giúp mình với Xác định là tranh chấp dân sự hay là tranh chấp kinh doanh, thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #251689 29/03/2013

    vithiendi

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/03/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    giúp mình với Xác định là tranh chấp dân sự hay là tranh chấp kinh doanh, thương mại

     

    Ông A là giám đốc công ty TNHH M gồm nhiều thành viên. Trong quá trình điều hành công ty, lợi dụng cương vị quản lý của mình, ông A đã chiếm dụng vốn của công ty để sử dụng vào việc riêng (chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Công ty TNHH M khởi kiện ra Tòa án yêu cầu ông A trả lại số tiền đã chiếm dụng. Hỏi:

    1.     Xác định đây là tranh chấp dân sự hay là tranh chấp kinh doanh, thương mại?  Tại sao?.

    2.     Xác định người có quyền khởi kiện giám đốc của công ty TNHH M trong trường hợp trên?. 

     
    13226 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #251759   29/03/2013

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Vì đây là bài tập sinh viên nên tôi có thể gợi ý cho bạn như sau,sau đó bạn có thể hoàn thiện bài của mình hoặc đưa ra nhận định để các thành viên khác góp ý

    1/.Đây là tranh chấp dân sự

    2/.Người có thể khởi kiện GĐ của cty trên có thể là các thành viên khác của công ty.

    Thân ái!

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #251766   29/03/2013

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Chào anh Longquocchan, theo caythongnoel thì đây là tranh chấp kinh doanh thương mại, vì căn cứ theo khoản 3 điều 29 BLTTDS 2004 thì đây là việc ảnh hưởng đến việc hoạt động của công ty giữa các thành viên với nhau, hơn nữa theo em hiểu thì đây là hoạt động kinh doanh thương mai, có yếu tố sinh lợi ở đây nên trường hợp này không còn là quan hệ dân sự thuần túy nữa.

    Trân trọng!

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #251770   29/03/2013

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    hí hí @ anh caythongnoel

    Thực ra phân tích kỹ về nội dung thì đây chỉ là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản tại k2 điều 25 luật TTDS.

    Đồng thời vấn đề này cũng đã được hướng dẫn khá rõ trong NQ 01/2005/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất của Bộ Luật TTDS 2004

    Cụ thể tại tiểu mục 3.5 mục 3 Phần I của NQ có hướng dẫn như sau

    a. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty; về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

    b. Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp giữa các thành viên của công ty về việc trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

    c. Khi thực hiện hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 3.5 này, nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty có tranh chấp với nhan, nhưng u'uul chấp đó không liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công tychỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ lao động, quan hệ dân sự (ví dụ: Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, về trợ cấp cho người lao động, về hợp đồng lao động, về hợp đồng vay, mượn tài sản...) thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 3 Điều 29 của BLTTDS. Tùy từng trường hợp cụ thể để xác định đó là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về lao động.

    Thân ái!

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #251791   29/03/2013

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Em chào anh Longquoctran, anh có thể xem lại trích dẫn lại tiểu mục 3.5 mục 3 Phần I của Nghị Quyết 01/2005/NQ-HĐTP được không, tại đây hướng dẫn điều 29 BLTTDS vậy có nghĩa là các tranh chấp về kinh doanh thương mại chứ ạ.

    Trân trọng!

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #251799   30/03/2013

    hoangtrunganh
    hoangtrunganh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/10/2011
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 16 lần


    Mình đồng ý với caythongnoen, đây là tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Đây là tranh chấp giữa thành viên với công ty liên quan đến hoạt động trong công ty được quy đinh tại khoản 3 điều 29 BLTTDS. Và được hướng dẫn tại tiểu mục 3.5 mục 3 phần I của NQ 01/2005/HQ-HĐTP. 

