Góp tiếng nói về chủ quyền quốc gia trên Biển đông

Chủ đề   RSS   
  • #106220 28/05/2011

    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Góp tiếng nói về chủ quyền quốc gia trên Biển đông

    Thưa các bạn !
    Câu chuyện Biển đông và các đảo tranh chấp ở Biển đông đến lúc phải lên tiếng gấp rút hơn bao giờ hết. Nếu theo đà này sự bình an trên Biển đông trong tương lai rất mong manh. và sớm muộn gì cuộc chiến thật sự trên Biển đông sẽ nổ ra.
    Trung quốc đòi chủ quyền đến 80% diện tích trên Biển đông, đòi đàm phán song với từng nước một có tranh chấp trong khi tất cả các nước khác đồng ý với nhau đàm phán đa phương. Cuộc chiến này chưa có hồi kết thì liên tiếp có nhiều thông tin mạng đưa tin Trung quốc đang gấp rút lên kế hoạch đánh chiếm Trường sa.
    Chúng ta nên hành xử như thế nào để buộc Trung quốc ngồi vào bàn đàm phán đa phương càng sớm càng tốt.

     
    52965 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang <123456>
Thảo luận
  • #107712   03/06/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Khi nào Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam?

    Tháng Năm 20, 2011

    #2970a6;">Mặc Lâm, biên tập viên RFA: Trung quốc ngày càng lộ rõ hơn tính cách nước lớn và không ngại đưa ra những quyết định vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế về luật biển đối với các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines hay Việt Nam.

    Ngư dân Đà Nẵng chụp hôm 10/8/2010. AFP photo

    Trong hoàn cảnh bị chèn ép liên tục như vậy liệu Việt Nam có thể ứng phó ra sao và đến bao giờ thì Trung Quốc sẽ tiến thêm bước nữa để thôn tính quần đảo Trường Sa?

    Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, để tìm câu trả lời về vấn đề này.

    Trắng trợn và ngang ngược

    Mặc Lâm : Thưa ông, vừa qua Trung Quốc đã tiếp tục đưa ra quyết định cấm đánh bắt cá luôn cả đối với khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này cho thấy là họ vẫn tiếp tục giữ thái độ nước lớn là bất cần những quy định của quốc tế về luật biển. Là người lâu năm nghiên cứu và làm việc với Trung Quốc, ông nhận xét việc này như thế nào?

    Ông Dương Danh Dy : Nói về Trung Quốc về cái chuyện này thì nói dài hay ngắn bao nhiêu cũng đuợc. Bởi vì ý đồ bất biến của Trung Quốc là gì? Là mặc dù họ không có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế nào ở Biển Đông cả, nhưng từ ngày thành lập nước Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa đến nay, đến năm 1988 thôi, họ đã lấy toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam. Họ chiếm 7 đảo và bãi ở Trường Sa của Việt Nam, và đến bây giờ họ còn đòi tất cả, tất cả Trường Sa là thuộc về họ hết! Đó là một điều vô lý.

    Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để tuần tra, là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được.

    Ông Dương Danh Dy

    Chuyện về chủ quyền lãnh thổ, đòi hỏi họ có chủ quyền về cấm đánh bắt cá, thậm chí vừa rồi Cục Hải Dương Trung Quốc đã thông qua một quy định là cho phép 176 hòn đảo không có người ở Trung Quốc được đấu thầu để cho người sử dụng đến khai thác những hòn đảo không có người ở. Trong đó chắc chắn sẽ có những đảo mà họ xâm phạm chủ quyền đối với Nhật Bản, với Hàn Quốc, Triều Tiên, và với Việt Nam.

    Cũng như với các nước còn lại của ASEAN như Philippines, Indonesia. Cho nên, theo tôi nghĩ mục tiêu của họ đã rõ như ban ngày rồi. Đó là một sự ngang ngược, trắng trợn, vô liêm sỉ…. có thể nói thẳng như thế. Đấy là một sự vô liêm sỉ.

    Mặc Lâm : Thưa, trong nhiều lần trước chúng tôi được ông trả lời phỏng vấn thì ông luôn luôn có thái độ tự chế và đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận thấy sự bức xúc nơi ông. Thưa, xin ông cho biết đây có phải là một tín hiệu ông muốn gửi tới các cấp thẩm quyền của Việt Nam đang nhận trọng trách trong vấn đề Trung Quốc hay không?

    Ông Dương Danh Dy : Tôi xin nói thật là với tư cách một nhà nghiên cứu độc lập. Bây giờ tôi về hưu rồi. Tôi là một nhà nghiên cứu  độc lập, chẳng ai quản tôi cả. Tôi phải nói thật như vậy. Bộ Ngoại Giao cũng không quản tôi được đâu, mà bây giờ quản tôi, tôi phải nói thật với ông, với bạn đọc là quản tôi là chi bộ Đảng CSVN, là chỗ mà hiện tôi đang sinh hoạt, và nếu quản về dư luận nữa là bên công an.

    Nếu tôi nói cái gì mà không đúng, không hợp pháp thì người ta cũng chả để yên cho tôi. Còn Bộ Ngoại Giao không có dính líu gì đến tôi cả. Các cơ quan nghiên cứu khác cũng không dính líu gì đến tôi cả. Đấy, tôi phải nói rõ với bạn đọc và cả cho người Trung Quốc biết rằng Dương Danh Dy bây giờ chỉ là một người nghiên cứu độc lập yêu nước Việt Nam, thế thôi.

    Đối với cái chuyện Trung Quốc thì tôi nói nhiều rồi, khi tôi đương còn tại chức cho đến khi về hưu. Đến bây giờ trong các cuộc hội thảo, trong những lần mà tôi có tham dự hay trong những bài viết của tôi thì tôi đều nói rõ. Đối với Trung Quốc tôi nói thật thế này: chúng tôi không bao giờ chống nhân dân Trung Quốc, mà chúng tôi chống cái bành trướng bá quyền, chống cái đại ác nước lớn của Trung Quốc thôi. Điều đó là phải khẳng định. Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà họ lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để mà tuần tra, họ đâm tàu Việt Nam thì đấy là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được.

    Mục đích của TQ

     

    001_GR168819-250.jpg

    Bản đồ vùng Biển Đông mà nhiều nước đang tranh chấp. AFP PHOTO.

    Mặc Lâm : Thưa, là một nhà ngoại giao kỳ cựu ông biết rất rõ là trong tình hình thế giới hiện nay không cho phép một nước có hành động xâm lăng nước khác. Tuy nhiên ông có nghĩ rằng với tính cách nước lớn mà nước này thường phô trương thì Trung Quốc có thể phớt lờ đối với dư luận quốc tế để thôn tính Trường Sa như đã từng chiếm đoạt Hoàng Sa trước đây hay không?
     

    Ông Dương Danh Dy : Trong vấn đề Biển Đông hiện nay, đặc biệt vấn đề Trường Sa thì có khá nhiều khả năng. Một là khả năng tình hình sẽ tốt hơn trước, tốt hơn hiện nay. Đấy là điều mà cá nhân tôi rất mong muốn. Hai bên đi đến chỗ thỏa thuận, tìm được con đường tiếng nói chung để mà hòa hợp với lợi ích cả hai bên, không xảy ra chiến tranh, hai nước vẫn hòa thuận với nhau. Theo tôi nghĩ khả năng đó không phải là không có. Đấy là điểm thứ nhất.

    Điểm thứ hai là nó sẽ bắt giữ như là tình hình hiện nay, nhùng nhà nhùng nhằng, thỉnh thoảng anh này phản đối một tí, anh kia phản đối một tí. Thứ ba là nó xấu nữa, và cái xấu nhất là Trung Quốc mang quân ra đánh. Xấu vừa là họ cho lính của họ giả làm dân ra chiếm những đảo không có người ở mà thuộc chủ quyền của Việt Nam, của Philippines hoặc của Indonesia làm cho căng thẳng lên.

    Và xấu nhất là nổ ra chiến tranh, hoặc là Trung Quốc với Việt Nam hoặc là Trung Quốc với Philippines. Như vừa rồi chúng ta biết chuyện họ mang tàu đến hải phận Philippines khiến nước này cho máy bay ra đuổi họ bỏ chạy đấy.

    Mặc Lâm : Trong tình hình xấu nhất như ông vừa nói thì liệu chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng chưa cho một cuộc chiến không mong muốn này, thưa ông?

    Ông Dương Danh Dy : Theo tôi nghĩ thì sống bên cạnh anh hàng xóm này, bất cứ người lãnh đạo Việt Nam nào cũng phải tính đến khả năng xấu nhất. Tôi chắc và tôi biết phía Việt Nam chúng ta có chuẩn bị chứ không phải chúng ta khoanh tay ngồi đợi sự cái sự bố thí của phía Trung Quốc đâu, không có đâu.

    Mặc Lâm : Lịch sử Việt Nam luôn cho thấy là trong hàng ngàn năm qua mỗi lần giặc phương Bắc tràn xuống thì bất cứ triều đại nào cũng đều phải nương vào lòng dân, liệu bài học kinh điển này có được chính phủ áp dụng hay không khi mà thời gian trước đây nhà nước luôn cấm đoán những cơn bức xúc của người dân?

    …không nói ra nhưng mọi người Việt Nam đều biết rằng thằng bá quyền Đại Hán Trung Quốc này chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì hắn chưa thôi…

    Ông Dương Danh Dy

     

    Ông Dương Danh Dy : Phải nói thật là có một thời gian dài chúng ta vì nghĩ tới lợi ích lớn cho nên chúng ta nhân nhượng, chúng ta không nói rõ về những bất đồng, nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của Trung Quốc năm 1979.

    Thế nhưng gần đây nếu ông theo dõi báo chí, dư luận Việt Nam thì ông thấy là bắt đầu có những điểm mới rồi. Báo Thanh Niên của Việt Nam đã nói tới chuyện liệt sĩ Lê Đình Chinh, mà nói tới Lê Đình Chinh thì ai cũng biết liệt sĩ hy sinh ở chiến tranh biên giới năm 1979. Báo Thanh Niên Việt Nam cũng đã nói đến chuyện những liệt sĩ hy sinh ngày tháng 3 năm 1988 khi bị hải quân Trung Quốc tấn công chúng ta đấy. Bắt đầu nói tới chuyện ấy rồi!

    Còn trong dân, tôi xin nói thật với ông là không nói ra thì thôi, nói ra thì người ta biết là đối tượng, đối thủ của chúng ta là Trung Quốc. Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta. Nhưng Trung Quốc họ cũng không hề giấu giếm, họ nói Việt Nam là đối tượng nguy hiểm nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Thì tôi cũng nói thật rằng là không nói ra nhưng mọi người Việt Nam đều biết rằng thằng bá quyền Đại Hán Trung Quốc này chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì hắn chưa thôi, thì ai cũng biết cả rồi.

    Sẽ dùng vũ lực với VN?

     

    000_Del424800-250.jpg

    Hải quân Trung Quốc. AFP photo

    Mặc Lâm : Xin được một câu hỏi chót với ông. Theo ông thì vì sao cho tới giờ Trung Quốc vẫn chưa dùng vũ lực đối với Việt Nam như đã từng dùng trong cuộc chiến 1979 trước đây?
     

    Ông Dương Danh Dy : Không phải là chuyện dễ! Tôi xin nói thật với ông nhé, họ đã nói rồi “đánh Trường Sa thì dễ, giữ được Trường Sa không dễ”. Tôi không phải là nhà quân sự nhưng bằng những kiến thức của tôi thì tôi cũng biết rằng “Chúng tôi không muốn gây sự với các anh, nhưng mà các anh xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng của chúng tôi thì các anh sẽ biết nó sẽ nhanh như thế nào.”

    Chắc chắn nếu bây giờ có chuyện xảy ra, tôi xin nói thật, không phải là chuyện như năm 1979 nữa đâu, họ muốn làm mưa làm gió thì họ làm nữa đâu. Bây giờ đụng đến Việt Nam thì có khác. Năm 1979 Việt Nam lúc đó bị cô lập, bị thế nọ thế kia, còn Việt Nam bây giờ với chủ trương đối ngoại đúng đắn của Việt Nam cả thế giới, nhân dân thế giới kết nghĩa đứng với Việt Nam cả. Nhân dân khu vực đứng với Việt Nam, và ngay cả nhân dân Trung Quốc những người có lương tri họ thấy rằng là không thể lại một lần nữa mang quân sang đánh Việt Nam như  năm 1979 được đâu. 

    Cho nên tình hình bây giờ nó khác trước rồi, nó khác với năm 1979 rất nhiều, và nhà cầm quyền Trung Quốc thấy rất rõ. Năm 1979 tôi nói thật với ông là năm đó Việt Nam mệt nhọc lắm, phải không?  Bây giờ thì khác, chúng ta có bạn bè khắp nơi, quan hệ ngoại giao rất tốt đẹp với các nước lớn ở trên thế giới, với các nước trong khu vực, và với nhân dân Trung Quốc cũng như vậy. Bằng những hành động chính nghĩa, sự chịu đựng, tuyên truyền làm cho nhân dân Trung Quốc dần dần người ta thấy là nhân dân Việt Nam có lý.

    Mặc Lâm : Xin cám ơn nhà ngoại giao Dương Danh Dy đã giúp cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Votanhung vì bài viết hữu ích
    Dinhlex (03/06/2011)
  • #107871   04/06/2011

    luminhvu
    luminhvu

    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Hoàng sa và Trường Sa là của chúng ta. TQ đang cố gây ra những xung đột để tạo ra cớ gọi là "tranh chấp". Sau đó chung sẽ thỏa thuận với chúng ta là hãy gác bỏ tranh chấp và "anh em" mình cùng hợp tác khai thác. Đó chính là ý đồ thâm độc của TQ. Tranh chấp là sao, là chúng ta đang tranh giành cái mà chưa xác định ai là chủ sơ hữu. Nhưng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam rồi thì không nên gọi đây là tranh chấp mà phải gọi ăn trộm hay ăn cướp chứ!
     
    Báo quản trị |  
  • #107644   03/06/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    Từ khuya 1-6 đến ngày 2-6, hacker đã đột nhập vào nhiều trang web của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”. Sự kiện này di

    Từ khuya 1-6 đến ngày 2-6, hacker đã đột nhập vào nhiều trang web của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”.

    Sự kiện này diễn ra sau vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và hàng loạt các vụ trấn áp ngư dân Việt Nam ngay trên lãnh hải Việt Nam. Dù chính phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, nhưng trước các lời tố cáo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại hai lần ra tuyên bố ngược lại, đòi Việt Nam phải dừng các hoạt động tại Biển Đông.

    Thái độ này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn, đặc biệt là cộng đồng mạng. Từ tối 1-6, một số trang web của Trung Quốc đã bị hacker đột nhập, để lại các hình ảnh, tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.

    Như trong trường hợp các vụ tấn công tin học, không thể xác định ngay lập tức nơi xuất phát của các hacker, nhưng rõ ràng là tất cả các dấu hiệu để lại đều nhằm bênh vực chủ quyền của Việt Nam.

    TTXVN

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #107887   04/06/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    'Đoàn kết là phải tôn trọng lẫn nhau'


    Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh

    Vụ tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu khảo sát địa chấn của PetroVietnam, mà Việt Nam gọi là "vi phạm lãnh hải" của mình đang thu hút sự chú ý tột bậc của dư luận người Việt trong và ngoài nước.

    Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã đề cập tới sự kiện này trong cuộc tiếp xúc song phương hôm thứ Sáu 03/06 với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt bên lề diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La 10 tại Singapore.

    BBC đã có cuộc phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, tại nơi diễn ra hội nghị.

    Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cuộc gặp giữa hai bộ trưởng Việt Nam và Trung Quốc diễn ra rất ngắn. Thoạt tiên Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt đã ngỏ lời cảm ơn Bộ trưởng Phùng Quang Thanh vì sự đón tiếp và tổ chức rất tốt hội nghị ADMM+ hồi năm ngoái.

    Sau đó hai bộ trưởng đã bàn phương cách thúc đẩy hợp tác quốc phòng, đặc biệt là hợp tác hải quân: những công việc như tuần tra chung, diễn tập tìm kiếm cứu nạn, thiết lập đường dây nóng, giao lưu, thăm viếng của tàu hải quân... Mục đích chính là tăng cường hiểu biết, tạo sự thông cảm, tin cậy để giảm thiểu các vấn đề trên Biển Đông.

    Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng có nêu vấn đề liên quan tàu Bình Minh 02 với mong muốn quốc phòng hai bên tăng cường hợp tác, không để những việc như vậy tái diễn.

    BBC: Thưa ông, trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates có nhận xét là tiến trình thực hiện Công ước LHQ về Luật biển tiến bộ rất chậm chạp. Năm ngoái, với tư cách chủ tịch Asean, Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc thúc đẩy việc thực hiện luật pháp quốc tế tại Biển Đông. Năm nay, công việc này sẽ được tiến hành như thế nào?

    Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Dù là chủ tịch khối hay không thì Việt Nam vẫn cứ tiếp tục tham gia, tiếp tục thúc đẩy.

    Việt Nam phải thực hiện nghiêm luật biển, đồng thời yêu cầu các nước cũng thực hiện nghiêm điều này, trước hết là trong các vùng biển của Việt Nam.

