Chào bạn
Theo quan điểm của mình thì P,H,K đều phạm tội trộm cắp tài sản với vai trò là đồng phạm bởi vì:
Thứ nhất: Theo quy định tại điều 20 BLHS quy định;
Điều 20. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Thứ nhất: Xét về hành vi của P, H, K:
Mặt khách quan:
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Đã nói đến đồng phạm là cùng “cố ý” thực hiện hành vi phạm tội. Cùng thực hiện hành vi phạm tội bao gồm nhiều hành vi như xúi giục, giúp sức, tổ chức, thực hành. Ở đây P,H,K đã cùng nhau cố ý thực hiện hành vi phạm tội đến cùng, mặc dù vai trò vủa mỗi người là khác nhau
P đồng phạm với vai trò vừa là người tổ chức, vừa là người thực hành điều này được thể hiện ở tình tiết vụ án “Khoảng 9 giờ ngày 02/01/2006, P rủ H đi trộm bò của dân bản thả trong rừng làm thịt bán lấy tiền tiêu xài” sau đó P đã cùng H, K làm thịt và đem đi bán. Hành vi trộm cắp của H, P, K đã hoàn thành từ khi chuyển dịch con bê ra khỏi địa điểm đưa xuống suối làm thịt.
H đồng phạm với vai trò là người thực hành trong vụ án
K cũng đồng phạm với vai trò là người thực hành
Dấu hiệu về mặt chủ quan:
Để xác định có đồng phạm hay không thì dấu hiệu cùng cố ý thực hiện tội phạm. Cùng cố ý trong mặt đồng phạm không chỉ cố ý về mặt hành vi mà còn mong biết và mong muốn đối với hành vi của các đồng phạm khác. Như vậy, cả ba người P,H, K đều đủ thỏa mãn đối với hành vi này.
Thứ hai: K không phạm tội tiêu thụ tài sản người khác bởi vì
Theo quy định tại điều Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
K không phạm tội tiêu thụ tài sản do người phạm tôi (p,h) mà có bởi vì Phạm tội tiêu thụ được hiểu là hành vi ăn cắp, cướp giật..của tội pham được người tiêu thụ này biết và mua lại những đồ vật mà do người phạm tội trước đó tiến hành. Trong trường hợp này, k đã hoàn thành tội trộm cắp với vai trò là người thực hành. Sau khi làm thịt con bê xong, A không trực tiếp thực hiện đi bán nhưng đã hoàn thành xong công việc trước đó.
Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.
Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: http://lamchuphapluat.vn/
Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/