giao kết hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #124525 18/08/2011

    hathuy910

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    giao kết hợp đồng

    thư luật sư! em muốn hỏi khi tham gia quan hệ hợp đồng thì người giao kết có bắt buộc phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ không ạ?
    khi em xem trong luật dân sự 2005 thì chỉ nói là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực đó là người giao kết hợp đông phải có năng lực hành vi dân sự, nhưng khi tìm hiểu ở một số trang thì người ta lại nói là cần phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
    em mong luật sư giải đáp sớm giúp em vì em đang phải viết bài về vấn đề này. em cảm ơn luật sư!
     
    10961 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #124571   18/08/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào em!
     Nếu chưa tham khảo bàu viết này, em có thể tham khảo thêm nhé!
    http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2011/08/08/di%E1%BB%81u-ki%E1%BB%87n-c-hi%E1%BB%87u-l%E1%BB%B1c-c%E1%BB%A7a-giao-d%E1%BB%8Bch-dn-s%E1%BB%B1-theo-quy-d%E1%BB%8Bnh-c%E1%BB%A7a-b%E1%BB%99-lu%E1%BA%ADt-dn-s%E1%BB%B1-nam-2005/

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #124632   19/08/2011

    linhlawyer
    linhlawyer

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    khi xét trường hop của bạn không cần quan tâm tời người mất và không có năng lực hvds mà chỉ quan tâm tới truong hop bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thôi.tôi nghĩ là tuy vào hoan cảnh giao dịch cụ thể đê giải quyêt.số tuổi,khả năng nhận thức điều khiển đc hành vi giao dich,giá trị tài sản tham gia giao dịch ntn?liên quan giữa tài sản và người tham gia giao dịch ....v.v tôi có thể lấy 1 số ví du:

    a 15 tuổi trong lúc túng tiền bán chiếc xe đạp bố tặng trị giá 300k;a chưa có đầy đủ NLHVDS nhung hop đồng mua bán trên hoàn toàn có hiệu lực vì chiêc xe la tai sản rieng của a và giao dich thuoc trường hop từ 15 đến chưa đủ 18 nhưng có tài sản riêng
    vd2:b say ruou rồi mua 1 bộ bàn ghế trị giá 8tr.về nhà vợb ko đòng y và bắt giả lại chủ cửa hàng ghế voi lý do luc mua b say ko nhận thức đc hành vi của mình.trong trường hop này chung ta phải xác định việc say của b hay khả năng nhận thức lúc b mua bộ bàn ghế đó ở mức độ ntn?có những căn cứ gì minh chứng cho việc đó.
     
    Báo quản trị |  
  • #124659   19/08/2011

    nganle89
    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    Chào hathuy910!

    Một người ngay từ lúc sinh ra thì có năng luật pháp luật. Còn năng lực hành vi thì nhiều quan điểm cho rằng nó xuất hiện muộn hơn. Và tùy từng quan hệ cụ thể mà Luật có quy định khác nhau về năng lực hành vi của người tham gia vào quan hệ đó.

    Ví dụ, điều 21 Bộ luật dân sự quy định: Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự, giao dịch của người chưa đủ 6 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Hoặc trong quan hệ lao động, Bộ luật lao động quy định  người lao động phải từ đủ 15, người sử dụng lao động phải từ đủ 18 tuổi. Hay quy định về độ tuổi có quyền kết hôn, thì Luật Hôn nhân gia đình Việt nam quy định nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên có quyền kết hôn.

    Khi tham gia vào quan hệ hợp đồng  cũng vậy, tùy từng loại hợp đồng mà luật đòi hỏi năng lực hành vi của người tham gia vào quan hệ hợp đồng có sự khác nhau. Ví dụ, tham gia vào quan hệ mua bán những vật dụng sinh hoạt hàng ngày thì đứa bé 10 tuổi có thể tham gia. Nhưng trong hợp đồng mua bán nhà, xe máy chẳng hạn thì Luật đòi hỏi người tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi đầy đủ (đủ 18 tuổi và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế  năng lực hành vi dân sự).

    Hi vọng bạn giải tỏa được thắc mắc của mình.

    Chúc bạn vui.

    Thân chào bạn!

    Cập nhật bởi nganle89 ngày 19/08/2011 10:04:46 SA

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    Báo quản trị |