Giáo dục Pháp luật vào trường phổ thông?

Chủ đề   RSS   
  • #458645 24/06/2017

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Giáo dục Pháp luật vào trường phổ thông?

    Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành pháp luật, đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai.

    Và việc đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong các trường học theo tinh thần Chỉ thị số 32 - CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng và Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của TTCP - “Chú trọng việc chuẩn hóa nội dung chương trình, tài liệu, sách giáo khoa giảng dạy pháp luật chính khóa cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa bằng nhiều hình thức phong phú”.

    Mình thấy rằng nếu đưa PL vào trong các chương trình ngoại khóa, tuyên truyền phổ biến các văn bản PL gắn liền với đời sống hằng ngày của các học sinh như: Luật hình sự, luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, luật phòng chống ma túy, luật giao thông đường bộ, luật nghĩa vụ quân sự, luật bầu cử đại biểu quốc hội nhằm làm cho học sinh và đội ngũ thầy cô giáo nắm vững các nội dung về Luật để thực hiện tốt.

    Việc đưa PL vào tuyên truyền nên thông qua các chương trình như đố vui ôn tập cho học sinh vào thứ hai hàng tuần, tổ chức các chương trình phát thanh măng non thường xuyên lồng các nội dung tuyên truyền Pháp luật.

    Đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân và bản thân môn học này trước kia khá mờ nhạt và không phát huy hết tiềm năng của môn học này, tuy nhiên năm 2017 này đã có sự đột phá trong công tác giáo dục là việc đưa môn học này vào kì thi trung học phổ thông quốc gia. Điều này làm cho bộ môn này được chú trọng hơn trước đây, một phần do đạo đức và ý thức của thế hệ trẻ đang xuống cấp, việc học làm người sẽ cần được chú ý hơn song song với việc dạy kiến thức. Giáo viên giảng dạy bô môn này sẽ được tập huấn vừa là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên tham dự trong các đội ngũ và học sinh trong toàn thể Nhà trường.

    Cuối cùng mình nghĩ nên có một tủ sách pháp luật của trường nhằm phục vụ giáo viên, học sinh có nhu cầu tìm hiểu, tra cứu đến khai thác.

    Bác Hồ đã có câu “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

    Cập nhật bởi DT_DA ngày 24/06/2017 08:20:53 CH
     
    22754 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #468056   18/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Theo mình, bộ môn Giáo dục công dân nên tích hợp thêm một số kiến thức pháp luật vào thêm, còn hiện tại Giáo dục công dân vẫn mang tính chất lý thuyết khá là nhiều, còn nếu thêm một môn học mới thì quả là nặng đối với học sinh hiện nay, học quá nhiều môn học.

     
    Báo quản trị |  
  • #468153   19/09/2017

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


     

    haianh1648 viết:

     

    Theo mình, bộ môn Giáo dục công dân nên tích hợp thêm một số kiến thức pháp luật vào thêm, còn hiện tại Giáo dục công dân vẫn mang tính chất lý thuyết khá là nhiều, còn nếu thêm một môn học mới thì quả là nặng đối với học sinh hiện nay, học quá nhiều môn học.

     

     

    không những chỉ tích hợp thêm... mình thấy là nên bỏ bớt phần tính chất lý thuyết trùng lấp khó hiểu, vì nó đã có quá nhiều, quá dư và thực tế là rất khó tiếp thu so với các kiến thức đó trong khi các quyển giáo trình pháp luật đại cương có nội dung khá khoa học và có vài phần hay hơn nhiều, gần gũi và dễ hiểu hơn nhiều. Đây không phải là một môn mới mà nó cũng nằm trong môn Giáo dục công dân, ngoài ra nó còn không gây chán, và phản tác dụng nữa... ít nhất học đạo đức đến giáo dục công dân đến giai đoạn đó thì các em ít nhất phải hiểu một số nguyên lý cơ bản như hệ thống tổ chức của cơ quan nhà nước gồm những cơ quan nào, hoặc độ tuổi nào chịu trách nhiệm hình sự,... đến bây giờ nhiều bạn vẫn không nắm được các nguyên tắc trên trong khi đó là điều cực kỳ cơ bản, gần gũi mỗi ngày dị là rất dỡ. đó là còn chưa tính tới chuyện ở độ tuổi học THPT thì các em đó đã đủ tuổi chịu TNHS rồi mà còn nhiều em suy nghĩ bồng bột dẫn đến những cái không đáng như bạo lực học đường.... điều đó rất đáng tiếc. mình có xem đề thi TPT quốc gia đợt rồi môn GDCD thực tế các nội dung thi cục kỳ đơn giản, chỉ bao quát việc xác định mối quan hệ xã hội thôi, kiến thức về hôn nhân gia đình, hình sự, hành chính,... còn ít quá.  

    Cập nhật bởi zing_zin_zz ngày 19/09/2017 05:24:18 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #468168   19/09/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Việc nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường gắn với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập các môn học đạo đức, giáo dục công dân, pháp luật và nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của giáo dục pháp luật trong nhà trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tác động của xã hội, của môi trường sống, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, các tổ chức chính trị xã hội

     
    Báo quản trị |  
  • #470083   08/10/2017

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Việc đưa pháp luật là trường phổ thông là một kế hoạch cấp thiết và cần sớm thực hiện đưa vào áp dụng. Cùng với sự phát triển của xã hội thì độ tuổi nhận thức hành vi pháp luật của con người ngày càng giảm. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải cung cấp kiến thức pháp luật sớm cho học sinh để tạo ra ý thức pháp luật sớm cho bộ phận đó. Tránh trường hợp, học sinh tham gia các quan hệ xã hội nhưng lại thiếu kiến thức pháp luật căn bản.

     
    Báo quản trị |  
  • #470093   09/10/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Theo mình thì việc giáo dục pháp luật trong trường phổ thông là việc nên làm và cần chú trọng hơn nữa, học sinh biết được kiến thức pháp luật cũng như nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật sẽ giup giảm bớt hành vi sai trái, đặc biệt là nêncải thiện việc học và dạy môn giáo dục công dân, mở cái lớp ngoại khóa tuyên truyền pháp luật cho học sinh.

     
    Báo quản trị |  
  • #480691   30/12/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Đồng ý với quan điểm là giáo dục pháp luật vào trường phổ thông, song song với các kiến thức tự nhiên và xã hội thì việc giáo dục để các em học sinh năm bắt cũng là một giải pháp nhằm tuyên truyền pháp luật và hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên. Các bài giảng, các kiến thức luật sẽ giúp các em hiểu rõ về quy định đề từ đó đưa ra cách xử sự cũng như biết cách để bảo vệ bản thân mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #483795   30/01/2018

    Sắp tới đây đã thực hiện đưa giáo dục pháp luật vào môn Giáo dục công dân. Mình thấy nên đưa vào thêm cả môn Đạo đức ở cấp 1, nên để các em biết về pháp luật, những gì nên làm và không được làm. Hình thành ý thức từ nhỏ.

     
    Báo quản trị |  
  • #483797   30/01/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    “đưa vào thêm cả môn Đạo đức ở cấp 1” việc này có vẻ chưa cần thiết làm vì thực chất môn Đạo đức cũng đã đảm bảo vai trò này, dạy các em cách sống tốt, đúng theo pháp luật, biết tự bảo vệ mình, nêu ra những thói xấu. Ở độ tuổi các em không nên đè nặng quá nhiều. 

     
    Báo quản trị |  
  • #496229   06/07/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Theo quan điểm cá nhân của mình thì đây là ý kiến rất hay và nên có hướng đi, phương thức áp dụng sao cho hợp lý vào chương trình phổ thông. Tuy nhiên cũng phải lựa chọn, chắt lọc những điều cơ bản và ứng dụng được vào thực tiễn cho các em tránh sự nhàm chán cũng như hứng thú hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #511208   30/12/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Việc nhà nước đưa giáo dục pháp luật vào trường phổ thông là điều đứng đắn và cần thiết cho các em học sinh. Bởi lẽ ở độ tuổi đó thì cần tuyên truyền, phổ biến những kiến thức pháp luật để hạn chế việc vi phạm pháp luật, xảy ra các hành vi phạm tội. Tuy nhiên việc giáo dục cũng nên phù hợp và linh hoạt để các em không cảm thấy khô khan hoặc bị nhàm chán.

     
    Báo quản trị |  
  • #511231   30/12/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Tôi đồng tình với quan điểm của chủ thớt đưa ra, thiết nghĩ công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên cần hướng nhiều hơn đến việc giáo dục thái độ và hành vi tự giác thực hiện pháp luật. Để làm tốt công tác này ngoài việc giáo dục ở nhà trường thì cần phải có sự kết hợp hài hòa trong giáo dục gia đình và cộng đồng. 
     
    Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, nhà trường cần có kế hoạch chương trình cụ thể, chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng của thanh thiếu niên để tổ chức các hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi, tạo sân chơi lành mạnh thu hút tập hợp thanh thiếu niên tham gia như: kể chuyện pháp luật, xây dựng các tiểu phẩm, sân khấu hóa, xem hình ảnh, phim tư liệu… 
     
    Báo quản trị |  
  • #511270   31/12/2018

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Mình cũng thấy việc giáo dục pháp luật từ cấp THPT rất quan trọng, đặc biệt là Hiến pháp quy định về quyền và nghãi vụ của công dân. Một vấn đề quan trọng như vậy mà có rất nhiều người không được biết. Và cả môn học về giáo dục giười tính nữa, vấn đề đó cũng hết sức quan trọng mà lại không được dạy học.

     
    Báo quản trị |  
  • #511271   31/12/2018

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Mình cũng thấy việc giáo dục pháp luật từ cấp THPT rất quan trọng, đặc biệt là Hiến pháp quy định về quyền và nghãi vụ của công dân. Một vấn đề quan trọng như vậy mà có rất nhiều người không được biết. Và cả môn học về giáo dục giười tính nữa, vấn đề đó cũng hết sức quan trọng mà lại không được dạy học.

     
    Báo quản trị |  
  • #511284   31/12/2018

    Trước đây các trường phổ thông chỉ tập trung tổ chức các buổi ngoại khoá về pháp luật giao thông đường bộ (an toàn giao thông) còn những vấn đề khác thì rất ít hầu như là không có. Ngày nay, các trường cũng cố gắng xây dựng các buổi chuyên đề xoay quanh pháp luật như giáo dục giới tính, phổ cập các kiến thức pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nhằm phần nào giúp cho các bạn nhận thức về luật pháp.
     
    Báo quản trị |  
  • #513823   16/02/2019

    Theo mình để nâng cao hiệu quả của giáo dục pháp luật trong nhà trường, giáo viên nên tìm ra phương pháp dạy mới lồng ghép giữa lý thuyết và thực tế nhằm tạo sự hứng thú cho các em học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường có thể kết hợp lồng ghép kiến thức về giáo dục trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa để các em có thể ý thức tự giác trong quá trình tuân thủ pháp luật.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #514736   28/02/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Điều này là cần thiết. Theo thống kê, tỉ lệ tội phạm ở tuổi vị thành niên ngày có xu hướng gia tăng, và mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng. Việc giáo dục pháp luật vào nhà trường giúp cho các em có kiến thức thêm về các quy định trong những trường hợp mình gặp hằng ngày như tham gia giao thông, hôn nhân gia đình, phòng chống cháy nổ.... từ đó các em có thể phổ biến đến bạn bè và người thân. 

     
    Báo quản trị |  
  • #516353   31/03/2019

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Đưa giáo giục pháp luật vào trường học có lẽ là điều mà chúng ta, Bộ giáo dục và đào tạo nên thực hiện từ lâu và mở rộng khắp cả nước. Các em học sinh tuổi này thường tò mò, phá phách.. và bên cạnh định hướng thì chúng ta nên cho các em biết quy định của pháp luật nhằm hạn chế tối đa. Tình trạng bạo lực học đường, đánh ghen lột đồ, hiếp dâm.. ở lứa tuổi học sinh luôn xảy ra thường xuyên. Chính vì vậy, việc giáo dục pháp luật cho các em là điều nên làm.

     
    Báo quản trị |  
  • #524434   30/07/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Mình thấy việc đưa giáo dục pháp luật vào trường phổ thông là một bước đi hay. Việc hình thành nhận thức về pháp luật sớm giúp cho các bạn trẻ hành động có suy nghĩ, nhận biết được việc nào nên làm và việc nào không nên làm, từ đó sau khi tốt nghiệp bước vào xã hội thì sẽ dễ dàng hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #541225   15/03/2020

    Mình đồng ý với ý khiến đưa pháp luạt vào trong môi trường học tập của các em, điều này giúp nần cao sự hiểu biết của các em về pháp luật. Điều này sẽ góp phần nâng cao ý thức về pháp luật của thế hệ trẻ trong tương lai. Nên đây là việc rất phù hợp và nên được triển khai sớm.

     
    Báo quản trị |  
  • #553459   30/07/2020

    Giáo dục pháp luật vào trường phổ thông là việc làm rất cần thiết, chúng ta cần lồng ghép pháp luật trong việc giáo dục các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để các em có một tư duy pháp luật và nhận thức thật tốt về trách nhiệm cũng như vai trò của pháp luạt trong đời sống

     
    Báo quản trị |