    Việt Nam rất tích cực tham gia các diễn đàn, như Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dự Đối thoại Shangri-La này và có bài diễn văn về an ninh biển. Những điều đó đều là đóng góp của Việt Nam cho quá trình tuân thủ Công ước LHQ về Luật biển.

    Tất nhiên quá trình thực hiện điều này không phải dễ dàng, đặc biệt là khi có những quốc gia không coi trọng luật pháp thì lại càng khó nữa.

    Chúng tôi mong muốn các diễn đàn quốc tế như Đối thoại Shangri-La sẽ làm cho các nước nhận thức được lợi ích của mình khi thực hiện đầy đủ luật pháp quốc tế và được quốc tế nhìn nhận với hình ảnh tốt đẹp. Đó mới chính là động lực phát triển của các quốc gia trong thế giới hiện đại, chứ không phải cứ mạnh (về quân sự) là phát triển tốt.

    Điều quan trọng là phải tạo ra được một hình ảnh tốt đẹp của đất nước mình.

    An ninh Biển Đông

    BBC: Thưa ông, gần đây trên các diễn đàn của người Việt có nhiều ý kiến chỉ trích rằng Chính phủ Việt Nam chưa có được phản ứng mạnh mẽ tương thích với các hành động gây hấn tàu bè, ngư dân và hoạt động dầu khí của Việt Nam. Ông nghĩ thế nào về các chỉ trích này?

    Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi cho là các chỉ trích ấy xuất phát từ tấm lòng đối với đất nước, nhưng cũng có một phần vì thiếu thông tin.

    Vấn đề là: có đạt được mục đích của mình hay không chứ không phải cứng rắn như thế nào.

    Mục đích chính của Việt Nam là hòa bình, ổn định và chủ quyền lãnh thổ. Chỉ cần làm đủ để đạt được những điều đó.

    Việt Nam sẽ cố gắng hết sức để những sự việc như vừa rồi không leo thang, không tái diễn. Tuy nhiên, nếu như một bên nào đó muốn leo thang thì Việt Nam cũng sẽ có hành động để bảo vệ chủ quyền của mình, không thể ngồi im được.

    Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh

    Thí dụ vụ tàu Bình Minh 02, sự việc hết sức nghiêm trọng, nhưng Việt Nam xử lý rất ôn hòa, bình tĩnh, phát biểu rất cương quyết nhưng thái độ rất xây dựng.

    Đây là vụ việc Trung Quốc sử dụng bạo lực đối với tàu của Việt Nam. Việt Nam không sử dụng bạo lực để đáp trả, nhưng kết quả là như thế nào? Tàu Bình Minh 02 vẫn tiếp tục hoạt động như cũ trong vùng biển của Việt Nam.

    Tiếp đến, Việt Nam đã trình bày với thế giới là có những sự việc như vậy, để quốc tế phân định ai đúng ai sai.

    Thứ ba, Việt Nam đã chứng tỏ với Trung Quốc rằng Việt Nam tuân thủ nghiêm nhận thức chung của lãnh đạo hai nước là giải quyết song phương vụ việc nảy sinh, nhưng một cách công khai, minh bạch và bằng biện pháp hòa bình.

    Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam là để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì quan trọng nhất là xây dựng được sự đoàn kết với các nước có tranh chấp. Nhưng đoàn kết là phải tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng luật pháp quốc tế. Các mối quan hệ cũng phải công khai minh bạch.

    Tôi nghĩ đây là chủ trương đúng đắn.

    BBC: Liệu có quan ngại các tranh chấp sẽ leo thang thành xung đột vũ trang trong bối cảnh hiện thời hay không, thưa ông?

    Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam sẽ cố gắng hết sức để những sự việc như vừa rồi không leo thang, không tái diễn. Và Việt Nam cũng sẽ cố gắng hết sức để không có các sự việc nghiêm trọng hơn xảy ra.

    Đó là phần của Việt Nam, và tôi tin là sẽ đạt được điều này.

    Tuy nhiên, nếu như một bên nào đó muốn leo thang thì Việt Nam cũng sẽ có hành động để bảo vệ chủ quyền của mình, không thể ngồi im được.

    Không ai có thể nói trước được tương lai, nhưng tôi tin trong tình hình quốc tế hiện nay, với chính sách hòa bình của Việt Nam thì khả năng leo thang sẽ dần dần giảm bớt. Tất nhiên đây là quá trình khó khăn, lâu dài, đòi hỏi kiên trì.

    Trích dẫn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110604_nguyenchivinh_inv.shtml

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #107914   04/06/2011

    sangnguyen20
    sangnguyen20

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tq đang hiện nguyên hình là kẻ cướp , Cướp biển Somalie chận tàu , bắt con tin đòi tiền chuộc Còn Tq rình rập , kèm âm mưu nham hiểm , kích động bạo lực , dùng tiền mua chuộc, Qua các dự án thuê rừng, khai thác khoáng sản - ngoài mục đích khai thác tài nguyên của Vn , còn có mục đích chính trị , đưa người Trung Hoa là những công nhân( đã được huấn luyện quân sự)vào phục sẳn ở VN - thực hiện âm mưu đen tối sau nầy
      
     
    Báo quản trị |  
  • #108034   05/06/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Em mới đọc được 1 bài phân tích khá sâu sắc về chiến lược cuar TQ và những biện pháp mà Việt Nam nên làm. Share cho mọi người cùng đọc.

    Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai và việc bảo vệ chủ quyền VN trên Biển Đông

    Bài viết phân tích động thái của Trung Quốc trong thời gian gần đây, trong không gian ngoài phạm vi Biển Đông, từ đó đề xuất một số giải pháp để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông và có tham khảo tới các giải pháp của các quốc gia khác đang tiến hành chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

    LTS: Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của nhóm tác giả Quỹ Nghiên cứu Biển Đông Lê Vĩnh Trương, Dư Văn Toán, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Trọng Bình, Đàm Quang Minh, Phạm Thu Xuân như một góc nhìn riêng để tham khảo.

    Trong những năm gần đây Trung Quốc tiếp tục có những hành động xâm phạm nghiêm trọng đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và của các nước khác trên Biển Đông. Trung Quốc đơn phương tuyên bố một đường phân định ranh giới trên biển không có cơ sở pháp lý và chiếm gần hết Biển Đông. Trung Quốc đơn phương cho các tàu hải giám và kiểm ngư, những tàu thuyền quân sự và cảnh sát trá hình, vào những khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và các nước khác.

    Sự kiện gần đây nhất là một đội tàu hải giám đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở vị trí (vĩ độ, kinh độ) nằm cách đường cơ sở của Việt Nam chưa tới 120 hải lý, phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò địa chấn của Việt Nam. Hành động này vi phạm nghiêm trọng trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và Hiến chương liên hợp quốc.

    Sự việc không chỉ ở tầm Biển Đông sát bên cạnh yết hầu kinh tế và quân sự của Việt Nam!

    Sự việc nằm ở chiến lược Chuỗi Ngọc Trai đầy toan tính của Trung Quốc nhằm gia tăng sức mạnh năng lượng, kinh tế và quân sự của mình.

    Không gian chiến lược này sẽ khởi đầu từ đảo Hải Nam của Trung Quốc, tiến ra đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), và một số đảo tại quần đảo Trường Sa (của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm), xuống kênh đào Kra, ôm lấy Myanmar và dừng bước tại cảng Karachi của Pakistan. Con đường trên biển này sẽ bảo đảm về mặt tiếp liệu, vận tải nhiên liệu, sản phẩm và quân đội khi cần thiết. (Hình 1)


    Vòng cung Chuỗi Ngọc Trai: từ giao thông vận tải sang liên hoàn quân sự
    (Nguồn: String of Pearls: Meeting the challenge of china's rising power across the Asian littoral - Christopher J. Pehrson)

    Bài này sẽ phân tích động thái của Trung Quốc trong thời gian gần đây, trong không gian ngoài phạm vi Biển Đông, từ đó đề xuất một số giải pháp để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông và có tham khảo tới các giải pháp của các quốc gia khác đang tiến hành chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

    Những gì đang diễn ra liên quan Trung Quốc?

    Những bất ổn liên tục xảy ra tại Trung Quốc từ cuối tháng tư 2011 đến nay như cuộc đình công năm ngày của các tài xế xe tải tại Thượng hải, tiếp theo đó là các vụ đánh bom tại Giang Tây và những cuộc biểu tình tại Nội Mông.

    Thời gian đó, Trung Quốc liên tục cử những phái đoàn quân sự đi ra nước ngoài trong tháng 5 năm 2011.

    Ngày 26/05/2011, Trung Quốc ngang ngược cắt đứt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ngày 26/05/2011 mặc dầu đã có sự phản đối của tàu biên phòng hộ tống và chính tàu Bình Minh 02 thuộc PVN.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố rằng họ chỉ hoạt động trên vùng biển Trung Quốc một cách ngụy biện. Vậy chúng ta phải chỉ rõ cho nhân dân toàn thế giới thấy rằng họ đã nói không đúng sự thật bằng các bản đồ và các bài viết của chúng ta.

    Vào ngày 31/05/2011, 3 tàu quân sự Trung Quốc đã nổ sung uy hiếp, ngăn cản 4 tàu cá của tỉnh Phú Yên trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, Việt Nam đã đề nghị Bộ Ngoại giao can thiệp.

    Những hành động này là một hành động có tính toán Trung Quốc để vừa giảm nhiệt trong nước vừa phục vụ ý đồ tiến xuống phía nam để phục vụ cho chiến lược Chuỗi Ngọc Trai nhằm khống chế cả Biển Đông và Ấn Độ Dương.

    Từ "China Garlands India with String of Pearls",
    (Nguồn: Militarisation of China's Energy Security Policy - Defence Cooperation and WMD Proliferation Along its String of Pearls in the Indian Ocean Tiến Sĩ Christina Y. Lin

    Do những nhu cầu bức thiết trên, Trung Quốc đã tạm thời hy sinh hình ảnh phát triển hòa bình để lấn xuống biển Đông một cách mạnh bạo. Không phải Trung Quốc không biết rằng họ đang đứng trên luật pháp quốc tế, nhưng họ đang tận dụng thời cơ hiện tại bên ngoài và giải quyết những bất ổn nội bộ để đi nhanh hơn trên con đường bá quyền của mình.

    Trung Quốc liên tục tác động đến Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar để phá vỡ nguyên tắc đồng thuận phát ngôn của ASEAN, mặt khác luôn muốn trói các nước trong tranh chấp biển Đông vào "khung giải quyết" là "thương lượng song phương" cho một vấn đề quốc tế. Trước hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - ASEAN vào tháng 10/2009 tại Huahin (Thailand), bà Tiết Hán Cần, đại sứ Trung Quốc tại ASEAN đã phát biểu: "Trung Quốc cho rằng đây là bất đồng giữa Trung Quốc và các nước riêng rẽ xung quanh Biển Đông, chứ không phải giữa Trung Quốc và Asean... Và bà cũng nói thêm:"Cuộc họp này của ASEAN phải là trong khuôn khổ hợp tác, chứ không phải là để tranh cãi". Đây là động tác hạn chế người khác nói, còn chính Trung Quốc thì vừa nói vừa hành động thô bạo.

    Sau tuyên bố tại Hội nghị ARF tháng 7/2010 của Ngoại trưởng H. Clinton, Trung Quốc đã phản ứng quyết liệt. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cho rằng phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ là "Đưa vấn đề song phương thành vấn đề quốc tế, hoặc đa phương sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình và gây thêm khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này". Đây chỉ là một ngụy biện nhằm bẻ đũa từng chiếc.

    Tháng 11/2010, Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần 2, Hội thảo này là cơ hội cho Việt Nam để tìm kiếm những tiếng nói đa phương cho việc giải quyết tranh chấp. Trong Hội nghị có tính cách kênh hai lần này Trung Quốc đã làm giảm nhẹ tuyên bố "lợi ích cốt lõi" của mình. Tuy nhiên, việc không khẳng định và không phủ nhận tuyên bố vô lý này cho thấy ASEAN, Ấn Độ và thế giới cần cảnh giác cao hơn nữa.

    Những căn cứ của Trung Quốc trong vòng cung Chuỗi Ngọc Trai
    (Nguồn: Militarisation of China's Energy Security Policy - Defence Cooperation and WMD Proliferation Along its String of Pearls in the Indian Ocean Tiến Sĩ Christina Y. Lin)
    Như tác giả Dương Danh Huy đã nhận xét , đây không phải hành động đầu tiên và không phải cuối cùng tại biển Đông. Chúng tôi bổ sung, những hành động này sẽ không chỉ xảy ra trên biển Đông và biển Nhật Bản mà sẽ sắp sửa xảy ra tại Ấn Độ Dương và các vùng nước khác trong tương lai rất gần.

    Ngẫu nhiên không may mắn cho Việt Nam là ở ngay tâm điểm của chiến lược Chuỗi Ngọc Trai của Trung Quốc, tuy nhiên nếu chúng ta biết vận động sâu rộng đến nhân dân và chính phủ các nước ASEAN, Ấn Độ, Bangladesh và cả Pakistan, Afganistan, thì nguy cơ có thể sẽ biến thành cơ hội.

    Việt Nam chúng ta sẽ cô độc nếu chỉ dừng sự đấu tranh tại biển Đông mà không mở rộng sang các nước vẫn đang nắm tình hình nhưng trù trừ không lên tiếng như ASEAN và cả Mỹ và Ấn Độ.

    Những biện pháp bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông

    Về Ngoại Giao

    Ngoại giao nhân dân: Phổ biến thông tin về sự ngang ngược của Trung Quốc đến tất cả các tầng lớp nhân dân, hội đoàn dân sự trong một chiến lược lâu dài bằng tiếng Việt và nhiều thứ tiếng khác. Những hoạt động khoa học, văn hóa thể thao của Việt Nam tại các nơi trên thế giới sẽ được bổ sung nội dung bị ức hiếp của ngư dân và các công ty Việt Nam. Trong đó nêu bật thái độ bất chấp UNCLOS 1982 và DOC 2002 của Trung Quốc.

    Không giới hạn công việc bảo vệ chủ quyền quốc gia chỉ tại trong nước mà cần phải có một sự vận động sâu rộng có tầm mức quốc tế. Không giới hạn việc tác động đến chính giới mà còn mở rộng ra đông đảo các tầng lớp nhân dân và học giả Trung Quốc bằng truyền thông và ngoại giao kênh hai.

    Về kinh tế và đối nội:

    Ưu tiên dùng các nhà thầu và đối tác kinh tế khác Trung Quốc. Dĩ nhiên những hành động này cần tránh đi ngược lại các cam kết WTO và ký kết tự do thương mại đa phương hay song phương và nên diễn ra khi những hành vi ức hiếp hiển nhiên ít có khả năng ngừng lại.

    Trung Quốc dùng chiêu bài hải giám và ngư chính để ngụy trang cho các hành động bạo lực của mình. Vậy Việt Nam cũng cần có những đội tàu dân sự nhưng được trang bị đủ sức mạnh để phản ứng lại tàu dân sự giả hiệu của Trung Quốc.

    Về hợp tác quốc tế

    Chiến lược biển của Việt Nam sẽ không tách rời các hoạt động hợp tác xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, sinh thái hay công viên đại dương xuyên quốc gia với láng giềng.Và nếu cần thì các công tác khảo sát địa chấn và thềm lục địa có thể thuê các công ty nước ngoài kết hợp thực hiện. Cần có một bộ có đủ chức năng liên ngành để lo việc bảo vệ chủ quyền và phát triển và khai thác biển.

    Về sức mạnh tổng hợp

    Ðẩy mạnh và nhanh cùng quyết tâm hơn nữa trong việc hiện đại hoá nền kinh tế, quân sự, vũ trang toàn dân song song với việc tổ chức một xã hội và nền chính trị hiện đạị, tạo ra một sức mạnh vững chắc và đầy đủ thế và lực trên trường quốc tế, đủ sức đối phó với nước xâm lấn.

    Kiên quyết hơn trong sử dụng sức mạnh răn đe, nếu chúng ta chưa đủ sức mạnh như Nhật Bản để bắt giữ tàu Trung Quốc thì Việt Nam cũng phải có khả năng dùng máy bay chiến đấu để xua đuổi tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền như Philippines đã từng thực hiện..

    Nhanh chóng và dài hạn thực hiện một chiến lược liên kết toàn cầu, nhất là với các cường quốc kinh tế và quân sự với và sách lược từng vùng, từng giai đoạn để tự phá vỡ vòng vây ngày càng thắt chặt này. Việc vận động nhân dân và chính phủ của các đất nước nằm trong Chuỗi Ngọc Trai sẽ do một cơ quan chuyên trách của Chính phủ thực hiện cùng với sự đóng góp ý kiến của người dân Việt Nam. Cảnh báo cho nhân dân thế giới và nhân dân Ấn Độ về những tham vọng này của Trung Quốc cũng sẽ là một phần của ngoại giao nhân dân.

    Kết luận

    Tất cả những giải pháp đều có những mặt cần phải bổ sung và chuyển hướng chiến lược nhanh, đáp ứng, phản công kịp thời với sự biến động những biến động của tình thế. Để có một tổng thể các giải pháp, cần có một sự động não toàn dân, vận động toàn dân cùng sức người sức của khắp nơi trên thế giới.

    Sự "trỗi dậy" của Trung Quốc và sự bộc lộ tham vọng to lớn của họ qua chiến lược Chuỗi Ngọc Trai chứng tỏ họ đã bỏ qua giai đoạn giấu mình chờ thời khiến cả thế giới lo ngại, không chỉ ASEAN, và Ấn Độ mà Mỹ, Nhật Bản và các nước có lợi ích trong giao thông hàng hải trên toàn thế giới.

    Thực chất của tình trạng căng thẳng trên biển Đông, dẫn đến cuộc chiến về hoạt động đối ngoại vừa qua chính là việc Trung Quốc muốn gia tăng ảnh hưởng lên khu vực, đè bẹp các nước ASEAN, thăm dò phản ứng của Mỹ và Ấn Độ.

    Do vậy, việc Trung Quốc sử dụng vũ lực hay không một phần cũng sẽ do các nước có thái độ nhân nhượng quá đáng hay không và người Mỹ người Ấn có thực hiện đúng tư thế của những nước có lợi ích quốc gia về hàng hải hay không.

    -----------------------
    * Nhóm tác giả: Lê Vĩnh Trương, Dư Văn Toán, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Trọng Bình, Đàm Quang Minh, Phạm Thu Xuân (Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông)
    Nguồn : http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-04-chien-luoc-chuoi-ngoc-trai-va-viec-bao-ve-chu-quyen-vn-tren-bien-dong
    kajnodo: Liệu Việt Nam có làm được như trên ko, TQ ngày càng mạnh, sức mạnh của quốc gia đông dâ nhất thế giới và 1 nền kinh tế khổng lồ. Tầm ảnh hưởng của TQ ngày càng rộng, liệu TQ có như Mỹ trước đây (mỹ muốn khu vực mỹ-la tinh thành sân sau), biến khu Vực Biển đông, rộng hơn là Nam Á  thành sân sau của mình. Truyển thống yêu nước và giữ nước hàng nghìn năm của chúng ta sẽ phát huy và giành thắng lợi, (đến mức nào thì còn phụ thuộc và bạn, tôi và Nhà nước).

    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 05/06/2011 08:08:16 SA

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #108052   05/06/2011

    tritinInternational
    tritinInternational

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2009
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 5 lần


    Hôm nay lên mạng, thấy một thông báo như thế này! Chúng ta đừng bao giờ thắc mắc tại sao giới trẻ ngày càng thờ ơ với vận mệnh tổ quốc, bởi một điều đơn giản: Các em bị chính những kẻ được gọi là trí thức, là kẻ truyền đạt kiến thức cho các em cấm đoán "quyền yêu nước".
    Cập nhật bởi lebaongoc ngày 05/06/2011 12:04:09 CH Cập nhật bởi lebaongoc ngày 05/06/2011 12:02:39 CH Cập nhật bởi lebaongoc ngày 05/06/2011 12:00:55 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tritinInternational vì bài viết hữu ích
    Dinhlex (15/06/2011)
  • #108055   05/06/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Em tò mò quá, chẳng biết cuộc biểu tình ngày hôm nay tiến hành thế nào rồi nhỉ!! 
    Ai có thông tin gì về vụ này ko??
    E search trên mạng mà chẳng thấy gì cả

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #108060   05/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    kajnodo92 viết:
    Em tò mò quá, chẳng biết cuộc biểu tình ngày hôm nay tiến hành thế nào rồi nhỉ!! 
    Ai có thông tin gì về vụ này ko??
    E search trên mạng mà chẳng thấy gì cả


    Hiện các trang mạng chính thống của VN cũng như nước ngoài chưa có tin bài về vụ này, nhưng em có thể xem các tường thuật ở đây và kiểm chứng thông tin qua các ảnh chụp và video

    http://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1
    http://anhbasam.wordpress.com/
    http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/06/05/t%C6%B0%E1%BB%9Dng-thu%E1%BA%ADt-tr%E1%BB%B1c-ti%E1%BA%BFp-cu%E1%BB%99c-bi%E1%BB%83u-tinh-on-hoa-ph%E1%BA%A3n-d%E1%BB%91i-trung-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%A1i-dsq-trung-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%A1i-ha-n/

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #109300   10/06/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    #c00000;">http://toancanh.tamnhin.net/doi-song/92201/Tau-tham-do-Viet-Nam-lai-bi-Trung-Quoc-cat-cap.html
    http://toancanh.tamnhin.net/doi-song/92232/Nhung-hinh-anh-moi-nhat-ve-vu-tau-Trung-Quoc-cat-cap-tau-Viking-II.html
    Thật đáng lo ngại
     
    Báo quản trị |  
  • #110342   14/06/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Anh Lebaongoc: Anh đọc được mấy cái tin đó ở đâu mà như tin phản động thế.


    Mà sao chúng ta lại đưa mấy cái tin biểu tình ở nước mình lên làm gì cho rầm rộ nhỉ.Phải làm  cho nó dịu xuống.

    Sao không đăng tin biểu tình ở Trung Quốc đó.Nước họ có gì yên bình đâu


    http://tuoitre.vn/The-gioi/442015/1500-nguoi-bieu-tinh-o-Trung-Quoc.html
    1.500 người biểu tình ở Trung Quốc

    TT - Hơn 1.500 người ở thành phố Lichuan, tỉnh Hồ Bắc đã đổ ra đường biểu tình và đụng độ với cảnh sát chống bạo động sau vụ một ủy viên hội đồng nhân dân địa phương bị chết trong đồn cảnh sát.

    Theo Thời báo Hoàn Cầu, người dân Lichuan đã tràn đến các cơ quan chính quyền trong thành phố, ném chai lọ vào cảnh sát. Các bức ảnh đưa lên mạng cho thấy cảnh cảnh sát đụng độ với người biểu tình. Vụ việc xảy ra sau khi ông Ran Jianxin, 49 tuổi, một ủy viên hội đồng nhân dân Lichuan, bị chết sau khi bị cảnh sát bắt giữ vì tội nhận hối lộ từ nhà thầu xây dựng. Trước đó ông Ran đã phản đối một vụ thu hồi đất đai của chính quyền địa phương. Hai công tố viên địa phương có liên quan đến cái chết của ông Ran đã bị bắt giữ.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #110372   15/06/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Các bạn đọc bài viết này trên báo pháp luật nhé.Khá hay đấy.
    Để biết rõ hơn về bộ mặt thật của họ.

    #ff0000;">
    Trung Quốc không thể lừa dối thế giới

    Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục quấy phá vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà đỉnh điểm là sự kiện Bình Minh 02 ngày 26-5 và Viking II ngày 9-6.

    Thế nhưng trước dư luận thế giới và nhân dân trong nước, chính phủ và giới truyền thông Trung Quốc luôn vu cáo Việt Nam “bắt nạt” nước này, thậm chí còn ngang ngược yêu cầu Việt Nam “chấm dứt những hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc”. Đây là những luận điệu xuyên tạc sự thật, đổi trắng thay đen, không thể chấp nhận được.

    Ở phương Tây, Goebels, trùm truyền thông Đức Quốc xã, đã nói: “Chuyện sai cứ nói mãi sẽ thành đúng!”. Ở phương Đông ngày xưa có Tăng Sâm là người đạo đức, hiền lành, một trong các học trò giỏi của Khổng Tử. Một hôm mẹ ông này khi đang ngồi dệt cửi bỗng nghe hàng xóm báo tin: “Tăng Sâm giết người!”. Tin tưởng con mình, bà vẫn điềm nhiên ngồi dệt cửi. Một lúc lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người!”, bà vẫn bình tĩnh như lần trước. Đến lần thứ ba nghe tin: “Tăng Sâm giết người!”, bà mẹ sợ cuống cuồng, quăng thoi, trèo tường chạy trốn. Sự thật kẻ phạm pháp là một người trùng tên, còn Tăng Sâm con bà vẫn còn đang học với thầy…

    Goebels nói không sai chút nào về phương diện này!

    Song song những hành động liên tục quấy phá trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như của Philippines là một cuộc chiến truyền thông đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Trước nhân dân Trung Quốc và thế giới, Trung Quốc luôn tỏ ra là đất nước hiền hòa bị chèn ép bởi những chuyên gia gây rối!

    Kẻ đi gây hấn trở thành nạn nhân!

    Phát biểu trên báo chí, tướng Lê Văn Cương cho biết Trung Quốc đã kiên trì xây dựng hình ảnh quyền lực mềm từ 10 năm nay. Đây là lúc tận dụng triệt để hình ảnh này để thuyết phục thế giới rằng họ là một quốc gia yêu hòa bình, còn Việt Nam và các nước Đông Nam Á đang có vùng tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông chính là những nước tham lam và thiếu kiềm chế. Cao điểm của hành vi gắp lửa bỏ tay người này là bài xã luận trên báo Hoàn Cầu, mô tả Việt Nam như là kẻ gây sự trước trong vụ va chạm gần đây. So với những người hàng xóm của bà mẹ Tăng Sâm, vốn chỉ là những người đưa tin không kiểm chứng, chính quyền Trung Quốc với sức ảnh hưởng rất mạnh lên truyền thông quốc tế tỏ ra nguy hiểm hơn nhiều khi họ cố ý bóp méo thông tin nhằm che đậy sự thật.

    Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển của Việt Nam và cắt cáp tàu Bình Minh 02. Đường gạch đỏ đứt khúc là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế thuộc Việt Nam. Ảnh: TTXVN

    Sự thật là Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phá hoại hoạt động thăm dò của các tàu khảo sát địa chấn, bắt bớ và cấm cản ngư dân Việt Nam, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho Việt Nam. Sự thật là Trung Quốc với chiến lược tằm ăn dâu, vừa đánh vừa xoa, dùng quyền lực kinh tế đã đe dọa, ngăn cản những công ty dầu khí nước ngoài, đưa ra những yêu sách phi lý với các nước láng giềng, đi ngược lại với Quy tắc ứng xử ở biển Đông mà chính họ đã ký.

    Thế nhưng đối với thế giới, họ luôn tỏ ra là một cường quốc biết nín nhịn, kiên nhẫn tránh leo thang xung đột. Họ lặp đi lặp lại những “phát triển hài hòa”, “cầu đồng tồn dị” (tìm kiếm tương đồng, bỏ qua khác biệt). Với người dân trong nước, giới chức Trung Quốc khuyến khích các blogger đưa tin một chiều trước tình hình biển Đông, gây ngộ nhận và khuyến khích ngầm tinh thần dân tộc cực đoan trong một bộ phận nhân dân Trung Quốc.

    Nhiều người đã hiểu sai sự thật

    Kết quả của chiến dịch truyền thông có chủ đích đó khiến độc giả khắp thế giới, nếu chỉ tiếp cận thông tin từ phía Trung Quốc do các tờ báo trung lập đăng lại, sẽ dễ hiểu lầm về bản chất các tranh chấp trên biển Đông, chưa nói đến suy nghĩ Việt Nam là kẻ gây hấn. Đơn cử là tuyên bố của Trung Quốc rằng tàu Viking II đã hoạt động bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khi xảy ra sự cố bị tàu Trung Quốc cắt cáp ngày 9-6 mà báo New York Times đăng lại. Tuyên bố này hoàn toàn trái ngược với thông báo chi tiết từ tàu Viking II về tọa độ và thời điểm mà tàu này bị quấy nhiễu. Tuy để tìm ra sự thật về vị trí tàu Viking II không quá khó nhưng cỗ máy tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc chỉ cần nhân dân của họ tin theo và báo chí thế giới lặp lại là đủ.

    Hơn nữa, đâu phải sự thật nào cũng dễ kiểm chứng. Trong vụ tàu cá Trung Quốc xông thẳng vào tàu Viking II phá cáp, báo chí Trung Quốc đã mô tả những tàu vũ trang Việt Nam tấn công tàu đánh cá của họ, “bất chấp mạng sống của ngư dân Trung Quốc”, dẫn đến vụ va chạm với tàu Viking II. Trong khi đó, điều cần lưu ý là trong vụ việc này, không hiểu sao tàu đánh cá của Trung Quốc lại có bộ phận chuyên dụng để cắt cáp thăm dò dầu khí nằm sâu hàng chục mét dưới biển?

    Không ai có thể lừa cả thế giới

    Cuối cùng thì Tăng Sâm đã được minh oan. Cuối cùng thì Goebels và chủ nghĩa Quốc xã cũng không đánh lừa được cả thế giới. Người ta có thể lừa cả thế giới trong một thời gian hoặc lừa vài người vĩnh viễn, song không ai lừa cả thế giới. Chân lý này thiết tưởng không sai chút nào trong thế giới phẳng của chúng ta ngày hôm nay.

    Dẫu tự tin về chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc và biển đảo, song người Việt cũng cần phải có những mối quan tâm đủ và đúng mức đến lực lượng truyền thông, báo chí. Nhà nước cần có một chiến lược sâu rộng đối với các phương tiện truyền thông trong nước và trên toàn thế giới về tình hình Việt Nam: Vừa bị tấn công trên chính vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp của mình, vừa bị vu cáo trước cộng đồng quốc tế như một quốc gia không biết cư xử mà truyền thông Trung Quốc tô vẽ.






    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #110393   15/06/2011

    tritinInternational
    tritinInternational

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2009
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 5 lần


    Gửi Betoan89,
    Với 1 cái thông báo rành rành như thế mà bạn cho là tin phản động thì tôi có thể hiểu bạn đang ở mức độ nào của kiến thức rồi đấy! Vui lòng xem kỹ trước khi phản hồi nhé, nếu bạn đang là 1 sinh viên hay đang đi học! 
     
    Báo quản trị |  
  • #110515   15/06/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Anh thông cảm, Em chỉ hỏi sao mà như tin phản động thôi, không có ý nói bài viết của anh phản động đâu .Nhưng bài viết của anh viết như thế thì có ý nghĩ gì?
    Anh đọc trên mạng là đọc ở đâu thế, anh có thể cung cấp đường link không?

    Anh đưa lên vài dòng như thế này để làm gì nhỉ?Anh muốn nói điều gì?em không hiểu lắm.

    Chúng ta đừng bao giờ thắc mắc tại sao giới trẻ ngày càng thờ ơ với vận mệnh tổ quốc, bởi một điều đơn giản: Các em bị chính những kẻ được gọi là trí thức, là kẻ truyền đạt kiến thức cho các em cấm đoán "quyền yêu nước".

    Có phải anh muốn nói cái nghề giáo dục cấm đoán sự yêu nước của tuổi trẻ không?
    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 15/06/2011 02:17:20 CH

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #110526   15/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Toàn à, thông báo này là một thông báo có thật, đã lan truyền trên mạng khá lâu rồi. Vấn đề bạn cần quan tâm là nội dung này nó như thế nào, chứ không phải là link nguồn của thông báo đó.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #110545   15/06/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    boyluat viết:
    Toàn à, thông báo này là một thông báo có thật, đã lan truyền trên mạng khá lâu rồi. Vấn đề bạn cần quan tâm là nội dung này nó như thế nào, chứ không phải là link nguồn của thông báo đó.

    Cảm ơn boyluat.
    Tìm cái thông báo này thì dễ thôi, cái mình quan tâm cũng như cậu nói đó là cái nội dung của bài viết đó thôi, Mình thắc mắc là tai sao lại viết như vậy, vì viết như vậy chẳng khác nào nói rẳng nền giáo dục của việt nam và những người truyền đạt kiến thức đó là nhà giáo đã cấm thế hệ trẻ yêu nước sao?Mình nghĩ như vậy đúng không.Nghĩ sâu xa hơn thì là nói nền giáo dục nước nha là sai trái, là bán nước rồi còn gì?
    Ai viết như thế chẳng khác nào tuyên truyền rằng nên giáo dục này làm cho mọi người không yêu nước, có nghĩ là làm cho mọi người phản quốc rồi còn gì?

    Sao lại viết như thế được nhỉ?

    Đọc lên mà không thấy cái tốt đẹp nó nằm ở đâu cả, chỉ thấy cái xấu thôi.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #110574   15/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Cái vấn đề yêu nước hay không của mấy người ra thông báo đó hãy để lịch sử đánh giá đi. Cứ tìm cái thông báo đó trên mạng, đọc các bài viết liên quan thì đủ biết người trí thức người ta đánh giá gì về họ.

    Chỉ xét riêng nội dung cái thông báo thì nhìn cái Quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐT Quy chế học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy thì đã đủ biết rằng đây làm một thông báo trái pháp luật rồi.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #110592   15/06/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Mong các bạn tập trung “góp tiếng nói chủ quyền quốc gia trên biển đông” để cùng với toàn dân tộc, không phân biệt ở trong nước hay ngoài nước hãy hướng về tổ quốc thân yêu của chúng ta cũng như chiến sỹ ta đang ngày đêm canh gát tại nơi đầu sóng ngọn gió.

    Chuyện Trung quốc đã lộ rõ nguyên hình nước lớn bá chủ, uy hiếp, bắt nạt, ... rồi quoay ngược 180 độ để vu khống lại các nước nhỏ, hòng che đậy nhân dân thế giới để thực hiện âm mưu bành trướng trtên toàn lãnh thổ Đông nam á và thế giới.

    Tuổi trẻ Việt Nam trên khắp thế giới hãy nhận định rõ âm mưu này và liên tục thông tin rộng rãi trên tất cả các kênh cho nhân dân thế giới biết để ủng hộ đường lối chính nghĩa của Đảng, Chính phủ ta và nhân dân ta.

     
    Báo quản trị |  
  • #110713   16/06/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Mình có đọc được một bài viết này trên Ngoisao.net, các bạn cùng đọc thư giãn nhé

    Tranh chấp giữa cu Hưng và cu Nghĩa

    Trong những ngày vừa qua, giữa hai đứa đã phát sinh một số tranh chấp, ảnh hưởng đến sự yên tĩnh và lợi ích của các bên nằm ngoài tranh chấp do không gian sinh hoạt chung bị thu hẹp.

                                                                                                    Bố cu Hưng

    Tuyên bố chung 2010 đã nêu rõ khi phát sinh tranh chấp về việc xem ti vi thì đứa nhỏ hơn sẽ được quyền xem ở phòng mình muốn, đứa còn lại phải xem ở phòng khác. Thế nhưng liên tục những ngày qua cu Hưng không nhường em, đã hai lần cu Nghĩa khóc vì bị giành xem ở phòng khách. Cá biệt, cu Hưng có dấu hiệu dùng vũ lực để tranh giành remote. Điều này đi ngược lại với nhận thức chung của cả nhà về việc tất cả tranh chấp phải giải quyết thông qua đàm phán.

    Cu Hưng có dấu hiệu gia tăng sức mạnh quân sự khi gần đây đã sắm quân trang, quân phục

    Cu Nghĩa đã giành đồ chơi lego của anh Hưng dưới chiêu bài mượn, khi anh đòi thì không trả và tuyên bố là "anh hai giành đồ chơi của con". Khi bị anh mắng thì la inh ỏi rằng "Anh hai đòi đánh con để giành đồ chơi". Đây là hành vi biến đồ chơi không tranh chấp thành có tranh chấp, âm mưu tuyên bố chủ quyền đối với đồ chơi không phải của mình. Chiêu bài vừa lấn vừa đàm này đi ngược với nguyên tắc ứng xử chung của những đứa trẻ ba tuổi rưỡi.

    Cu Hưng có động thái gia tăng sức mạnh quân sự, dù nói rằng học quân sự nhằm mục đích rèn nội lực, nhưng bên trong ngầm răn đe em. Ảnh: BOCUHUNG TIMES

    Cu Hưng có động thái gia tăng sức mạnh quân sự dù nói rằng học quân sự nhằm mục đích rèn nội lực nhưng bên trong ngầm răn đe em. Ảnh: Bocuhung Times.

    Cu Hưng cho rằng tranh chấp nêu trên là chuyện của hai anh em, sẽ giải quyết thông qua đàm phán song phương với em Nghĩa (mà cu Hưng có ưu thế tuyệt đối vì to con). Trong khi đó em Nghĩa liên tục đấu tranh đòi quốc tế hóa tranh chấp và đàm phán đa phương vì biết rằng mình sẽ nhận được sự ủng hộ của người lớn.

    Hai bên đều có các động thái ngoại giao với bố mẹ, với ông bà Chín - hàng xóm, với chú Lâm, chú Hải để tranh thủ sự đồng thuận. Cả hai đều cho rằng mình có chủ quyền không thể tranh cãi với đồ chơi và tivi phòng khách. Cu Hưng đưa ra những bằng chứng hình ảnh cho thấy một số đồ chơi đó đã được mình khai thác sử dụng từ lâu. Ngược lại, cu Nghĩa cho rằng đồ chơi đang tranh chấp chỉ phù hợp với trẻ dưới bốn tuổi, anh hai đã 10 tuổi, dĩ nhiên mất quyền tài phán với những đồ chơi ấy.

    Với cục diện hiện nay, giới quan sát cho rằng khó xảy ra xung đột lớn vì sẽ không có bên nào thắng. Nếu dùng vũ lực với em và bị phát hiên, cu Hưng sẽ đánh mất hình ảnh hòa bình đã xây dựng từ lâu nay, đi ngược với tuyên bố gác lại tranh chấp, cùng chơi đồ chơi của chính mình và còn có khả năng bị trừng phạt kinh tế.

    Trong khi đó, cu Nghĩa cũng hiểu rằng nếu khiêu chiến sẽ bị thiệt hại. Bởi lẽ đang mùa hè, anh hai không đi học, mọi người đi làm vắng nhà, nếu có xung đột sẽ khó có sự can thiệp bảo vệ của người lớn. Sự can thiệp của bà ngoại nếu có cũng chỉ dừng lại ở những tuyên bố mang tính quan ngại và kêu gọi kiềm chế, khó có những động thái quân sự cứng rắn. Bởi gần đây, bà ngoại cũng đang đối diện với nhiều mặt trận: nhổ răng, viêm khớp và đau lưng.

    Cập nhật bởi Ketoansk ngày 16/06/2011 10:06:51 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BCTCtax vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (16/06/2011)
  • #111179   17/06/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Những âm mưu và tính toán nguy hiểm của Trung quốc đối với Biển đông.

     Thế kỷ XXI đánh dấu sự trỗi dậy của Trung Quốc. Theo dự đoán, đến năm 2025, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nước có GDP cao nhất thế giới. Sự lớn mạnh của Trung Quốc làm cộng đồng thế giới có thể hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn nhưng đồng thời cũng phải đối phó với những thách thức không nhỏ của một đất nước đang vươn rộng ra ngoài, đòi hỏi có không gian chiến lược cho sự phát triển của mình. 

    China Daily, một tờ báo chính thống của Trung Quốc, ngày 8/6/2011 đã nêu rõ: Tranh chấp Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) có ý nghĩa chiến lược quan trọng với Trung Quốc bởi hai lý do. Thứ nhất, Trung Quốc là nước lớn nhưng chưa phải là một siêu cường biển. Mặc dù có thềm lục địa và đặc quyền kinh tế rộng, bờ biển đất liền và đảo dài nhưng phần đóng góp của biển với GDP còn nhỏ. Chỉ với một số ít các đảo đang tranh chấp nằm dưới sự kiểm soát của mình, Trung Quốc không có đường để nối biển với đại dương. Thứ hai, không có một lực lượng hải quân mạnh và sự chú trọng các quyền lợi biển, Trung Quốc vẫn ở vị thế không thuận lợi. Muốn trở thành một siêu cường có ảnh hưởng, Trung Quốc buộc phải chuyển từ “cường quốc đất liền” sang “siêu cường biển”.

    Và tranh chấp Biển Đông là phép thử thực tế cho việc đạt được mục tiêu đó. Mở rộng tranh chấp, biến vùng biển của nước khác từ xưa đến nay không có tranh chấp thành vùng biển tranh chấp là phương thức tốt nhất để kiểm soát chiến lược toàn Biển Đông, bao gồm tài nguyên sinh vật và không sinh vật cũng như các đảo, đá, bãi cạn. Để đạt được mục đích đó, Trung Quốc đã không ngại  tiến hành những chính sách mà người ngoài cho là lạ lùng, trái ngược, khó hiểu. Trong quá trình tiến xuống Biển Đông, Trung Quốc bao giờ cũng sử dụng chiêu thức lớn tiếng đòi hỏi chủ quyền, gây xung đột, củng cố dần trên thực địa nhằm mở rộng vùng biển tranh chấp, ép buộc đối phương chấp nhận những đề nghị có lợi cho mình, tạo thời cơ hoàn thiện việc củng cố chủ quyền và các quyền lợi trên biển, biến vùng biển tranh chấp thành vùng biển của mình.

     

    Tàu Trung Quốc lao vào cắt cáp của tàu Viking II do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thuê khảo sát địa chấn trong thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: PetroTimes

    Cuối thế kỷ XIX, bản đồ, sách sử và dư địa chí Trung Quốc đều ghi “Hải Nam là cực Nam của lãnh thổ Trung Hoa”. Năm 1909, Đô đốc Lý Chuẩn đổ bộ chớp nhoáng lên quần đảo Hoàng Sa đã có chủ  quyền của Việt Nam. Công hàm của Phái đoàn Ngoại giao Trung Quốc tại Pa-ri năm 1932 mới tuyên bố yêu sách “Tây Sa tạo thành cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc”. Tới cuối những năm 1940, Trung Quốc lại sửa cực Nam của đất nước ở “Nam Sa là điểm tận cùng phía Nam của lãnh thổ Trung Quốc”. Cuối những năm 1950, Trung Quốc lẳng lặng in bản đồ đường chữ U liền đoạn, rồi 11 đoạn và sau cùng 9 đoạn yêu sách các đảo đá, quần đảo trong Biển Đông. Chính quyền Đài Loan cũng lẳng lặng lợi dụng sau chiến tranh thế giới thứ hai để chiếm phần phía Đông quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.

    Năm 1974, Trung Quốc đã hoàn thành việc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực. Năm 1996, Trung Quốc lại vẽ đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa theo phương pháp đường cơ sở cho quốc gia quần đảo, làm bàn đạp mở rộng tiếp các vùng biển yêu sách từ đường cơ sở đó. Một con đường cơ sở ôm lấy một vùng biển rộng lớn 17.000km2 trong khi diện tích đảo nổi chưa đến 10km2.

    Năm 1988, CHND Trung Hoa lần đầu tiên đặt chân lên quần đảo Trường Sa. Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò dầu khí rộng 25.000km2 với Công ty Mỹ Crestone trên thềm lục địa Việt Nam mà Trung Quốc tự nhận là vùng biển Trung Quốc trên thềm lục địa của nước khác. Vấp phải sự phản đối của Việt Nam, Bắc Kinh đưa ra công thức “gác tranh chấp cùng khai thác” trên khu vực bãi Tư Chính nhưng đã không được chấp nhận. Tuy nhiên, Trung Quốc không từ bỏ ý định biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp trên Biển Đông.

    Tháng 5/2009, Trung Quốc lần đầu tiên đưa yêu sách đường lưỡi bò ra trước công chúng, trước Liên hợp quốc với lý lẽ rằng con đường này là đường lịch sử đã được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi và toàn bộ các đảo, đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm, thậm chí đến cả các bãi chưa từng nổi lên cũng như các vùng nước liên quan, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trong phạm vi con đường này thuộc quyền quản hạt của Trung Quốc. Trên thực tế, không có một văn bản nào của các Hội nghị luật biển của Liên hợp quốc có nhắc đến con đường này. Thế giới cũng không chấp nhận một yêu sách vùng nước lịch sử rộng bằng 80% diện tích Biển Đông như vậy. Một con đường đứt đoạn, vẽ tùy ý, không tọa độ sao có thể là một ranh giới biển được cộng đồng quốc tế thừa nhận? Khái niệm “vùng nước liên quan” cũng chỉ là sản phẩm riêng của Trung Quốc, không có trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

    Ngay sau khi Trung Quốc lưu chiểu tấm bản đồ này lên Liên hợp quốc, Việt Nam, Ma-lai-xi-a và sau đó là Phi-líp-pin đã lên tiếng phản đối. Các nước không liên quan như In-đô-nê-nê-xi-a, Mỹ cũng đều phê phán tính vô lý của “Đường đứt khúc 9 đoạn”. Để dễ bề mở rộng tranh chấp, Trung Quốc lại đưa ra khái niệm “lợi ích cốt lõi” làm cộng đồng quốc tế và khu vực lo ngại. Trước sự phản ứng của thế giới, họ lại thanh minh không nói điều đó. Ngày 14/4/2011, Trung Quốc lại đưa ra lập luận mới, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra yêu sách theo ngôn ngữ của luật biển quốc tế. Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc từ bỏ đường lưỡi bò. Họ vẫn tiếp tục dùng cả đường lưỡi bò và luật biển khi cần thiết và để bổ trợ cho nhau.

    Thực chất, đường lưỡi bò giống như một chủ trương yêu sách lớn của Trung Quốc làm thế mặc cả cho những đàm phán giải quyết sau này. Càng mở rộng vùng tranh chấp vào sâu lãnh thổ hay vùng biển đối phương càng có lợi thế để mặc cả. Các nước có tranh chấp  với Trung Quốc chẳng lấy gì làm lạ với chiến thuật "biến không thành có" này của Bắc Kinh. Trung Quốc cố tình đưa ra những tuyên bố mập mờ, lấy sự không rõ ràng làm cơ sở bào chữa cho các hành động vi phạm luật quốc tế của mình.

    Bước thứ hai của chiến lược “mở rộng vùng tranh chấp” là tạo cớ, gây sức ép với các nước lân cận để khẳng định trên thực tế đường lưỡi bò của Trung Quốc. Đây là lý do vì sao gần đây Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động quấy rối. Từ việc đơn phương thiết lập lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông hằng năm từ 15/5 đến 31/8 tới các hoạt động cản trở tàu thuyền Việt Nam và Phi-líp-pin, hay hoạt động dùng tàu ngầm đặt quốc huy dưới đáy biển Bãi cạn Tăng Mẫu gần Ma-lai-xi-a đầu năm 2011. Các hoạt động này đều có một điểm chung là nằm trên ranh giới của “đường lưỡi bò”.

    Trung Quốc mong muốn dưới sức ép của "cây gậy", các bên hữu quan sẽ phải chấp nhận "củ cà rốt" họ đưa. Đó là chủ trương “chủ quyền tại ngã, gác tranh chấp cùng khai thác”. Chủ trương này theo website chính thức Bộ Ngoại giao Trung Quốc gồm 4 yếu tố: 1) Chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc; 2) Khi điều kiện chưa chín muồi để có giải pháp cho tranh chấp chủ quyền, đàm phán về chủ quyền có thể hoãn lại để có thể gác tranh chấp sang một bên. Gác tranh chấp không có nghĩa từ bỏ chủ quyền. Nó chỉ là gác tranh chấp lại chờ thời gian thích hợp; 3) Khai thác chung các vùng lãnh thổ liên quan; 4) Mục đích của khai thác chung là nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và tạo điều kiện cho giải pháp cuối cùng về chủ quyền lãnh thổ.

    Như vậy “gác tranh chấp cùng khai thác” của Trung Quốc thực chất chỉ để phục vụ cho điều kiện thứ nhất “Chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc”. Chấp nhận “gác tranh chấp cùng khai thác”, tức chấp nhận yêu sách đường lưỡi bò của Bắc Kinh. Điều kiện chín muồi ở đây là thời điểm Bắc Kinh đủ sức để kiểm soát toàn bộ các vùng biển và lãnh thổ này trong phạm vi đường lưỡi bò. Trong khi chờ đợi điều kiện chín muồi này thì các bên cùng khai thác, tức là Trung Quốc có quyền ngang hàng với nước chủ nhà trong thăm dò, khai thác và quản lý các tài nguyên của họ. Khu vực gác tranh chấp cùng khai thác chỉ được đề xuất trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của nước khác mà Bắc Kinh chưa thể và không thể kiểm soát. Khu vực gác tranh chấp cùng khai thác không được Bắc Kinh chấp nhận ở những nơi họ đã giành được quyền kiểm soát một cách phi pháp như Hoàng Sa và một số khu vực ở Trường Sa. Đường lưỡi bò và gác tranh chấp cùng khai thác là hai yếu tố cấu thành của một chủ trương lớn độc chiếm Biển Đông. Các hành động mạnh bạo vừa qua dường như là thể hiện ý chí của Trung Quốc áp đặt cho các nước xung quanh Biển Đông chấp nhận công thức đó.

    Thực hiện chiến thuật "biến không thành có", biến các vùng biển không tranh chấp của nước khác thành vùng biển tranh chấp, thông qua các hành động khiêu khích, gây hấn nhằm vào các nước láng giềng và đe dọa cả lợi ích hàng hải của các nước khác không mang lại kết quả nào tốt đẹp cho Trung Quốc. Ỷ vào sức mạnh không phải là đạo lý. Đưa ra các yêu sách vô lý, trái với luật pháp quốc tế nhằm chiếm đoạt biển, đảo của các nước láng giềng khác, không phải là chính nghĩa. Đe dọa sử dụng vũ lực ở biển Đông là đi ngược lại xu thế hòa bình, hợp tác trong khu vực và thế giới, làm cho môi trường khu vực và quốc tế mất ổn định. Trung Quốc đang tự đánh mất hình ảnh tốt đẹp “phát triển hòa bình” dày công vun đắp bao năm nay.

    Trung Quốc cần kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, nỗ lực đàm phán với các nước liên quan, tìm kiếm một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Có như vậy, Giấc mộng Trung Hoa, được khởi xướng từ Tôn Trung Sơn, về Trung Quốc có bốn nhất: Mạnh nhất thế giới, giàu nhất thế giới, nền chính trị tốt nhất thế giới, dân chúng hạnh phúc nhất thế giới, mới có thể trở thành hiện thực.

    Theo Quân đội Nhân dân

     

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 18/06/2011 08:18:00 SA sửa link cho hình
     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!