Giúp đỡ

Chủ đề   RSS   
  • #345736 21/09/2014

    quangbinh1910

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Giúp đỡ

    Chào luật sư, em tên Bình là sinh viên năm nhất trường đại học SP kĩ thuật TP-HCM. Em có một số câu hỏi trên trường mà không biết làm như thế nào mong luật sư có thể bớt chút thời gian để giúp em ạ. Câu hỏi là:
    Phân tích chức năng của pháp luật. Hãy cho ví dụ đối với từng chức năng đó ?. Tại sao nói chức năng giáo dục của pháp luật có vai trò rất quan trọng trong bối cảnh ngày nay ở nước ta ?
     Em đang không biết làm như thế nào ở chỗ cho ví dụ sao cho đúng vì em phải trình bày trước lớp nên em thầy chấm kĩ lắm ạ, mong luật sư giúp em. Em cám ơn nhiều ạ !!!

     
    14509 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #345818   21/09/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    PHÁP LUẬT CÓ BA CHỨC NĂNG CHỦ YẾU:

    Một là, chức năng điều chỉnh

    Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội. Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Như vậy pháp luật đã thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội.

    Hai là, chức năng bảo vệ

    Chức năng bảo vệ là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hnàh vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự.

    Ba là, chức năng giáo dục

    Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những người phạm tội hình sự,…).
    Xuất phát từ các vấn đề đã phân tích ở trên có thể đưa ra định nghĩa pháp luật như sau:Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụđể thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.

    CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT

    Nguồn    http://www.tailieuontap.com/2012/12/chuc-nang-cua-phap-luat.html

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    quangbinh1910 (22/09/2014)
  • #345845   22/09/2014

    quangbinh1910
    quangbinh1910

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Có thể nào cho mình ví dụ cụ thể của từng chức năng được không ạ. Cám ơn

     
    Báo quản trị |