Giết thịt rắn hổ mang chúa có bị xử lý hình sự không ạ?

Chủ đề   RSS   
  • #617419 11/10/2024

    vyvyvy1999

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:11/10/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giết thịt rắn hổ mang chúa có bị xử lý hình sự không ạ?

    Hôm trước em lên rẫy, có phát hiện ra một con rắn hổ mang chúa, do sợ nên em đã hóa kiếp cho nó và có mang về định thịt. Cho em hỏi nếu em giết thịt rắn hổ mang chúa thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ạ? Em chỉ vì sợ quá thôi

     
    34 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #617421   11/10/2024

    motchutmoingay24
    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 458 lần


    Giết thịt rắn hổ mang chúa có bị xử lý hình sự không ạ?

    Theo quy định tại Mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP, rắn hổ mang chúa là động vật thuộc danh mục động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

    Theo đó, khoản 1 điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định như sau:

    Người nào vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    - Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

    - Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép các bộ phận hoặc sản phẩm của động vật, như ngà voi (2-20 kg) và sừng tê giác (0,05-1 kg);

    - Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán đối với động vật nguy cấp Nhóm IB hoặc Phụ lục I của Công ước, với số lượng từ 3-7 cá thể thú, 7-10 cá thể chim, bò sát, và 10-15 cá thể động vật khác.

    - Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán từ 3-7 bộ phận cơ thể cùng loại của động vật theo số lượng quy định.

    - Đã bị xử lý nhưng tái phạm

    Như vậy, hành vi giết rắn hổ mang chúa là hành vi vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm..

     
    Báo quản trị |