Giúp em tình huống này với?

Chủ đề   RSS   
  • #117822 14/07/2011

    dangkhoa500

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giúp em tình huống này với?

    Công ty B nhượng quyền chuyển giao kinh doanh từ công ty A. Sau một thời gian hoạt động, công ty B lâm vào tình trạng phá sản. Hỏi trong trường hợp này, công ty A có được đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại không? Vì sao? 
     
    4790 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #118070   16/07/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chào bạn, bạn hãy đọc luật thương mại 2005 để hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền. Lưu ý là "lâm vào tình trạng phá sản" là một khái niệm không rõ ràng, đừng để bị mắc bẫy nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #118208   17/07/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Chào bạn dangkhoa500,

    Đối với Hợp đồng nhượng quyền thương mại không quy định rõ về quyền/trường hợp được đơn phương chấm dứt HĐ nhượng quyền thương mại.

    Tuy nhiên, đây là HĐ là 1 giao dịch dân sự, do đó, bạn cần phải tham khảo BLDS 2005. Cụ thể,

    Điều 424. Chấm dứt hợp đồng dân sự

    Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

    2. Theo thoả thuận của các bên;

    3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;

    4. Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

    5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;

    6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.


    Điều 426. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự

    1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.

    4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.

    Do đó, cái bạn cần quan tâm đầu tiên và là căn cứ đầu tiên/ là cốt yếu nhất là HĐ nhượng quyền. Khi nào được các bên có quyền đơn phương chấm dứt HĐ?

    Thân,


    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |