Giao xe cho người khác chạy gây tai nạn thì chủ xe có bị phạt không?

Chủ đề   RSS   
  • #610707 30/04/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 498 lần


    Giao xe cho người khác chạy gây tai nạn thì chủ xe có bị phạt không?

    Theo quy định hiện tại có được giao xe cho người khác mượn chạy không? Người mượn xe gây tai nạn thì chủ xe có phải chịu phạt không? Nếu có, hình phạt mà chủ xe phải chịu là gì? 

    Có được giao xe của mình cho người khác chạy không?

    Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

    - Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

    Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

    - Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

    + Đăng ký xe;

    + Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

    + Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

    + Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

    Như vậy, có thể cho giao xe cho người khác mượn để tham gia giao thông nhưng người mượn xe phải đủ tuổi, sức khỏe, có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

    Giao xe cho người khác chạy gây tai nạn thì chủ xe có bị phạt không?

    Về trách nhiệm dân sự

    Theo Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phương tiện giao thông vận tải, cơ giới trường hợp này là xe máy được xem là nguồn nguy hiểm cao độ. 

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. 

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

    Trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Như vậy, việc cho mượn xe máy và người mượn xe gây tai nạn thì người gây tai nạn sẽ chịu trách nhiệm. Tuy nhiên trường hợp người chủ xe cho người khác mượn, sử dụng trái pháp luật thì cũng phải cùng chịu bồi thường thiệt hại.

    Về trách nhiệm hình sự

    Theo Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 76 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, quy định người nào giao phương tiện giao thông cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thì bị phạt như sau:

    - Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu người gây tai nạn vi phạm một trong các lỗi sau:

    + Làm chết người;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Làm chết 02 người;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    + Làm chết 03 người trở lên;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    Như vậy, việc giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển mà gây tai nạn, người chủ xe có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù tùy theo mức độ thiệt hại của sự việc.

    Có trường hợp nào giao xe cho người khác mượn không gây tai nạn vẫn bị phạt không?

    Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:

    - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    + Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);

    + Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;

    + Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;

    + Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông."

    Như vậy, giao xe cho người không đủ điều kiện hoặc giao xe không đủ giấy tờ thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe.

    Đồng thời, có thể bị tịch thu phương tiện theo quy định tại  điểm r khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP 

    Xem thêm: 

    Khi nào thì bị phạt lỗi xe không chính chủ? Mức phạt theo quy định hiện nay?

    Năm 2024 còn bắt buộc phải có bảo hiểm xe máy không?

    Vượt mặt xe cảnh sát đang bật còi sẽ bị xử lý thế nào?

     
    4448 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (24/06/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận