Gieo nhân nào gặp quả nấy là gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #608859 26/02/2024

    Chloeee02

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:07/12/2023
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Gieo nhân nào gặp quả nấy là gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

    Gieo nhân nào gặp quả nấy được hiểu như thế nào? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?

     

    Gieo nhân nào gặp quả nấy là gì?

    Câu nói "gieo nhân nào gặp quả nấy" là một triết lý sống lâu đời, thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa hành động của con người với kết quả họ nhận được.

    Gieo nhân nào gặp quả nấy có thể hiểu như sau:

    Nghĩa đen:

    - "Gieo nhân" là hành động gieo hạt giống xuống đất.

    - "Gặp quả" là thu hoạch được trái quả từ cây trồng.

    Câu nói này theo nghĩa đen có nghĩa là hành động gieo trồng sẽ như thế nào thì sẽ dẫn đến kết quả thu hoạch tương ứng như vậy. Ví dụ, gieo hạt giống tốt sẽ cho thu hoạch trái ngon, gieo hạt giống xấu sẽ cho thu hoạch trái không ngon.

    Nghĩa bóng:

    - "Nhân" là hành động, việc làm của con người.

    - "Quả" là kết quả của hành động đó.

    Câu nói này theo nghĩa bóng có nghĩa là mọi hành động của con người đều sẽ dẫn đến kết quả tương ứng. Hành động tốt sẽ dẫn đến kết quả tốt đẹp, hành động xấu sẽ dẫn đến kết quả không tốt đẹp.

    Câu nói "gieo nhân nào gặp quả nấy" như một lời khuyên nhủ con người nên:

    - Suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

    - Làm việc thiện, tránh làm việc ác.

    - Chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.

    - Cố gắng gieo những "nhân" tốt để nhận được những "quả" ngọt.

    Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

    Theo đó, khi thực hiện một hành vi phạm tội thì tất yếu sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện. Ví dụ, đối với hành vi lừa đảo tài sản sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, với mức án tương ứng và với mức độ nghiêm trọng của hành vi, cụ thể như sau:

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 một số cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

    - Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    + Có tổ chức;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Tái phạm nguy hiểm;

    + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    + Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    _ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    Đồng thời, có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 một số cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

    - Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    ...

    Như vậy, theo quy định trên, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Người lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Tội cướp tài sản

    + Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

    + Tội cưỡng đoạt tài sản

    + Tội cướp giật tài sản

    + Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

    + Tội trộm cắp tài sản

    + Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    + Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

     
    4188 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận