Chào bạn!
Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
Ông A để lại di chúc nên di sản của ông A được chia theo di chúc cho những người được ông A chỉ định.
Di sản mà ông A để lại bao gồm: 200 triệu trong khối tài sản chung 400 triệu của A và B, 200 triệu trong khối tài sản chung 400 triệu của A và Q. Do đó, di sản để lại của A có tổng là 400 triệu.
Do P mai tang cho A hết 20 triệu, nên phần di sản đem chia thừa kế sẽ trừ đi 20 triệu tiền mai tang tra lại cho P.
Đối tượng được hưởng di sản:
+ Theo di chúc: P,C,D,E,Q
+ Theo pháp luật: B, X +Y ,D,E,Q
Do A có để lại di chúc, B là vợ hợp pháp của A cho nên B sẽ được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của A theo quy định tại Điều 669 BLDS.
Theo đó, B sẽ được hưởng ít nhất 2/3 một suất chia theo pháp luật.
1 suất chia theo pháp luật là: 380: 5 = 76 triệu
Do đó B sẽ được hưởng ít nhất là: 2/3 x 76 triệu = 50,67 triệu
Khi đó, di sản còn lại của A là: 380 – 50,67 = 329,33 triệu
Chia di sản của A theo di chúc:
P = C = D = E = Q = 329,33 : 5 = 65,87 triệu
Do C chết cùng thời điểm với A nên phần di chúc chi tài sản cho C của A bị vô hiệu.
Do đó, di sản mà C được hưởng theo di chúc sẽ đem chia theo pháp luật, khi đó:
B= X +Y =D=E=Q= 65,67 : 5= 13,17 triệu
Như vậy, di sản của A được chia như sau:
B = 50,67 +13,17 = 63,84 triệu
X+ Y = 13,17 triệu
D = 65,87 + 13,17 = 79,04 triệu
E = 65,87 + 13,17 = 79,04 triệu
P = 65,87 triệu
Q= 65,87 + 13,17 = 79,04 triệu
Ls. Hà Hằng
Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự
Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636
Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com