    Trunganh

    Chăm sóc khách hàng

    CÔNG TY CỔ PHẨN CÔNG NGHỆ WEBBNC VIỆT NAM

    Địa chỉ: Số 51 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội

    SĐT: 01675982896

    Email: Trunganh.ktqd52@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #251802   30/03/2013

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    @ anh caythongnoel

    Có lẽ anh chưa hiểu ý em rồi

    Như em đã trích dẫn cụ thể tại điểm c tiểu mục 3.5 mục 3 phần I NQ01/2005/NQ-HĐTP

    Khi thực hiện hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 3.5 này, nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty có tranh chấp với nhan, nhưng u'uul chấp đó không liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty mà chỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ lao động, quan hệ dân sự (ví dụ: Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, về trợ cấp cho người lao động, về hợp đồng lao động, về hợp đồng vay, mượn tài sản...) thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 3 Điều 29 của BLTTDS. Tùy từng trường hợp cụ thể để xác định đó là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về lao động.

    Trước hết xác định lại quan hệ giữa GĐ với công ty là quan hệ liên quan tới tài sản.

    Nếu như nó là những tài sản về liên quan đến việc chia lợi nhuận,tỉ lệ góp vốn...thì nó sẽ là tranh chấp kinh doanh thương mại theo đúng k3 điều 29 Luật TTDS.

    Nếu như những tài sản này phát sinh không phải do những nguyên nhân trên mà là do HĐ vay,mượn.... thì nó sẽ không phải là tranh chấp kinh doanh thương mại nữa.

    Việc em trích dẫn ra nhằm loại trừ TH này là TH tranh chấp về kinh doanh thương mại bởi lẽ thông thường việc xem xét tranh chấp đối với luật dân sự hay lao động thường chủ yếu dựa trên luật nội dung còn đối với các tranh chấp về kinh doanh thương mại lại chủ yếu dựa trên   luật TTDS.

    Thân ái!

    Cập nhật bởi longquochan ngày 30/03/2013 12:50:20 SA

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #251820   30/03/2013

    Nguyenluc32
    Nguyenluc32

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/03/2013
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 7 lần


     

    longquochan viết:

     

    @ anh caythongnoel

    Có lẽ anh chưa hiểu ý em rồi

    Như em đã trích dẫn cụ thể tại điểm c tiểu mục 3.5 mục 3 phần I NQ01/2005/NQ-HĐTP

    Khi thực hiện hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 3.5 này, nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty có tranh chấp với nhan, nhưng những tranh chấp đó không liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty mà chỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ lao động, quan hệ dân sự (ví dụ: Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, về trợ cấp cho người lao động, về hợp đồng lao động, về hợp đồng vay, mượn tài sản...) thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 3 Điều 29 của BLTTDS. Tùy từng trường hợp cụ thể để xác định đó là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về lao động.

    Trước hết xác định lại quan hệ giữa GĐ với công ty là quan hệ liên quan tới tài sản.

    Nếu như nó là những tài sản về liên quan đến việc chia lợi nhuận,tỉ lệ góp vốn...thì nó sẽ là tranh chấp kinh doanh thương mại theo đúng k3 điều 29 Luật TTDS.

    Nếu như những tài sản này phát sinh không phải do những nguyên nhân trên mà là do HĐ vay,mượn.... thì nó sẽ không phải là tranh chấp kinh doanh thương mại nữa.

    Việc em trích dẫn ra nhằm loại trừ TH này là TH tranh chấp về kinh doanh thương mại bởi lẽ thông thường việc xem xét tranh chấp đối với luật dân sự hay lao động thường chủ yếu dựa trên luật nội dung còn đối với các tranh chấp về kinh doanh thương mại lại chủ yếu dựa trên   luật TTDS.

    Thân ái!

     

     

    Chào bạn Longquoctran. 

    Bạn đã trích dẫn đúng điều khoản hướng dẫn nhưng hình như bạn cố tình đọc lệch điều luật qua một hướng khác? bạn có thể xem lại phần tôi đã bôi vàng ở trên và ở dưới đây, sau đó bạn sẽ xác định được đó là tranh chấp gì? 

     

     

    vithiendi viết:

     

     

    Ông A là giám đốc công ty TNHH M gồm nhiều thành viên. Trong quá trình điều hành công ty, lợi dụng cương vị quản lý của mình, ông A đã chiếm dụng vốn của công ty để sử dụng vào việc riêng (chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Công ty TNHH M khởi kiện ra Tòa án yêu cầu ông A trả lại số tiền đã chiếm dụng. Hỏi:

     

     

     

    Cập nhật bởi Nguyenluc32 ngày 30/03/2013 08:12:01 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #252239   01/04/2013

    vithiendi
    vithiendi

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/03/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bạn ơi. cho mình hỏi. nếu các thành viên khác của công ty có quyền khởi kiện thì nó sẽ khởi kiện nhân danh công ty hay nhân danh chính mình

     
    Báo quản trị |  
  • #252854   03/04/2013

    chipheohpx
    chipheohpx

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mình đồng ý với ý kiến của bạn longquochan.^^
    2 là thành viên có thể nhân danh công ty, hoặc trường hợp điều lệ công ty có quy định ủy quyền pháp luật cho chủ tịch HDTV thì CTHDTV là người đại diện theo pháp luật cho Cty.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #253332   05/04/2013

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Mấu chốt ở cái tình huống này là cái hoạt động của công ty là cái gì. Cái Nghị quyết 01 nó quy định thêm cái "các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty"   cũng là tranh chấp thương mại

    Theo mọi người thì cái ví dụ sau đây là tranh chấp dân sự hay thương mại nhá.

    Công ty A có mua bán hàng hóa vs Công ty B, C là giám đốc được giao mang tiền đi thanh toán tiền hàng. C lấy tiền ở công ty đi nhưng ko mang thanh toán mà mang làm của riêng. 

    Nếu có tranh chấp thì nó có liên quan đến hoạt động của công ty không?

    Theo mình thì cái quy định của luật và cả nghị quyết hơi có vấn đề. Như thế nào là liên quan, theo mình nên sửa từ "liên quan" ở quy định trên thành "về". Khi đó nó sẽ thành "các vấn đề về việc thành lập, hoạt đồng, ...." Phạm vi nó hẹp hơn đúng không mọi người.

    Vài ý kiến cá nhân.

    Ps với bạn đặt câu hỏi là nếu lần sau chọn đề đừng nên chọn mấy cái loại này. Cứ đề dễ mà làm. :))

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #256905   22/04/2013

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào mọi người lâu rồi lại bới móc cái chủ đề này lên vì thấy vẫn bứt rứt quá.

    Mình vẫn bảo lưu quan điểm của mình và cho rằng

    Nếu liên quan đến chức năng kinh doanh,vốn,lợi nhuận của công ty và các thành viên của công ty thì đó là tranh chấp thương mại

    Tuy nhiên đây lại là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản của công ty và cá nhân chứ nó không liên quan đến hoạt động của công ty như hướng dẫn của NQ 01/2005/NQ-HĐTP

    Về tình huống của kajnodo92 thì tớ thấy không khác tình huống trên là mấy.Thế nên đây vẫn là tranh chấp dân sự.

    Mong mọi người đóng góp ý kiến thêm để cho chủ đề này được sáng tỏ thêm

    Thân ái


     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #258271   30/04/2013

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Lại đào mộ chủ đề này giống longquochan  

    Quan điểm của mình nó là tranh chấp kinh doanh thương mại. Mình dựa vào từ "liên quan đến ,,,hoạt động khác của công ty"  trong NQ 01 quy định. Mình lập luận thế này nha, chẳng có cái gì trong kinh doanh ko liên quan đến hoạt động của công ty cả, vốn là công ty dùng để làm ăn, có vốn thì công ty hoạt động tốt, bị chiếm dụng là ảnh hưởng tới hoạt động rồi.

    Đấy là cãi theo cái quy định mình cho là ko hợp lý của NQ 01. Mong mọi người phản biện.

    Mà mình nghĩ cái này cũng chẳng quan trọng lắm trên thực tế. Vì nguyên tắc là tòa nào thụ ký (tòa kinh tế hoặc tòa dăn sự) mà ko thuộc thẩm quyền của mình thì tiếp tục làm. Ý nghĩa thực tiễn duy nhất mình thấy ở cái này là cái ghi ký hiệu bản án là DS hay KDTM. hết.

    Thân

    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 30/04/2013 06:54:52 SA

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kajnodo92 vì bài viết hữu ích
    longquochan (01/05/2013)