Giáo dục Pháp luật vào trường phổ thông?

Chủ đề   RSS   
  • #458645 24/06/2017

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Giáo dục Pháp luật vào trường phổ thông?

    Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành pháp luật, đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai.

    Và việc đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong các trường học theo tinh thần Chỉ thị số 32 - CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng và Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của TTCP - “Chú trọng việc chuẩn hóa nội dung chương trình, tài liệu, sách giáo khoa giảng dạy pháp luật chính khóa cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa bằng nhiều hình thức phong phú”.

    Mình thấy rằng nếu đưa PL vào trong các chương trình ngoại khóa, tuyên truyền phổ biến các văn bản PL gắn liền với đời sống hằng ngày của các học sinh như: Luật hình sự, luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, luật phòng chống ma túy, luật giao thông đường bộ, luật nghĩa vụ quân sự, luật bầu cử đại biểu quốc hội nhằm làm cho học sinh và đội ngũ thầy cô giáo nắm vững các nội dung về Luật để thực hiện tốt.

    Việc đưa PL vào tuyên truyền nên thông qua các chương trình như đố vui ôn tập cho học sinh vào thứ hai hàng tuần, tổ chức các chương trình phát thanh măng non thường xuyên lồng các nội dung tuyên truyền Pháp luật.

    Đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân và bản thân môn học này trước kia khá mờ nhạt và không phát huy hết tiềm năng của môn học này, tuy nhiên năm 2017 này đã có sự đột phá trong công tác giáo dục là việc đưa môn học này vào kì thi trung học phổ thông quốc gia. Điều này làm cho bộ môn này được chú trọng hơn trước đây, một phần do đạo đức và ý thức của thế hệ trẻ đang xuống cấp, việc học làm người sẽ cần được chú ý hơn song song với việc dạy kiến thức. Giáo viên giảng dạy bô môn này sẽ được tập huấn vừa là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên tham dự trong các đội ngũ và học sinh trong toàn thể Nhà trường.

    Cuối cùng mình nghĩ nên có một tủ sách pháp luật của trường nhằm phục vụ giáo viên, học sinh có nhu cầu tìm hiểu, tra cứu đến khai thác.

    Bác Hồ đã có câu “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

    Cập nhật bởi DT_DA ngày 24/06/2017 08:20:53 CH
     
    22753 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #459373   30/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình nghĩ đây là vấn đê cần thiết cho các em học sinh như vừa rồi các em cũng phải thi mấy cái nội dung liên quan đến mấy cái này nah hehe khổ vãi. Mong người dạy luật là những người có hiểu biết để các em tiếp thu những cái tốt chứ 

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #459449   30/06/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Mình thấy ở trường phổ thông hay có các buổi ngoại khóa về pháp luật an toàn giao thông là phổ biến còn các mảng pháp luật khác thì hầu như chưa được triển khai. Nếu việc đưa giáo dục pháp luật ở nhiều khía cạnh khác nhau vào trao đổi hay giảng dạy ở các trường phổ thông được thực hiện thì mình hoàn toàn ủng hộ. Không cần phải giảng dạy theo kiểu chuyên sâu, chỉ cần dừng lại ở mức độ giúp các em học sinh tự nhận thức được vấn đề, đính hướng lỗi sống tích cực, lành mạnh cho các em là tốt rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #459455   30/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình nghĩ là giáo dục pháp luật trong các nhà trường là điều rất cần thiết hiện nay.

    Điều này có nhiều cách thức để thực hiện và đặc biệt như bạn nói điều này có thể thực hiện thông qua các chương trình như đố vui ôn tập cho học sinh vào thứ hai hàng tuần, tổ chức các chương trình phát thanh măng non thường xuyên lồng các nội dung tuyên truyền Pháp luật. Đây là một ý kiến khá hay.

    Vừa qua chúng ta có thể thấy, các nội dung pháp luật đã được đưa vào kỳ thi phổ thông quốc gia, mặc dù có nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề này như nội dung của nó quá rộng, hay có nhiều câu quá khó so với khả năng của các em học sinh, do đó nếu phổ biến pháp luật để các em có điều kiện tiếp xúc sớm, dễ ứng biến với những tình huống của xã hội, tạo nền tảng cho các em khi xử lý các vấn đề phát sinh. Khi đó, các em sẽ biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, điều này có thể được phổ biến thường xuyên thông qua các cuộc thi học thuật, các bài giảng về giáo dục công dân tại trường, để thực hiện tốt điều này nên có những buổi nói chuyện chuyên đề với giáo viên ở các trường đào tạo Luật thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa, đây là những người có nhiều năm nghiên cứu kiến thức pháp lý, tạo nền tảng vững chắc cho thầy cô và các em học sinh

     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    DT_DA (18/09/2017)
  • #459471   30/06/2017

    Đúng là việc đưa môn giáo dục công dân vào kỳ thi THPT quốc gia là một bước phát triển mới, nâng cao vị trí của việc giáo dục, tuyên truyền ý thức của công dân. Sở dĩ ngày nay tội phạm chưa thành niên ngày càng tăng cao thì việc giáo dục pháp luật lại càng cần thiết, việc sinh hoạt để tuyên truyền giáo dục sẽ giúp các em nâng cao được nhận thức, biết kiềm chế bản thân hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #459511   30/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Theo mình nghĩ là nên vì pháp luật giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội,nếu như đạo đức là mực thước về phẩm chất con người,để ta sống theo chuẩn mực được xã hội đồng thuận.Thì pháp luật sẽ là công cụ pháp lý cần thiết để trang bị hành trang cho mỗi cá nhân vững bước vào cuộc sống. Và như các bạn cũng đã thấy, hiện nay tỉ lệ tội phạm vị thành niên ngày càng tăng cao hơn so với trước đây, thiếu hiểu biết pháp luật, cần thiết có pháp luật để trang bị kỹ năng và pháp lý vững chắc cho người học. Nên việc đưa pháp luật vào giáo dục phổ thông là rất cần thiết.
     
     
     
    Báo quản trị |  
  • #464630   15/08/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Việc giáo dục pháp luật đáng ra phải nên được đưa vào trường học từ rất sớm rồi, bởi tình trạng học sinh vi phạm pháp luật là rất phổ biến chứ không còn là thiểu số nữa.

    Thứ nhất, người ta không còn là gì hình ảnh học sinh ra khỏi trường là chạy xe đạp dàn hàng ba, hàng tư; hoặc đi xe đạp điện cũng chở hai, chở ba rồi chạy vèo vèo không đội mũ bảo hiểm bất chấp an toàn của mình và người khác

    Thứ hai, bạo lực học đường đang diễn biến ngày càng phức tạp và nghiêm trọng ở cả học sinh nam và nữ. Nhiều tình huống chặn đường đánh nhau vì những nguyên nhân rất vu vơ như nhìn đểu, không chịu gia nhập băng nhóm, đánh ghen. Học sinh bây giờ sẵn sàng dùng bạo lực, ăn miếng trả miếng để giải quyết mâu thuẫn thay vì những biện pháp ôn hòa khác. Chưa kể là còn có tình huống học sinh mắng chửi hoặc gây thương tích cho thầy cô giáo.

    Thế nhưng gia đình và cả nhà trường đều thất bại trong việc giáo dục con cái mình, học sinh mình biết nhường nhịn, khiêm tốn, ứng xử phải đạo,…và dần dà tính xấu của chúng ngày càng bộc lộ mà không có cách nào kiềm chế được. Đến khi hậu quả vi phạm pháp luật đáng tiếc xảy ra thì hầu hết các em đều không hiểu vì sao.

    Vì vậy, giáo dục pháp luật ở cấp THPT cần phải hoàn thiện hơn, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các kiến thức pháp luật, giới thiệu các quy định pháp luật mà còn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật góp phần hình thành hành vi tự giác chấp hành cho học sinh.

     
    Báo quản trị |  
  • #464639   15/08/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Mục đích của việc đưa pháp luật vào giáo dục phổ thông cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết để trên cơ sở đó giúp học sinh có được nhận thức đúng về vai trò, vị trí của pháp luật trong đời sống, từ đó chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo các quy định của pháp luật.

    Để nâng cao hiệu quả của giáo dục pháp luật trong nhà trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tác động của xã hội, của môi trường sống, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, các tổ chức chính trị xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #464675   15/08/2017

    Dungtran_95
    Dungtran_95
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3681
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 71 lần


    Mình thấy việc giáo dục pháp luật vào trường phổ thông là một biện pháp rất hữu ích và hiệu quả trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các thế hệ trẻ, thế hệ xây dựng và phát triển đất nước. Ở từng độ tuổi nhất định mà nên có các chương trình giảng dạy riêng cho các em để các em biết cái gì nên và không nên làm, quyền và nghĩa vụ của mình. Phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường được thực hiện bằng nhiều biện pháp và hình thức, thông qua các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Thi tìm hiểu pháp luật, thông tin pháp luật, tọa đàm, hội thảo chuyên đề pháp luật, viết báo tường… nhằm giúp học sinh tiếp cận với pháp luật một cách hấp dẫn, góp phần bồi dưỡng niềm tin vào pháp luật và ứng xử theo chuẩn mực của pháp luật trong đối tượng học sinh. 

    Thực tế hiện nay cho thấy rằng tình trạng phạm tội ở lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh ngày càng nhiều, đánh nhau, gây thương tích hay thậm chi là giết người là môt thực tế cho thấy tình trạng kém hiểu biết pháp luật của các thế hệ học sinh hiện nay.Chính những nhận thức, sự thiếu hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, mơ hồ đã dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, thậm chí là có những hành vi coi thường pháp luật. Chỉ đến khi bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì mọi sự đã muộn, những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. Nhiều thanh thiếu niên, học sinh đã phải trả giá rất đắt cho các hành vi nông nổi của mình.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dungtran_95 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (18/09/2017)
  • #464773   16/08/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Ý kiến đưa giáo dục pháp luật vào trường phổ thông là rất hay và cần thiết. Như vậy đối với các bạn sau khi học hết 12 năm phổ thông dù không thi vào các trường liên quan đến luật thì các bạn vẫn có một nền tảng kiến thức về luật nhất định để tự bảo vệ bản thân, tránh mắc lỗi oan. Phương án giáo dục pháp luật này cũng khả thi và không khó thực hiện

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaonguyen27 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (18/09/2017)
  • #464778   16/08/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    Những hoạt động như vậy sẽ hình thành nên ý thức chấp hành pháp luật cho trẻ. Sao không nhân rộng hình thức đó ra để cho tất cả các các trưởng các lớp . 

    Trẻ con rất ham học càng cho chúng tiếp xúc với pháp luật nhiều chúng sẽ có ý thức hơn với hành động. Mình nghĩ nó sẽ giúp cho các tỉ lệ trẻ khi lớn lên phạm tội sẽ giảm đi

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #464806   17/08/2017

    Việc giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên là việc làm cần thiết, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào đời, biết sống và làm việc theo pháp luật. Theo mình nên có ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, sử dụng các mô hình trực quan, các hình ảnh sinh động trong môn Giáo dục công dân ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông, môn Đạo đức ở bậc tiểu học để thu hút hứng thứ, tìm hiểu của học sinh.

    Ngoài ra, nhà trường nên phối hợp với chính quyền địa phương xử lý nghiêm khắc những trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật (về tham gia giao thông chẳng hạn).

    Thật ra, việc giáo dục pháp luật, để học sinh tìm hiểu về luật pháp đã được bắt đầu từ ngay cấp tiểu học thông qua môn đạo đức. Các nội dung giáo dục pháp luật ở tiểu học được xây dựng dựa trên các mối quan hệ cơ bản của các em học sinh tiểu học với gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường tự nhiên, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ em. Đó là một số quyền cơ bản của trẻ em,  bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, nghĩa vụ của trẻ em trong gia đình (đối với ông bà, cha, mẹ), an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Không rõ hiện môn Đạo đức hiện nay có khác gì so với khi trước, nhưng theo mình nhớ, khi còn là học sinh tiểu học, các bài đạo đức được lồng ghép bằng một câu chuyện gần gũi, có hình ảnh minh họa sẽ gây hứng thú ở học sinh, để các em tìm hiểu thông qua trả lời các câu hỏi gắn với câu chuyện, thông qua câu chuyện tìm hiểu bài học về pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #466095   30/08/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Đưa giáo dục pháp luật vào trường phổ thông theo mình thấy là việc cần thiết, tuy nhiên cần chú trọng vào cách thức giảng dạy để thu hút được các em học sinh, để các em học sinh cảm thấy hứng thú với môn học này, chứ nếu đưa vào mà phương pháp giảng dạy nhàm chán có khi lại nghe tai này lọt sang tai bên kia.

     
    Báo quản trị |  
  • #466852   07/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Bản thân mình nhận thấy tình hình vi phạm pháp luật của độ tuổi vị thành niên chiếm tỉ trọng ngày một tăng cao trong khi đó thì việc giáo dục pháp luật đối với chương trình trung học phổ thông chưa được chú tâm nhiều. Việc đưa giáo dục pháp luật vào trong trường phổ thông giúp định hướng các em điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với luật pháp, tuân thủ luật pháp, gây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong toàn xã hội, đặc biệt đối với mô hình nhà nước pháp quyền như nước ta. Ngoài ra, việc đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cho sự phát triển nhân cách của các em học sinh đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, cũng như bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của mọi công dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #467973   16/09/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Với tình trạng tội phạm đang ngày càng gia tăng ở lứa tuổi vị thành viên thì việc giáo dục pháp luật ở trường phổ thông đúng là rất cần thiết, góp phần giảm bớt tình trạng này. Mình cũng nghĩ là nếu đã đưa vào giảng dạy thì nên xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập nghiêm túc, cho học sinh nắm bắt được tầm quan trong của việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật thì mới hiệu quả.

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #467984   16/09/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    ý kiến hay cần được cổ vũ, một trong những hình thức nâng cao ý thức pháp luật cho người dân là giáo dục mà mình thấy việc hướng đến các bạn học sinh, sinh viên là đối tượng nên dược ưu tiên.

     
    Báo quản trị |  
  • #467990   16/09/2017

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật ở độ tuổi thanh thiếu nhi và học sinh như: hoàn cảnh, môi trường sống, phương pháp giáo dục của gia đình thì còn có một nguyên nhân quan trọng là sự thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật. Chính những nhận thức, sự thiếu hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, mơ hồ đã dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, thậm chí là có những hành vi coi thường pháp luật.

    Việc đưa nội dung giáo dục pháp luật trong nhà trường, đặc biệt là ở cấp trung học phổ thông  ngoài việc cung cấp các kiến thức pháp luật, giới thiệu các quy định pháp luật còn phải chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, lối sống,giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, góp phần hình thành hành vi tự giác chấp hành. Phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường được thực hiện bằng nhiều biện pháp và hình thức lồng ghép phong phú, thông qua các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Thi tìm hiểu pháp luật, viết báo tường… nhằm giúp học sinh tiếp cận với pháp luật một cách hấp dẫn, góp phần bồi dưỡng niềm tin vào pháp luật và ứng xử theo chuẩn mực của pháp luật trong đối tượng học sinh. Từ đó, học sinh biết sống và làm việc theo pháp luật, biết xử sự vì lợi ích chung của cộng đồng, lợi ích xã hội và lợi ích của mỗi con người. Việc đưa giáo dục vào luật vào nhà trường còn góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrangak vì bài viết hữu ích
    DT_DA (18/09/2017)
  • #468001   17/09/2017

