vậy tôi thử làm kiểm sát viên để phản bác lại với luận cứ bạn đưa ra nhé.
Bạn có nói:
"Trung định đốt nhà nhưng chỉ tưới xăng một phần căn nhà và ngay sau khi
hoàn thành sẽ ngay lập tức kéo mẹ con chị Xuân ra ngoài, vì xăng chỉ
được tưới một phần nhà nên việc này hoàn toàn trong khả năng của Trung.
Do các sự kiện tiếp theo diễn ra bất ngờ và nằm ngoài dự đoán của Trung,
sau khi thực hiên hành vi đã không kịp ngăn chặn thì chính bản thân
cũng trở thành nạn nhân, do đó, Trung không phải là để mặc hậu quả xảy ra mà là không có khả năng ngăn chặn hậu quả xảy ra."
Thứ nhất, "chỉ tưới xăng 1 phần căn nhà". Vậy xin hỏi bạn, Khi đốt nhà có nhất thiết phải tưới xăng hết toàn bộ căn nhà hay không?
Khi mà con vẫn đang ngủ trên giường, vợ đang trong nhà và đang bế đứa con gái nhỏ, Trung vào nhà với thái độ hung hãn, ý định tưới xăng lên nền nhà và vách nhà bằng gỗ để châm lửa đốt. Và cũng không hề có hành động nào bảo vợ và con ra ngoài cả. Trong lúc vẫn đang giằng co với vợ liền lập tức châm lửa đốt. Miễn là đạt được mục đích đốt nhà, không cần biết có hậu quả gì xảy ra cả. Thì liệu đây có phải là vô ý?????
Rõ ràng biết rõ và nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, có khả năng dẫn tới thương tích hoặc chết người (tưới xăng xuống nền nhà trong khi vợ con đang trong nhà thì liệu có thể ngăn chặn được việc không xảy ra hậu quả hay không? và có phải hậu quả xảy ra là ngoài dự liệu của Trung?).
Đối với Lỗi cố ý vì quá tự tin thì như tôi đã phân tích ở trên người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng
có cơ sở để tin rằng hậu quả ko xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có thể ngăn chặn được.
Trong trường hợp này, xin hỏi bạn Trung có cơ sở nào để tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có thể ngăn chặn được???
Bạn nói
"Trung không phải là để mặc hậu quả xảy ra mà là không có khả năng ngăn chặn hậu quả xảy ra".
Để bạn khẳng định đó là lỗi vô ý vì quá tự tin thì có phần chủ quan đó.
Lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, nhưng để đạt được mục đích khác thì
có thể chấp nhận hậu quả có thể xảy ra hoặc để mặc cho nó xảy.
Trường hợp này, Trung nhận thức có thể gây thương tích vì không ai không biết nếu đốt nhà trong khi nhà có người thì khả năng gây thương tích là rất cao. Và cũng không thể nói rằng tôi chỉ đốt nền nhà và vách nhà để nhà cháy chứ không có ý định làm thương tích cho vợ và con trong khi vợ con vẫn còn ở trong nhà.
Việc chấp nhận hậu quả xảy ra của Trung có thể hiện ở 1 tình tiết khá quan trọng đó là "hàng xóm sang can ngăn". Khi nhà cháy, điều quan trọng nhất của hàng xóm là chạy sang và chữa cháy. Nhưng tại sao ở đây lại có thêm tình tiết "hàng xóm sang can ngăn"/ Điều đó có nghĩa gì? Liệu có phải khi mà nhà đã cháy, nhưng Trung và vợ vẫn còn giằng co cái gì??? Mấu chốt vấn đề để xác định Trung có ý thức ngăn cản hậu quả hay không nó là ở đó.
Bạn có thể bào chữa cho Trung theo hướng đó, nhưng bạn phải tìm được căn cứ, bằng chứng để chứng minh được ý định của Trung trong trường hợp này. Chứ không phải chỉ giả định và đưa ra những lập luận không có căn cứ được. bởi theo tôi thấy, bạn đưa ra lập luận nhưng lại chưa tìm được tình tiết để làm cơ sở bảo vệ lập luận của mình. Do đó, tôi chưa thấy luận cứ của bạn bảo vệ Trung là thuyết phục.
Rất mong được trao đổi với bạn/.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!