Giúp đỡ nhau làm bài tập về Những vấn đề pháp lý trong vi phạm hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #506626 03/11/2018

    yenphuongcrvn432

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Giúp đỡ nhau làm bài tập về Những vấn đề pháp lý trong vi phạm hợp đồng

    Ngày 10/3/2010 công ty TNHH Sao Mai ( bên A - đăng ký kinh doanh tại Đồng Tháp) chuyên kinh doanh may mặc kí hợp đồng thương mại số 52/HĐTM bán cho Doanh nghiệp tư nhận thương mại Minh Phương (bên B - đăng ký kinh doanh tại TP HCM) số lượng 1000 tấn gạo chất lượng theo thỏa thuận. Trị giá hợp đồng là 4 tỷ VNĐ.

    Hai bên thỏa thuận hàng sẽ được giao vào các ngày từ 20 đến 25 tháng 4/2010 tại kho chính của bên B đồng thời bên B phải ứng trước cho bên A số tiền là 15% giá trị hợp đồng vào ngày 16/3/2010.

    Mặc dù đã ứng trước cho bên A theo thỏa thuận nhưng do gạo có chiều hướng xuống giá nê bên B đề nghị hủy bỏ hợp đồng đã giao kết với bên A. Đồng thời bên B yêu cầu bên A trả lại toàn bộ số tiền đã ứng và số lãi suất theo mức lãi suất cho vay của Ngân hàng công thương Việt Nam.

    Công ty Sao Mai đã không chấp nhận yêu cầy của DNTN Minh Phương và làm đơn kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời đòi phạt bội ước 400 triệu

    Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, hãy cho biết yêu cầu của các bên trong quan hệ hợp đồng trên có căn cứ pháp lý không? Hãy phân tích và chứng minh.

     

     

     
    1427 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506632   04/11/2018

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần


    Chào ban! Tôi xin hỗ trợ tình huống để bạn tham khảo, bạn cũng có thể tham khảo thêm những hướng giải quyết của mọi người nhé!

    Căn cứ vào Điều 423, Điều 428 của BLDS năm 2015 và khoản 4 Điều 312 của Luật Thương mại năm 2005.

    - Yêu cầu hủy bỏ hợp đồng của bên B là không có căn cứ pháp lý. Vì hợp đồng đã được ký kết, tiền cọc cũng đã được giao nhận thì không thể hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng một cách không có cơ sở, nếu sủa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng một cách hợp lý thì trước đó hai bên giao kết hợp đồng phải có điều khoản quy định về việc giá cả biến động thì hai bên ngồi lại với nhau bàn bạc.

    Căn cứ vào Điều 418, Điều 419, Điều 428 của BLDS năm 2015; Điều 300, Điều 301, Điều 302, Điều 303 của Luật Thương mại năm 2005.

    - Yêu cầu của bên A phạt bội ước 400 triệu sẽ có căn cứ khi trong hợp đồng các bên có thỏa thuận phạt vi phạm, nếu không thì chỉ yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên B hủy bỏ hợp đồng và bên A phải chứng minh được thiệt hại xảy ra.

    Cuối cùng, tôi muốn nhắn nhũ với bạn rằng: Hãy tự tìm tòi, học hỏi và giải quyết các bài tập để rèn luyện tính siêng năng cũng như khả năng tư duy của bản thân. Nếu thật sự không thể giải quyết được thì hãy nhờ mọi người giúp đỡ.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerinthefuture vì bài viết hữu ích
    yenphuongcrvn432 (04/11/2018)