Giáo viên có được kêu gọi phụ huynh góp tiền hỗ trợ mua thiết bị dạy học không?

Chủ đề   RSS   
  • #616935 28/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 494 lần


    Giáo viên có được kêu gọi phụ huynh góp tiền hỗ trợ mua thiết bị dạy học không?

    Các khoản thu đầu năm học luôn là một vấn đề nóng nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Vậy, giáo viên có được kêu gọi phụ huynh góp tiền hỗ trợ mua thiết bị dạy học dưới danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh không?

    Giáo viên có được kêu gọi phụ huynh góp tiền hỗ trợ mua thiết bị dạy học không?

    Theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học những khoản tiền sau:

    - Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.

    - Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:

    + Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường;

    + Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh;

    + Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;

    + Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;

    + Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường;

    + Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;

    + Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

    Như vậy, 8 khoản trên thì ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu của học sinh hoặc phụ huynh, giáo viên cũng không được kêu gọi đóng các khoản tiền này dưới danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh, trong đó, có mua thiết bị dạy học.

    Người giáo viên phải có những phẩm chất gì?

    Theo Điều 4 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn 1, phẩm chất nhà giáo như sau:

    Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

    - Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo

    + Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;

    + Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;

    + Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

    - Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo

    + Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

    + Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh;

    + Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.

    Như vậy, người giáo viên phải có những phẩm chất theo tiêu chuẩn quy định trên.

    Giáo viên sẽ được đánh giá tiêu chuẩn bao lâu một lần?

    Theo Điều 11 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:

    - Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.

    - Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.

    - Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên."

    Như vậy, giáo viên sẽ tự đánh giá theo chu kỳ 01/lần vào cuối năm học.

    Còn về phía người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông sẽ tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ 02/lần vào cuối năm học

     
    591 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận