểm hiện tại, ngôi nhà của An đã tăng giá lên đến 10 tỷ rồi. An thấy lời tư vấn này có lý nên đã đến CT yêu cầu Bình và Minh: - Hoặc phải cho An rút ngôi nhà ra, nộp vào công ty 2 tỷ tiền mặt tương ứng với giá trị phần vốn góp lâu nay của An; - Hoặc phải sửa phần vốn góp của An là 10 tỷ tương tương với giá trị ngôi nhà, chứ không phải 2 tỷ như lâu nay. Bình và Minh không đồng ý yêu cầu của An, do đó An làm đơn ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp giữa công ty và thành viên công ty liên quan đến tài sản góp vốn. Ở Tòa, An nói rằng đây vẫn là tài sản của mình, giấy tờ ngôi nhà vẫn đứng tên An chứ không mang tên Công ty, do đó, An có quyền yêu cầu như trên. Yêu cầu: a. Khái quát thủ tục góp vốn vào công ty b. Xác định tư cách thành viên của An c. Nêu cách thức giải quyết vụ việc trên
     
    Báo quản trị |  
  • #411010   25/12/2015

    Pháp luật doanh nghiệp

    một cổ đông công ty CP X bán cổ phần. Ngày 15/5/2007 người mua là anh Tiến đã thanh toán đầy đủ tiền mua và được ghi vào sổ cổ đông. Đến ngày 18/5/2007 người bán gửi công văn đến công ty nói rằng cổ tức của những tháng trước thời điểm bán là của họ, trước đó không có thỏa thuận. Ngày 19/5/2007 CTy CPX họp đại hội cổ đông quyết định chia cổ tức. Ngày 01/6/2007 công ty khóa sổ và lập danh sách cổ đông chia cổ tức. Danh sách này có tên anh Tiến chứ không có tên người bán. Sau khi cổ tức được chia, người bán biết nhưng không nói gì. & tháng sau thì phát đơn kiện đòi công ty X. Nêu cơ sở pháp lí giải quyết tình huống trên giúp

     
    Báo quản trị |  
  • #447759   23/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


     

    thaothao412 viết:

     

    một cổ đông công ty CP X bán cổ phần. Ngày 15/5/2007 người mua là anh Tiến đã thanh toán đầy đủ tiền mua và được ghi vào sổ cổ đông. Đến ngày 18/5/2007 người bán gửi công văn đến công ty nói rằng cổ tức của những tháng trước thời điểm bán là của họ, trước đó không có thỏa thuận. Ngày 19/5/2007 CTy CPX họp đại hội cổ đông quyết định chia cổ tức. Ngày 01/6/2007 công ty khóa sổ và lập danh sách cổ đông chia cổ tức. Danh sách này có tên anh Tiến chứ không có tên người bán. Sau khi cổ tức được chia, người bán biết nhưng không nói gì. & tháng sau thì phát đơn kiện đòi công ty X. Nêu cơ sở pháp lí giải quyết tình huống trên giúp

     

     

    chào bạn.

    trong trường hợp này, người chuyển nhượng sẽ là người được nhận cổ tức. 

    bạn xem chi tiết tại khoản 5, điều 132, luật doanh nghiệp 2014

    CHÚC BẠN HỌC TẬP TỐT.

     
    Báo quản trị |  
  • #410776   23/12/2015

    luonghoang96
    luonghoang96

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thành lập công ty

    cho em hỏi với ạ

    Mô hình DN nào có nhiều ưu điểm mà phù hợp với ngành nghề kinh doanh kinh doanh dịch vụ vận tải(có phải nhóm ngành nghề kd có điều kiện hay k), mức vốn, điều kiện chủ thể....

     
    Báo quản trị |  
  • #447626   23/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    luonghoang96 viết:

    cho em hỏi với ạ

    Mô hình DN nào có nhiều ưu điểm mà phù hợp với ngành nghề kinh doanh kinh doanh dịch vụ vận tải(có phải nhóm ngành nghề kd có điều kiện hay k), mức vốn, điều kiện chủ thể....

    Chào bạn.

       Loại hình công ty phổ biến hiện nay đối với ngành kinh doanh dịch vụ vận tải: Công ty cổ phần, công ty TNHH và Hợp tác xã.

       Điều kiện chủ thể:  Tất cả các cá nhân, tổ chức không thuộc quy định tại điều 13 luật doanh nghiệp đều được phép thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

      Việc đăng ký kinh doanh ngành nghề này hoàn toàn dễ dàng tuy nhiên khi xin giấy phép con tại Sở giao thông vận tải các bạn lưu ý. Trường hợp công ty, hộ kinh doanh không thuê người quản lý điều hành đáp ứng điều kiện tại nghị định số 91/2009/NĐ-CP thì người đứng đầu hộ kinh doanh, người đại diện theo pháp luật/ giám đốc công ty phải có đủ điều kiện sau:

    - Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;

    - Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 03 (ba) năm trở lên;

    - Bảo đảm và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

     

     Điều kiện để sở giao thông vận tải cấp phép kinh doanh vận chuyển hành khách bằng ô tô cho doanh nghiệp

    1. Đơn vị kinh doanh bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã cần:

    - Có Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ôtô theo quy định của pháp luật.

    - Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thời gian thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe; Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh. Phải bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật

    - Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức doanh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

    + Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;

    + Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 03 (ba) năm trở lên;

    + Bảo đảm và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

    - Có nơi đỗ xe:

    + Đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh của doanh nghiệp,

    + Đảm bảo các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

    + Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe

    - Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan về du lịch;

    2. Về phương tiện

    - Niên hạn sử dụng: ≤ 10 năm.

    - Ghi tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc hai bên cánh cửa xe.

    - Trên xe có trang bị bình chữa cháy, dụng cụ thoát hiểm

    - Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp

    + Xe ôtô thuộc quyền sở hữu của đơn vị

    + Xe ô tô thuê của tổ chức cho thuê tài chính, xe ô tô thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

    + Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.

    -  Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.

    - Văn bản chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển khách du lịch của cơ quan thuộc ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch được Sở Giao thông vận tải cấp biển hiệu cho xe ô tô tham gia hoạt động vận chuyển khách du lịch.

    3. Về lái xe và nhân viên phục vụ trên xe

    - Lái xe: có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh, có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển; không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.

    - Nhân viên phục vụ trên xe: có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh, được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định.

    -  Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng chuyên đưa đón công nhân đi làm tại các khu công nghiệp, đưa đón học sinh và sinh viên đi học).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #409803   15/12/2015

    Nguyenduyen07
    Nguyenduyen07

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2015
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 0 lần


    Thành lập công ty

    CTCP xây dựng và hóa chất Hoa Sen( trụ sở tại Hà Nội) đầu tư vốn 30 tỷ đồng để thành lập công ty Hoa Sen 2, kinh doanh dịch vụ vận tải (trụ sở tại Hải Phòng).

    Việc đầu tư vốn thành lập công ty Hoa Sen 2 có hợp pháp hay không.?

    Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh và tên gọi của công ty Hoa Sen 2 có gặp trở ngại nào về pháp lí hay không?

    Giả sử việc thành lập doanh nghiệp là hợp pháp, thì thiết kê cơ cấu tổ chức công ty hoa sen 2 như thế nào?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #408771   06/12/2015

    dungtran96
    dungtran96

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    công ty hợp danh

    mọi người cho mình hỏi bài này với ạ ạ Công ty A là công ty hợp danh có 2 thành viên hợp danh là ông A và bà B. Sau một thời gian hoạt động, công ty A dự định tăng vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, cả ông A và bà B đều không có khả năng góp thêm vốn và cũng không muốn chia sẻ quyền quản lý công ty cho người khác. Hỏi:

    1. Hãy cho biết làm cách nào công ty có thể tăng vốn điều lệ mà vẫn đáp ứng được nguyện vọng của ông A và bà B

    2. Sau khi tăng vốn điều lệ được một thời gian, ông A và bà B muốn chuyển đổi công ty A thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên để mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty sang các lĩnh vực kinh doanh mới. Hỏi việc chuyển đổi này có thể thực hiện được không và nếu được, công ty A phải thực hiện những thủ tục gì?

    3. Giả sử ngoài ông A và bà B, công ty còn có 5 thành viên góp vốn. Một trong số các thành viên góp vốn của công ty A đầu tư vốn thành lập một doanh nghiệp tư nhân, thành viên này mời bà B về làm giám đốc doanh nghiệp tư nhân của mình vì bà B có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân này dự kiến kinh doanh. Bà B đã nhận lời. Hỏi các việc làm trên đây của các thành viên công ty hợp danh A có phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không? Giải thích.

