[giúp em] chuyển quyền SD đất

Chủ đề   RSS   
  • #125075 21/08/2011

    Clover_ls9x

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    [giúp em] chuyển quyền SD đất

    Vợ chồng cụ Lan, cụ Đông là chủ SD hợp pháp 1500 m2 đất ở tại số 26 phố Sài Đồng, phường Sài Đồng, quận Long Biên, TPHN. Sinh thời, vợ chồng cụ Lan sinh đc 3 ng con là ông Phong, ông Hùng và ông Tùng. Khi chết, vợ chồng cụ Lan k để lại di chúc, 3 ng con là ông Phong, ông Hùng, ông Tùng lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế diện tích đất do cha mẹ để lại. trong đó, ông Tùng đc hưởng thừa kế 498 m2 đất ở. Đầu năm 1990, ông Tùng chuyển vào quận Thủ Đức, TPHCM cư trú cho đến nay. Do k có nhu cầu SD nên cuối năm 1996, ông Tùng tự nguyện chuyển nhượng phần diện tích đất thừa kế của mình cho cháu ruột là anh Mạnh (anh Mạnh là con của ông Hùng), với giá là 32 triệu đồng. do tin tưởng vào quan hệ than tộc chú cháu nên khi chuyển nhượng 2 bên k lập hợp đồng chuyển nhượng quyền SD đất (QSDĐ)  bằng văn bản

              Theo anh Mạnh, việc chuyển nhượng QSDĐ này có ng làm chứng là vợ chồng bà Ngọt và ông Phong (anh ruột ông Tùng). Ông Phong, bà Ngọt trực tiếp chứng kiến việc 2 bên thỏa thuận mua bán và giao nhận tiền. sau khi nhận chuyển nhượng, anh Mạnh tiến hành san lấp ao, xây dựng tường bao quanh, công trình phụ để chăn nuôi và trồng cây trên diện tích đất này. Anh Mạnh đã đóng thuế SD đất này đầy đủ cho Nhà nước. tháng 8 năm 2003, vọe chồng anh Mạnh, chị Dịu đề nghị ông Tùng hoàn tất thủ tục chuyển nhượng QSDĐ để vợ chồng anh chị đc đứng tên chủ SD hợp pháp diện tích đất này, nhưng ông Tùng k đồng ý. Tranh chấp phát sinh. Vụ việc này đã đc UBND phường Sài Đồng tiến hành hòa giải nhiều lần nhưng k thành. Ngày 3-8-2007, anh Mạnh, chị Dịu làm đơn khởi kiện ông Tùng yêu cầu: công nhận hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ xác lập giữa ông Tùng và anh Mạnh. Ông Tùng phải hoàn tất thủ tục chuyển nhượng QSDĐ cho vợ chồng anh chị; đồng thời công nhận tài sản trên đất thuộc tài sản chung của vợ chồng anh Mạnh, chị  Dịu.

              Theo lời trình bày của ông Tùng: khu đất tranh chấp có nguồn gốc đúng như ý kiến anh Mạnh nêu trên đây. Do chuyển vào công tác tại TPHCM nên ông Tùng có cho anh Mạnh ở nhờ đất khi ông chưa có nhu cầu SD. Đến năm 2003, khi ông Tùng về thăm quê, thấy vợ chồng anh Mạnh, chị Dịu đang xây nhà kiên cố trên đất của ông. Ông Tùng đã yêu cầu vợ chồng anh Mạnh dừng ngay việc xây nhà trên phần đất của ông. Tại phiên tòa, ông Tùng k công nhận có việc xác lập hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa ông và anh Mạnh. Giấy tờ nhà đất hiện vẫn đứng tên ông, hồ sơ địa chính k thể hiện có sự chuyển dịch về QSDĐ. Ông Tùng đề nghị Tòa án nhân dân quận Long Biên án buộc vợ chồng anh Mạnh, chị Dịu phải trả đất lại cho ông.

              
    Thứ nhất, trong vụ việc này ai là ng SD hợp pháp khu đất tranh chấp?
    Thứ hai, anh Mạnh cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình trong vụ việc này?

    Em cám ơn nhiều ạ!  


     
    5659 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #125085   21/08/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    xét về việc phân chia tài sản thì khi ông bà Lan, Đông chết không để lại di chúc thì phần đất này phải chia theo pháp luật quy định.
    đến lúc ba người con Phong , Hùng, Tùng chia tài sản thì quyền sư dụng đất vẫn chưa được chuyển nhượng cho ai.có thể khi chia tài sản này cả ba nười con đã có thỏa thuận không có tranh chấp, khiếu nại sau này nên cả ba ông đều có quyền trên mảnh đất của mình. 
    khúc mắc ở đây là khi ông Tùng đã bán lại phần đất đó cho cháu của mình là Mạnh nhưng cả hai bên không có một biên bản hoặc giấy tờ nào, xét về tình thì Mạnh có quyền sử dụng mảnh đất đó, nhưng xét về lí thì rất khó xác định, \theo em anh nên gặp người làm chứng, anh Mạnhvà ông tùng nên lập cho nhau một một bản hợp hợp đồng và có kí tên của hai bên và người làm chứng, để chắc chắn hơn thì nên mang hợp đồng đó đi công chứng, lúc đó thì Mạnh mới dễ dàng lấy lại tài sản thuộc về mình.
    Cập nhật bởi caythongnoel ngày 21/08/2011 04:22:52 CH

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #125101   21/08/2011

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    chào bạn
    Theo quy định tại Điều 127 Luật Đất đai 2003, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành hợp đồng; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2005, trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.
    Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, hình thức giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể... Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
    #ff0000;">Căn cứ các quy định của các pháp luật nêu trên, do giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Tùng với cháu ruột không có sự chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất, nên là giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức. Căn cứ quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là: không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền… Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
    #ff0000;">vì vậy trong trường hợp này ông Tùng vẫn là người dử dụng đất hợp pháp theo quy định tại điều 50 của luật đất đai
    còn việc anh Mạnh khó có thể đòi quyền lợi từ Ông Tùng chỉ có thể yêu cầu ông Tùng  Bồi thường thiệt hại theo điều 137 bộ luật dân sự 2005
    thân

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #125106   21/08/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào anh Clover_ls9x
     Theo những gì anh trình bày thì Tòa đã xử vụ này, và phần thắng thuộc về Ông Tùng đúng không ạ?
     Về mặt hình thức, thì việc chuyển nhượng QSDĐ giữa hai bên không đúng quy định của pháp luật. Đáng lý, trong vụ án này Tòa án phải ấn định 1 khoản thời gian để hai bên hoàn tất phần thủ tục. Nhưng theo anh trình bày thì không biết Tòa án đã ấn định chưa?

     Khi đó, nếu hai bên không thể hoàn tất phần thủ tục chuyển nhượng đúng hình thức thì Tòa án sẽ tuyên bố giao dịch này là vô hiệu (hai bên trao trả những gì đã nhận)

     Việc Mạnh cần làm lúc này là kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm nếu còn thời hạn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Nếu hết thời gian kháng cáo này, thì Mạnh cần yêu cầu Viện Kiểm sát Kháng nghị theo thủ tục đặc biệt để bảo vệ quyền lợi của mình.

     Mạnh có 1 ưu thế là đã đóng thuế QSDĐ đầy đủ, có người làm chứng việc chuyển nhượng. Vì thế Mạnh nên làm theo hướng dẫn trên.

     Hiện tại trên giấy tờ thì Ông Tùng là người sử dụng đất hợp pháp khu đất tranh chấp.

     @caythongnoel: "theo em anh nên gặp người làm chứng, anh Mạnhvà ông tùng nên lập cho nhau một một bản hợp hợp đồng và có kí tên của hai bên và người làm chứng, để chắc chắn hơn thì nên mang hợp đồng đó đi công chứng, lúc đó thì Mạnh mới dễ dàng lấy lại tài sản thuộc về mình"

     Anh nghĩ rằng việc này là không thể xảy ra khi hai bên có tranh chấp, làm sao ông Tùng có thể đồng ý làm hợp đồng chuyển nhượng lúc này được.

     Thân ái!

     
     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    Clover_ls9x (21/08/2011)
  • #125133   21/08/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    nhưng theo em đó cũng là cách vẫn luôn có thể làm được mà. vì vậy mới cần sự khéo léo của Mạnh chứ. dù sao họ cũng là rụôt thịt mà,ra pháp luật thì ông Tùng chỉ có thiệt thôi.với lại người làm chứng cũng còn ở đó nữa.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #125135   21/08/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    caythongnoel viết:
    nhưng theo em đó cũng là cách vẫn luôn có thể làm được mà. vì vậy mới cần sự khéo léo của Mạnh chứ. dù sao họ cũng là rụôt thịt mà,ra pháp luật thì ông Tùng chỉ có thiệt thôi.với lại người làm chứng cũng còn ở đó nữa.


     Cách làm của em vẫn có thể nếu như Mạnh trả thêm cho Ông Tùng gấp 10 lần số tiền đã giao(tình trạng tinh thần bình thường). Thì may đâu mà Ông Tùng có suy nghĩ lại mà làm hợp đồng chuyển nhượng lúc này theo cách của em.

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #125510   23/08/2011

    haituanacb
    haituanacb

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2011
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 12 lần


    Đang tranh chấp mà yêu cầu người ta lập hợp đồng có lợi co mình, chắc bạn caythongnoel chưa va chạm thực tế nhiều.

    Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất xảy ra năm 1996, đo đó tranh chấp này phải áp dụng luật đất đai 1993 và bộ luật dân sự năm 1995 để giải quyết, không thể áp dụng Luật đất đai năm 2003 và Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết được
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 23/08/2011 04:36:26 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #125534   23/08/2011

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    chào bạn #0072bc; font-size: 13px;">haituanacb
    sao bạn lại có thể nói tranh chấp này dùng luật đất đai năm 1993 và bộ luật dân sự năm 1995 để làm căn cứ cơ sở pháp lí được..chắc bạn không học luật thì phải.Mặc dù Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất xảy ra năm 1996 nhưng đến giờ mới có tranh chấp xảy ra mặt khác luật là thay đổi từng ngày phải áp dụng cái mới có hiệu lực chứ áp dụng luật như bạn thì...
    thân

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #125708   24/08/2011

    haituanacb
    haituanacb

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2011
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 12 lần


    Về nguyên tắc, pháp luật dân sự không có hiệu lực hồi tố. Vì vậy giao dịch xảy ra vào thời điểm nào thì áp dụng pháp luật tại thời điểm đó để giải quyết chứ. Chỉ có trong luật hình sự mới áp dụng nguyên tắc hồi tố nếu việc áp dụng đó là có lợi cho người phạm tội thôi chứ. Tôi không học luật nhưng cũng có biết sơ sơ, không biết đúng hay sai, các bạn khác trên diễn đàn cho ý kiến đi.
    Cập nhật bởi haituanacb ngày 24/08/2011 03:59:33 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #125712   24/08/2011

    anhtt007
    anhtt007
    Top 500
    Male


    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:04/04/2011
    Tổng số bài viết (121)
    Số điểm: 1732
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 106 lần


    PLCT HaituanACB . Vấn đề của các bạn mình thấy có văn bản quy định, nhưng mình làm biếng nghiên cứu nên bê nguyên si quy định liên quan,các bạn căn cứ vào đó rồi xác định: 
    Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP  ngày 10 tháng 8 năm 2004:

    "2.3. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau này 15/10/1993

    a. Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    Theo qui định tại Điều 131, các điều từ Điều 705 đến Điều 707 và Điều 711 của Bộ luật Dân sự, khoản 2 Điều 3, Điều 30, Điều 31 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 1 Điều 127, khoản 1 Điều 146 của Luật Đất đai năm 2003, thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây:

    a.1. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự;

    a.2. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện;

    a.3. Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

    a.4. Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003;

    a.5. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật;

    a.6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

    b. Xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a gia tiểu mục 2.3 mục 2 này.

    b.1. Đối với hợp đồng được giao kết trước ngày 01/7/2004 vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nhưng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, mà có phát sinh tranh chấp, nếu từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

    b.2. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tại thời điểm giao kết vi phạm các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2, 3 mục 2 này, nhưng sau đó đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

    b.3. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố... và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và huỷ phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch.

    c. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

    c.1. Khi xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, thì tuỳ từng trường hợp Toà án áp dụng quy định của điều luật tương ứng từ Điều 136 đến Điều 138, từ Điều 140 đến Điều 145 và Điều 146 của Bộ luật Dân sự để xác định thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

    c.2. Xác định lỗi, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Việc xác định lỗi, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình"

    c.3. Xác định thiệt hại.

    - Khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì Toà án cần xác định thiệt hại gồm:

    Khoản tiền mà bên chuyển nhượng phải bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu của diện tích đất do bên nhận chuyển nhượng đã làm huỷ hoại đất; khoản tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã đầu tư để cải tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị công trình, tài sản, cây lâu năm... trên đất. Trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 379 Bộ luật Dân sự để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có.

    - Để xác định đúng các thiệt hại nói trên, Toà án phải tiến hành định giá giá trị quyền sử dụng đất và xác định thiệt hại về đất như sau:

    Nếu các đương sự không thoả thuận được về giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thiệt hại, thì Toà án yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc ra quyết định thành lập hội đồng định giá. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá thị trường chuyển nhượng tại địa phương nơi đất đang tranh chấp đối với từng loại đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm.

    Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quy định giá trị quyền sử dụng đất cụ thể phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại địa phương hoặc các trung tâm giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp có niêm yết giá giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa phương vào thời điểm xét xử sơ thẩm, thì Toà án có thể căn cứ vào giá do Uỷ ban nhân dân quy định hoặc giá niêm yết của các trung tâm giao dịch để xác định giá trị quyền sử dụng đất, mà không nhất thiết phải thành lập hội đồng định giá. Trong trường hợp này cần phải có căn cứ xác định giá quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân quy định hoặc giá quyền sử dụng đất do trung tâm giao dịch bất động sản niêm yết là hoàn toàn phù hợp với giá thị trường vào thời điểm xét xử sơ thẩm.

    - Trách nhiệm chịu chi phí cho việc định giá do các đương sự phải chịu chi phí tương ứng với phần nghĩa vụ của họ. Trường hợp đương sự có yêu cầu định giá lại, thì người có yêu cầu phải tạm ứng trước chi phí cho việc định giá lại và Toà án sẽ quyết định ai phải chịu chi phí định giá tuỳ thuộc vào kết quả xét xử.

    Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn!!

     
    Báo quản trị |