    phamlinhbnm
    phamlinhbnm

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


     Tuổi học phổ thông đã đủ để quy định trách nhiệm hình sự cho học sinh phạm tội thì tại sao lại không thực hiện việc giáo dục kiến thức pháp luật ngay từ tuổi này cho các em. Với khả năng nhận thức, tiếp thu của học sinh THPT thậm chí là THCS hiện nay, các em đã có thể lĩnh hội được các kiến thức pháp luật cơ bản.

     
    Báo quản trị |  
  • #468015   18/09/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    phamlinhbnm viết:

     Tuổi học phổ thông đã đủ để quy định trách nhiệm hình sự cho học sinh phạm tội thì tại sao lại không thực hiện việc giáo dục kiến thức pháp luật ngay từ tuổi này cho các em. Với khả năng nhận thức, tiếp thu của học sinh THPT thậm chí là THCS hiện nay, các em đã có thể lĩnh hội được các kiến thức pháp luật cơ bản.

    Mình nghĩ mỗi một giai đoạn, mỗi độ tuổi sẽ có những nhận thức khác nhau vì vậy để thực hiện giáo dục pháp luật vào trường không hề đơn giản, với chương trình giáo dục hiện nay của Việt Nam - giáo viên giảng học sinh chép và học, ít có sự tương tác cao, vậy nên kiến thức sách vở các e phải học rất nhiều, áp lực điểm số... liệu các e có hứng thú khi hiểu biết thêm về luật pháp...Tất nhiên các em có thể lĩnh hội đc kiến thức pháp luật nhưng liệu rằng các e có thật sự tiếp thu và học hỏi nó trong khi còn vô vàn thứ cần phải học mỗi ngày trên lớp. Để mà xác định được kiến thức pháp luật truyền đạt cho học sinh THPT ko dễ dàng, có thể dẫn đến phản ứng trái chiều là điều không tránh khỏi, vì vậy cũng cần đấu tranh và sức thuyết phục tốt cho việc này.

     
    Báo quản trị |  
  • #468017   18/09/2017

    MÌnh nghĩ thì nên phổ cập tuyên truyền pháp luật cho các em học sinh ngay từ khi các em đang học cấp 2 cũng được vì độ tuổi này dễ tiếp thu hơn cấp 3 vì mình nghĩ về tâm lý học sinh cấp ba là độ tuổi khó quản lý nhất nên sợ việc tuyên truyền pháp luật cho các em lại không mang hiệu quả cao.

     
    Báo quản trị |  
  • #468035   18/09/2017

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    mình nghĩ là nên. Nói thật, mặc dù trước đại học mình cũng đã được được đào tạo và hiểu biết pháp luật thông qua các môn như Đạo đức (tiểu học), giáo dục công dân ( THCS và THPT). Tuy nhiên khi lên đại học mình cũng đã bị sốc vào thời gian đầu vì có một sự khác biệt nhất định với kiến thức môn giáo dục công dân đã được học trước đây, (nhất là các vấn đề liên quan đến khái niệm, lý luận thực tiễn, phương pháp hiểu luật..). Mình thấy là môn pháp luật đại cương khá hay đối với các bạn sinh viên không chuyên luật. Và nghĩ tại sao khi học THPT, chúng ta không được học trước môn này hoặc môn giáo dục công dân 12 không được xây dựng dựa trên môn này, để khi lên đại học sinh viên đỡ bị sốc (đối với sv chuyên luật); và dễ hiểu luật hơn (đối với sinh viên không chuyên). 

    Cập nhật bởi zing_zin_zz ngày 18/09/2017 11:25:58 SA
     
    Báo quản trị |