     
    Báo quản trị |  
  • #376064   25/03/2015

    tin135
    tin135

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật Doanh Nghiệp 2014

    Mọi người cho mình hỏi:

    1.      So sánh phần yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp giữa công ty TNHH và CTCP?

    2.      Phân biệt hoàn trả 1 phần vốn góp với mua lại cổ phần của cổ đông.

    3.      Khi nào thì nội dung ủy quyền của người ủy quyền và người được ủy quyền có gái trị pháp lý ràng buộc đối với người thứ 3?

    Ai biết phần nào thì giúp mình phần đó. cảm ơn tất cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #383289   14/05/2015

    trangnary
    trangnary

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    MỌI người giúp mình với

    hãy chỉ ra sự ảnh hưởng của môi trường luật pháp đến hoạt động kinh doanh của môt loại hình kinh doanh cụ thể

     
    Báo quản trị |  
  • #447758   23/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    trangnary viết:

    hãy chỉ ra sự ảnh hưởng của môi trường luật pháp đến hoạt động kinh doanh của môt loại hình kinh doanh cụ thể

    chào bạn.

    mình chỉ hướng dẫn bạn làm thôi nhé.

    ví dụ trong công ty cổ phần, khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ công ty được tự do thực hiện hay phải tuân theo quy định của pháp luật. ví như công ty mới thành lập 6 tháng, các cổ đông sáng lập có được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài hay không,... Pháp luật ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của công ty. mình chỉ gợi ý một số vấn đề, còn nhiều vấn đề khacsbanj hãy khai thác nhé.

    chúc bạn học tập tốt.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #397912   28/08/2015

    shiori
    shiori

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình huống pháp lý

    Công ty cổ phần ABC chỉ có cổ phần phổ thong, không có cổ phần ưu đãi.

    Tháng 12/2009, Hội đồng quản trị công ty thông qua phương án phát hành thêm 20 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng để tăng vốn điều lệ. Theo phương án này, mỗi thành viên của Hội đồng quản trị được mua tối đa 100.000 cổ phần với giá 15.000 đ/cp. Các cổ đông khác được đăng ký mua thêm tối đa bằng số cổ phần hiện đang sở hữu với giá 40.000 đ/cp.

    Anh chị xem giúp em bình luận tình huống pháp lý trên được không..

    Cập nhật bởi shiori ngày 28/08/2015 03:04:02 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #447757   23/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    shiori viết:

    Công ty cổ phần ABC chỉ có cổ phần phổ thong, không có cổ phần ưu đãi.

    Tháng 12/2009, Hội đồng quản trị công ty thông qua phương án phát hành thêm 20 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng để tăng vốn điều lệ. Theo phương án này, mỗi thành viên của Hội đồng quản trị được mua tối đa 100.000 cổ phần với giá 15.000 đ/cp. Các cổ đông khác được đăng ký mua thêm tối đa bằng số cổ phần hiện đang sở hữu với giá 40.000 đ/cp.

    Anh chị xem giúp em bình luận tình huống pháp lý trên được không..

    Chào bạn.

    Việc quy định giá cổ phần phải bằng nhau trong mọi trường hợp. Bạn có thể xem lại khái niệm cổ phần, được quy định trong luật doanh nghiệp. do đó, việc quy định giá bán chi các thành viên hội đồng quản trị giá 15000/cổ phần, cổ đông khác 40000/cp, bán ra ngoài giá 10000/cp là vi phạm quy định của luật doanh nghiệp 2014.

     
    Báo quản trị |  
  • #401345   03/10/2015

    canh123123123
    canh123123123

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:03/10/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    trách nhiệm của chủ tịch HĐTV

    Công ty TNHH An lành do A,B,C sáng lập, trong đó A chiếm 20%, B chiếm 30% và C chiếm 50%. C được bầu làm chủ tịch HĐTV, B là giám đốc và A làm kế toán. C đã lợi dụng chức vụ quyền hạn kí hợp đồng vượt quá thẩm quyền gây thiệt hại 1.5 tỷ cho công ty. Xử lí vụ việc trên?

    Anh chị giúp em giải quyết với

     
    Báo quản trị |