giúp mình về pháp luật đại cương với , mình cần gấp ạ !

Chủ đề   RSS   
  • #424333 11/05/2016

    duongncnd97

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    giúp mình về pháp luật đại cương với , mình cần gấp ạ !

    Đúng hay sai ? tại sao ?

    - khi chuyển giao uyền sử dụng tài sản thì đương nhiên chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản đó?

    - A nhờ B trông hộ nhà , trường hợp này A chuyển quyền sở hữu cho B ? 

    - cá nhan từ 18 tuổi trở lên có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, có quyền tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật ?

    - năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện đồng thời cùng 1 lúc ?

    - trẻ em và người bị bệnh tâm thần không thể tham gia vào quan hệ pháp luật ?

    - pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ ?

     

    Mọi người giúp mình với !!!!! mình xin trân thành cảm ơn .

     
    5233 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #424438   12/05/2016

    Chào bạn! Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

    1.                  Khi chuyển giao quyền sử dụng tài sản thì đương nhiên chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản đó?

    Khẳng định này là Sai. Vì:

    Điều 182 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.”

    Điều 192 cũng quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.”

    Ví dụ: A cho phép B được phép thu hoạch vườn rau của mình để sử dụng, nhưng vườn rau đó vẫn thuộc sự quản lý của A. Như vậy, A đã chuyển giao quyền sử dụng tài sản của mình cho B nhưng không chuyển giao quyền chiếm hữu.

    2.                  A nhờ B trông hộ nhà , trường hợp này A chuyển quyền sở hữu cho B ?

    Trường hợp này A không phải chuyển quyền sở hữu cho B. Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Khi A nhờ B trông nhà hộ, A chỉ chuyển giao quyền chiếm hữu ngôi nhà đó cho B chứ không hề chuyển giao quyền sử dụng cũng như quyền định đoạt sang cho B. Chính vì thế, B không hề có quyền sở hữu ngôi nhà đó.

    3.                  Cá nhân từ 18 tuổi trở lên có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, có quyền tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật ?

    Khẳng định này là Sai. Vì:

    Theo điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định một trong những điều kiện kết hôn đó là: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”.

    Như vậy, đối với nam từ đủ 20 tuổi trở lên mới có thể tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình. Tóm lại, không phải cá nhân nào từ 18 tuổi trở lên có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi cũng đều có thể tham gia vào mọi quan hệ pháp luật.

    4.                  Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện đồng thời cùng 1 lúc ?

    Khẳng định trên là đúng. Vì:

    Theo khoản 2 điều 86 BLDS 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.”

    Mặc dù Bộ luật dân sự không đề cập tới năng lực hành vi của pháp nhân nhưng được hiểu là năng lực hành vi của pháp nhân do người đại diện thực hiện phát sinh, chấm dứt cùng thời điểm phát sinh, chấm dứt năng lực pháp luật, tức là năng lực hành vi tồn tại tương ứng với năng lực pháp luật.

    5.      Trẻ em và người bị bệnh tâm thần không thể tham gia vào quan hệ pháp luật ?

    Khẳng định trên là Sai.Vì:

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, trẻ em là người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, chỉ có trẻ em từ đủ 6 tuổi trở lên mới có năng lực hành vi dân sự. Theo đó, tại khoản 1 Điều 20 BLDS 2005 quy định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.”. Còn đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì chưa có năng lực hành vi dân sự. Cụ thể, tại điều 21 BLDS quy định: “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”

    Điều 22 BLDS quy định: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định”. Như vậy, một người được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác và không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Tại khoản 2 điều luật này cũng quy định: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”. Như vậy, những người mất năng lực hành vi dân sự thì không được tham gia vào quan hệ pháp luật.

    6.      pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ ?

    Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thứa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế.

    Dấu hiệu của pháp luật là:

    -          tính bắt buộc chung

    -          được xác định chặt chẽ về mặt hình thức

    -          được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế

    như vậy, một quy tắc xử sự phải đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu trên thì mới được coi là pháp luật.

    Trân trọng!

    Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

    CTV- Trần Thị Thu Thảo

     

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hainguyenlaw vì bài viết hữu ích
    duongncnd97 (12/05/2016)
  • #424441   12/05/2016

    duongncnd97
    duongncnd97

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    cô ơi , cô cho em hỏi là câu 6 ấy cô 

    đáp án là sai hay đúng vậy ạ 

    em xin cảm ơn cô ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #424855   17/05/2016

    Chào bạn! Tôi xin bổ sung thêm câu 6 đó là: câu khẳng định mà bạn nêu ra là sai. Vì 1 quy tắc xử sự dùng để điều chỉnh 1 quan hệ chưa chắc đã là pháp luật. Ví dụ: có thể là đạo đức xã hội, phong tục tập quán.

    Để có thể được coi là pháp luật thì phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà tôi đã nêu ở trên.

    Trân trọng!

    Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

    CTV. Thu Thảo

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hainguyenlaw vì bài viết hữu ích
    duongncnd97 (18/05/2016)