Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài giữ các vị trí quan trọng

Chủ đề   RSS   
  • #550862 30/06/2020

    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài giữ các vị trí quan trọng

    Người đại diện theo pháp luật kiêm thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần là người lao động nước ngoài có cần phải xin giấy phép lao động tại Việt Nam hay không?

    Thứ nhất, về việc xin giấy phép lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nếu không thuộc các trường hợp không phải xin cấp giấy phép lao động tại Điều 172 Bộ luật Lao động 2012 thì phải có giấy phép lao động hợp pháp và thời hạn hiệu lực của giấy phép lao động tối đa là 02 năm (căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 169 Bộ luật Lao động 2012).

    Thứ hai, về việc xin giấy phép lao động của người lao động nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần.

    Trường hợp người lao động nước ngoài giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị tại Công ty Cổ phần thì không phải xin giấy phép lao động tại Việt Nam (căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 172 Bộ luật Lao động 2012).

    Thứ ba, xét về trường hợp người lao động nước ngoài là người đại diện theo pháp luật kiêm thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần.

    Trong trường hợp người lao động nước ngoài vừa là thành viên Hội đồng quản trị vừa là người đại diện theo pháp luật của công ty thì là một vấn đề khác cần phải xem xét. Theo đó, tại khoản 3 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

     "[..]Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam[..]".

    Như vậy, nếu người lao động này không thường xuyên có mặt tại Việt Nam thì cần thiết công ty nên bổ nhiệm thêm một người giữ chức danh người đại diện theo pháp luật để thỏa theo điều kiện của quy định này. Trong trường hợp Công ty Cổ phần chỉ do người lao động này giữ chức danh người đại diện theo pháp luật thì nếu người lao động này là người cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì không cần phải xin giấy phép lao động tại Việt Nam.

    Nhưng nếu người lao động luân chuyển qua lại giữa trụ sở chính tại nước ngoài hoặc một địa điểm khác và Việt Nam và thời gian làm việc cộng dồn quá 90 ngày trong 01 năm (đủ 12 tháng) thì người lao động cần phải xin giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH.

     
    3447 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #553070   28/07/2020
    Được đánh dấu trả lời

    Giấy phép lao động được xem như một “vé thông hành” cho các công dân nước ngoài muốn làm việc trên lãnh thổ Việt Nam và cũng là căn cứ để xin thẻ tạm trú hoặc visa dài hạn cư trú hợp pháp tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, và cũng giúp doanh nghiệp đủ điều kiện sử dụng  lao động có trình độ cao.

     
    Báo quản trị |  
  • #554017   31/07/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    [quote=daisy1009]

    Giấy phép lao động được xem như một “vé thông hành” cho các công dân nước ngoài muốn làm việc trên lãnh thổ Việt Nam và cũng là căn cứ để xin thẻ tạm trú hoặc visa dài hạn cư trú hợp pháp tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, và cũng giúp doanh nghiệp đủ điều kiện sử dụng  lao động có trình độ cao.

    Cảm ơn phản hồi của bạn. Đúng như vậy, ở mỗi quốc gia đều có một hình thức như bạn nói là "vé thông hành" để công dân nước ngoài có thể nhập cảnh và làm việc. Tùy quy định của mỗi quốc gia mà những công dân của các nước khác phải chuẩn bị để đáp ứng các điều kiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #553525   30/07/2020

    Mình bổ sung thêm cho trường hợp này: Thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần thuộc đối tượng không phải xin giấy phép lao động. Tuy nhiên, để vào Việt Nam thì cần làm thủ tục Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi người này dự định làm việc thì mới được.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #554024   31/07/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Camgiangsn viết:

    Mình bổ sung thêm cho trường hợp này: Thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần thuộc đối tượng không phải xin giấy phép lao động. Tuy nhiên, để vào Việt Nam thì cần làm thủ tục Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi người này dự định làm việc thì mới được.

     

    Cảm ơn sự góp ý của bạn. Đó là một thủ tục để xác nhận rằng người lao động thuộc thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần không cần phải có giấy phép lao động. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Lao động 2012 thì tất cả các đối tượng được quy định tại Điều này đều không thuộc diện phải cấp giấy phép lao động và phải thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như bạn nói.

     
    Báo quản trị |  
  • #554054   31/07/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Hi bạn, chủ đề của bạn rất hay và mình có một số thắc mắc liên quan:
     
    Khoản 2 Điều 172 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động nếu:
     
    Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
     
    Như vậy, khi lao động nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần thì sẽ không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
     
    Bạn có trình bày ý: 
     
    “Nhưng nếu người lao động luân chuyển qua lại giữa trụ sở chính tại nước ngoài hoặc một địa điểm khác và Việt Nam và thời gian làm việc cộng dồn quá 90 ngày trong 01 năm (đủ 12 tháng) thì người lao động cần phải xin giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH”.
     
    Theo Khoản 2e Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP nếu lao động nước ngoài:
    Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm.
    cũng không thuộc diện cấp giấy phép lao động. 
     
    Mình nghĩ là TH này không thuộc phạm vi của vấn đề, do đó mình thấy chưa hợp lý lắm.
    Cập nhật bởi anthuylaw ngày 31/07/2020 10:02:05 CH chính tả

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |