em thì có ý kiến khác. Sở dĩ, họ đưa ra bài tập này là để phân tích tính chưa hợp lý trong văn bản pháp luật. Ngay cả có ghi rõ có ý thức chiếm đoạt trước hay sau thì cũng không thể nào định tội dựa theo lý luận cấu thành tội phạm cả.
Thực tế quy hết về tội cướp tài sản bởi việc chứng minh ý định chiếm đoạt trước hay sau là điều rất khó để chứng minh. Việc họ khai là sau khi giết mới có ý thức chiếm đoạt. Nhưng hành vi thực tế của cướp đã là Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản. Có thể thấy đã có hành vi dùng vũ lực ở đây và cũng đã có hành vi chiếm đoạt tài sản. Chính hành vi chiếm đoạt với lỗi cố ý này đã thể hiện mục đích chiếm đoạt rồi. Do đó, dù là mục đích phát sinh trước hay sau thì cũng là tội cướp tài sản.
Trở về lý luận, có nhiều ý kiến sẽ nói mục đích chiếm đoạt phát sinh sau thì sẽ là tội trộm cắp tài sản hoặc công nhiêm chiếm đoạt... Nhưng vấn đề ở đây là nó ko thỏa mãn được hết dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản hay công nhiên. Vì đơn giản, họ lấy tài sản ko phải lén lút với ai vì chủ sở hữu đã chết. Còn nếu nói là lén lút với người thừa kế thì càng ko đúng. Vì quyền thừa kế chỉ phát sinh theo quy định khi đã có báo khai tử (về mặt pháp lý thì giấy báo khai tử chính là giấy tờ xác nhận một người đã chết).
Còn với cấu thành tội cướp tài sản. Thông thường mọi người sẽ hiểu là Mục đích chiếm đoạt phải có trước hành vi dùng vũ lực. Nhưng có điều, có hướng dẫn nào cụ thể nói rằng mục đích chiếm đoạt phải có trước khi hành vi dùng vũ lực. Mà mọi người thừa dựa vào câu chữ trong luật, và có thể dựa cả vào quy định chuyển hóa tội phạm để lật ngược lại lập luận cho hành vi chiếm đoạt tài sản sau.
Bản thân tôi thì thấy rằng, nếu hiểu theo câu chữ trong luật HS thì riêng BLHS có quá nửa số điều luật quy định tên tội danh và mô tả dấu hiệu hành vi không phù hợp. Thậm chí, điều luật quy định cụ thể nhưng cách hiểu cũng có thể khác nhau, theo ý từng người.
Ví dụ: Tội hiếp dâm chỉ quy đinh người nào dùng vũ lực .... giao cấu trái ý muốn với người khác... Quy định chỉ nói là người nào tức là có thể nam, có thể nữ. Nhưng cách hiểu từ trước đến nay lại là chủ thể thực hiện tội phạm này chỉ có thể là nam.
Ta đặt lại vấn đề. Rõ ràng hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bất hợp pháp là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Cần thiết phải xử lý. Không thể dựa vào lý luận để phán quyết. Đó cũng chính là lý do nhiều nước trên thế giới họ theo hệ thống án lệ để tránh trường hợp quy định thiếu những hành vi rõ ràng nguy hiểm cho xã hội mà văn bản pháp luật chưa quy định, quy định ko rõ...
Với bài tập này, ko thể cứng nhắc theo lý luận cấu thành tội phạm được mà cần phải giải thích phù hợp với thực tiễn và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Với sinh viên luật HN, thầy sẽ ko đánh giá bạn đúng thì điểm cao, sai thì điểm thấp vì với nhiều quan điểm khác nhau, không có khái niệm đúng, sai cứng nhắc(ngành XH nó khác ngành tự nhiên ở chỗ đó). Nếu bạn giải thích hợp lý, lập luận rõ ràng, sắc bén thì đương nhiên quan điểm của bạn được chấp nhận. Nếu lập luận của bạn không có tính thuyết phục nghĩa là bạn sai rồi. Đó là bản chất của nghề luật.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!