Chào các bạn!
Chủ đề về Lê Văn Luyện là một vấn đề nóng bỏng trên các trang báo và dư luận trong thời gian qua. Mỗi người lại có những quan điểm khác nhau về hình phạt đối với Lê Văn Luyện nhưng hầu hết dư luật đều hết sức phẫn nộ đối với với hành vi ra tay lạnh lùng, tàn độc của Luyện. Hầu hết mọi người đều mong muốn Luyện phải chịu mức hình phạt cao nhất là Tử hình (Luyện không còn khả năng giáo dục, cải tạo, cần phải loại bỏ Luyện khỏi đời sống xã hội!). Tuy nhiên Điều 71 BLHS quy định về các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội lại không quy định hình phạt tử hình. Đồng thời, khoản 1, Điều 74 BLHS quy định người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội thì mức hình phạt cao nhất không quá 18 năm tù. Trong vụ án này, Luyện phạm hai tội là Tội giết người theo quy định tại khoản 1, Điều 93 BLHS (khung hình phạt từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình đối với người từ đủ 18 tuổi) và tội Cướp tài sản theo quy định tại khoản 4, Điều 133 BLHS (khung hình phạt từ 18 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình đối với người từ đủ 18 tuổi). Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1, Điều 75 BLHS thì khi tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu tội nặng nhất được thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung cho nhiều tội cũng không vượt quá 18 năm tù.
Như vậy quy định pháp luật đã rõ. Nếu cơ quan điều tra không chứng minh được là có đồng phạm và có căn cứ xác định Luyện phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi thì chỉ mình Luyện phạm Tội giết người và Tội cướp tài sản, mức hình phạt cao nhất với Luyện chỉ là 18 năm tù (trong vụ án này có thể Luyện phải chịu mức án cao nhất đối với người chưa thành niên phạm tội là: 18 năm tù).
Nếu mở một cuộc điều tra xã hội học, lấy ý kiến của người dân về mong muốn mức hình phạt đối với Luyện thì có lẽ đến trên 90% người dân sẽ đề nghị tử hình Luyện (nếu pháp luật cho phép) và cũng sẽ có nhiều người dân đề nghị sửa đổi Điều 74 của BLHS để nâng mức hình phạt cao nhất đối với người chưa thành niên phạm tội lên mức tử hình. Vậy có nên sửa đổi Điều 74 BLHS hay không? Xin mọi người cho ý kiến?
Theo quan điểm của cá nhân tôi với tư cách là một “công dân” của Nhà nước VN XHCN thì không nhất thiết phải sửa đổi Điều 74 BLHS mà gia đình, nhà trường và xã hội cần phải làm tốt hơn nữa việc giáo dục người chưa thành niên, nhất là giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật. Đồng thời, cần phải thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả vấn đề thi hành án hình sự để chỉ cần không quá 18 năm thi hành án, người chưa thành niên phạm tội có thể nhận thức được hành vi phạm tội của mình, ăn năn, hối cải và có cơ hội làm lại cuộc đời. Mục đích hình phạt của pháp luật XHCN khác với mục đích hình phạt của các chế độ xã hội khác. Ở đây, “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.” (Điều 27 BLHS).
Khi ban hành BLHS cơ quan lập pháp VN có quan điểm là người chưa thành niên là người phát triển chưa đầy đủ về thể chất và tinh thần. Hành vi ứng xử còn bồng bột, nông nổi, dễ mắc những sai lầm và khó khăn trong việc tuân theo quy tắc sinh hoạt cộng đồng do vậy cần phải “giơ cao đánh khẽ”, tiếp tục giáo dục, cải tạo họ để họ được phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần cho đến khi họ đủ điều kiện để nhận thức và chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. Do đó, dù người chưa thành niên có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì cũng chưa cần phải loại bỏ họ khỏi đời sống xã hội (tử hình) mà phải tiếp tục giáo dục, cải tạo họ, đồng thời xem lại cách giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội! Trách nhiệm của những người đã thành niên đối với người chưa thành niên phạm tội thế nào? Ai cũng có một tuổi thơ, ai cũng có một thời bồng bột nhưng đến khi trưởng thành người ta mới nhận thức rõ về điều đó! Nếu thi hành án hình sự nghiêm túc, đúng pháp luật thì 18 năm tù là quá đủ để giáo dục một người chưa trưởng thành trở thành một người sống có ích cho xã hội.
Hơn nữa, “quyền sống” là một “quyền tự nhiên” của con người, không nên tước bỏ! Rất nhiều nước trên thế giới (kể cả những nước TBCN!) cũng đã BỎ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH cho mọi loại tội phạm. Còn nước ta phát triển theo định hướng XHCN (một hình thái KTXH nhân đạo và phát triển cao của xh loài người) tại sao chế tài lại thêm tính hà khắc và mang tính trừng phạt cao như vậy? Bản chất PL XHCN là “giáo dục cải tạo” con người chứ không phải là “trừng phạt”! Mới đây, khi sửa đổi BLHS, Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 đã bỏ hình phạt tử hình đối với người thành niên ở 8 loại tội phạm, tiến tới sẽ bỏ hẳn hình phạt tử hình đối với mọi loại tội phạm: “Sửa đổi cụm từ "hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình" thành cụm từ "hai mươi năm hoặc tù chung thân" tại khoản 3 Điều 111 (Tội hiếp dâm), khoản 4 Điều 139 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), khoản 4 Điều 153 (Tội buôn lậu), khoản 3 Điều 180 (Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, công trái giả), khoản 4 Điều 197 (Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy), khoản 3 Điều 221 (Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy), khoản 4 Điều 289(Tội đưa hối lộ) và khoản 4 Điều 334 (Tội hủy hoại vũ khi quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).”. Như vây, nếu nay nước ta lại thêm hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên thì quan điểm lập pháp của nước ta là “có vấn đề”! Sẽ bộc lộ tư tưởng lập pháp không nhất quán và định hướng phát triển xã hội không đúng đắn.
Mặt khác, chúng ta hãy đặt hoàn cảnh Luyện là con, em chúng ta thì chúng ta có mong muốn con em mình phải chịu mức án tử hình không? Trách nhiệm của những “người lớn” như thế nào đối với hành vi phạm tội của con trẻ? Mặc dù Luật không quy định con chưa thành niên phạm tội thì bố mẹ cũng phải chịu hình phạt nhưng hình phạt của tòa án lương tâm cũng là quá đủ. Những ông bố, bà mẹ đó sẽ phải dày vò, ân hận vì thiếu quan tâm, giáo dục con cái. Nhà trường cũng cần xem lại các cách giáo dục của mình, nhất là giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và ý thức sinh hoạt cộng đồng. Ngày nay, xã hội công nghiệp đã cuốn con người theo võng xoay vô tận khiến nhiều ông bố, bà mẹ thiếu hẳn sự quan tâm đến con cái. Nhiều người còn có quan điểm sai lầm là chỉ cần kiếm thật nhiều tiền là con cái sẽ sung sướng nên lao vào kiếm tiền như con thiêu thân nhưng khi “công an có giấy mời” thì mới té ra là con mình đã phạm tội vì thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình. Khi đó tiền cũng không còn nhiều ý nghĩa nữa! Vụ án của luyện sẽ thức tỉnh những người làm cha, làm mẹ và thức tỉnh trách nhiệm của cộng đồng với người chưa thành niên.
Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn
Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại/Fax:0437.327.407
-Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- https://www.facebook.com/luatsuchinhphap
I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:
Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:
1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;
2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...
3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.
4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...
5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.
II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):
1. Hình thức tư vấn miễn phí:
Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:
- Điện thoại: 0977.999.896
- Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn
- https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai
2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật
III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:
Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.
Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.