Giáo dục... cười ra nước mắt

Chủ đề   RSS   
  • #406272 12/11/2015

    Giáo dục... cười ra nước mắt

    Ít hôm trước xem trên mạng vitalk thấy hình người mẹ chở cô con gái phía sau. Cô bé trông như học sinh tiểu học nhưng mệt mỏi nằm dài ra sau ngủ gà gật trên cái gối bông nhỏ. Vừa thấy buồn cười trẻ con chỉ biết ăn ngủ rồi đi học nhưng lại cũng thấy xót cho em. Sao để con trẻ học gì đến nỗi ngủ cả trên xe thế kia. 

    Ngẫm tới lui vẫn thấy càng ngày càng ngao ngán cho cái nền giáo dục theo phương châm nhồi nhét. Nhét mãi cuối cùng cho ra lò một đống "vẹt". Rồi đến ngày chập chững ra đời đi làm thì các em thiếu kỹ năng giao tiếp, ứng xử và văn hóa sống còn quá non kém. Thật buồn cho nền giáo dục chậm tiến bộ 

     

    Trích từ VNExpress

    Theo chia sẻ của tác giả Nguyễn Thị Kiều Oanh sau khi tận mắt chứng kiến mô hình học tập rất sáng tạo và thực tế của trường, Ein Karem là một ngôi trường học tập theo phương pháp Project by Learning (Học theo dự án). Yêu cầu của phương pháp này là phải “vứt bỏ hết các sách giáo khoa”. Mục tiêu của các giáo viên là giúp các em hiểu sâu chứ không cần biết quá nhiều thứ.

    Đó là mô hình dành cho học sinh trung học. Còn ở Trường Tiểu học Thực nghiệm Yadlin, cũng có các khu vườn cây, nuôi chim, gia cầm… nhưng với quy mô nhỏ, chỉ để học chứ không kinh doanh như Trường Ein Karem.

    Trường này có một hoạt động rất đặc biệt được gọi là Active Break(Giờ ra chơi chủ động) vào mỗi chiều thứ Năm hàng tuần. Trong giờ ra chơi này, các học sinh lớp lớn tự thiết kế và tổ chức trò chơi cho các học sinh lớp nhỏ tham gia.

    Hoạt động này do Hội đồng Thể thao phụ trách (trường có 22 hội đồng khác nhau như Hội đồng Môi trường, Hội đồng Truyền thông…). Các giáo viên không can thiệp vào việc tổ chức Active Break, mà chỉ góp ý để đảm bảo tính an toàn cho trò chơi.

     


    trường thực nghiệm, Israel
    Trứng chim cút chuẩn bị đóng hộp gửi tới siêu thị
    trường thực nghiệm, Israel
    Vườn ươm cây
    trường thực nghiệm, Israel

    Người phụ trách xưởng xà bông đang giới thiệu các loại sản phẩm 100% thiên nhiên "made in Ein Karem Experimental High School"

    trường thực nghiệm, Israel

    HS đang hướng dẫn khách tham quan ở khu nuôi gia cầm

     
    trường thực nghiệm, Israel

    Mô hình liên kết nuôi cá với trồng rau không cần đất - một dự án của HS lớp 5 và lớp 6.

     

    trường thực nghiệm, Israel

    Có hẳn một ngôi nhà nhỏ thế này để các em có thể vào ngồi bên trong và quan sát các con chim ngoài vườn.


     

    trường thực nghiệm, Israel
    Các trò chơi trong hoạt động Active Break đều do học sinh lớp lớn thiết kế và tổ chức


    trường thực nghiệm, Israel

    Trong giờ chơi, HS nào không thích chơi thì có thể đến làm việc ở các khu vườn hoặc chuồng trại

     

    Cập nhật bởi tamnt133 ngày 12/11/2015 02:07:55 CH
     
    13369 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tamnt133 vì bài viết hữu ích
    myduyen1312 (04/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #406836   17/11/2015

    tungka4
    tungka4

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 565
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 25 lần


    cái gì nhồi nhét quá cũng không tốt mà 

    fsdfsdfsd

     
    Báo quản trị |  
  • #417056   28/02/2016

    landev
    landev

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2016
    Tổng số bài viết (72)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    giáo dục Việt Nam còn nhìu bất cập

     
    Báo quản trị |  
  • #460918   13/07/2017

    nguyentrongtan188
    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    hay, mình rất thích phương pháp dậy học như này, không căng thẳng mà hiệu quả, hơn nữa hiệu quả của nó mang lại là sự tư duy rất tốt cho người học; qua phương pháp này thì người học sẽ có nền tảng kiến thức tốt, qua đó sau này gặp phải các vụ việc thực tế thì  họ cũng có cái gốc của nguyên căn rồi, xử lý sẽ rất nhanh. mong rằng với sự cải tiến của giáo dục vn hiện nay thì sắp tới các  phương pháp như này sẽ được đưa vào thử nghiệm và áp dụng rộng rãi trong các trường học.

     
    Báo quản trị |  
  • #463171   31/07/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 2977
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 61 lần


    Đúng là nền giáo dục của nước ta thật sự cười ra nước mắt, chính sự nhồi nhét một khối lượng kiến thức khổng lồ như thế này suốt 12 năm học phổ thông, thậm chí lên đến đại học kết quả là kiến thức của các bạn không có được là bao nhiêu, kiến thức thì không vững, kỹ năng mềm thì lại càng không có.

    Như bạn nói, nền giáo dục của ta thật sự cho ra lò không ít "vẹt" mình hoàn toàn tán thành. Chưa kể thực trạng trọng bằng cấp trong xã hội ngày nay là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhồi nhét này "Hiệu trưởng không chấp nhận để cho giáo viên dạy học sinh mà kết quả thấp, sở giáo dục cũng không cho phép nhà trường giảng dạy mà kết quả kém. Gia đình không đồng ý với việc con em mình học thua sút các bạn. Nguyên nhân sâu xa là ở đó.” 

     
    Báo quản trị |  
  • #463857   07/08/2017

    Dungtran_95
    Dungtran_95
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3681
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 71 lần


    Không biết khi nào nền giáo dục Việt Nam mới được phát triển theo mô hình học tập ở nước ngoài, cho các em được "học đi đôi với hành", khiến việc học đới với các em là niềm vui, niềm yêu thích, không áp lực, mệt mỏi khi đến trường.

     
    Báo quản trị |  
  • #463934   08/08/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    ViệT Nam mình học còn chạy theo thành tích rất nhiều, nên chất lượng dạy và học giảm đi nhiều. Mình còn nhớ khi còn nhỏ, lúc đó mỗi lớp chỉ được có chừng đó chỉ tiêu học sinh giỏi với tiên tiến, mà mình học cũng thuộc loại khá của lớp không tệ nhưng vẫn không được học sinh tiên tiến, mình khóc quá chừng, ba mình lên hỏi thì được biết là vì hết chỉ tiêu, các bạn khác được ưu tiên hơn, và nhất là con thầy cô giáo thì càng được ưu tiên hơn nữa. Giờ thì mình thấy việc bạn nhận được giấy khen gì không quan trọng, quan trọng bạn có kĩ năng sống tốt hay không.

     
    Báo quản trị |  
  • #464187   10/08/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Trẻ em bây giờ thường phải chịu sự kì vọng quá cao của các bậc làm cha làm mẹ, vì thời đại ngày nay nhà ít con nên mỗi một đứa trẻ sinh ra đều mang theo sự kì vọng, niềm hi vọng rất lớn từ cha mẹ, dù vô tình hay hữu ý cũng đã đẩy các em vào áp lực học hành từ khi còn rất nhỏ. Bây giờ dễ bắt gặp một em bé còn nhỏ nhưng mang cặp kính dày cộm hơn là em bé có đôi mắt long lanh vui vẻ, đáng buồn quá 

     
    Báo quản trị |  
  • #464193   10/08/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình có tiếp xúc qua các em học sinh, buồn nhất chắc phải nói đến lứa học sinh từ mẫu giáo chuyển cấp lên tiểu học, các em nhẽ ra phải được vui chơi hết mình, khám phá thế giới tự nhiên cách sống động... thì không? các em bắt đâu lao mình vào cuộc chiến mang tên "học thêm", làm quen dần với những "vũ khí" như balo vài ký, sách giáo khoa vài tăm trang...bắt đầu học chữ, học tiếng việt, học toán, đơn giản một điều không học thì vào lớp một coi như xong và khỏi nói những năm tiếp theo cũng xong.

    Vấn đề này không còn là vấn đề mới mẻ gì nhưng tại sao nó diễn ra ngày càng phổ biến và mang tính tất yếu vậy nhỉ? Mong ngóng từng ngày có chính sách đổi mới nhưng cũng không thể vì thế mà muốn đổi mới sao thì đổi mới. Có lẽ chúng ta sẽ không quên kỳ xét tuyển "chạy giặc" của các bạn vào đại học những năm qua.

    Tóm tại là tiếp tục đợi và chịu thiệt thời vẫn là các bạn học sinh, sinh viên thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #464208   10/08/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Mình thấy phương pháp giáo dục kiểu này sáng tạo thật đấy, nếu áp dụng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao bởi nó không gò bó các em học sinh trong một khuôn khổ cứng nhắc, khuyến khích sự tò mò, khám phá, thể hiện khả năng của các em. Chẳng biết tới bao giờ Việt Nam mình mới có một mô hình giáo dục kiểu này cho các thế hệ con em về sau bớt gánh nặng điểm số, thành tích, "học vẹt".

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #464237   11/08/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Không biết điều kiện giáo dục ở VN khi nào mới được như vậy. Chi phí đầu tư rồi những chi phí khác nếu có thể thì phụ huynh thường là người phải chi trả nhưng không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện cho con mình được học trong điều kiện tốt nhất. Nền giáo dục VN chắc còn phải chờ khá lâu để có được những thành tựu như vậy

     
    Báo quản trị |  
  • #464270   11/08/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Giáo dục Việt Nam không phát triển đơn giản vì những người làm trong ngành giáo dục không có cái gì để đào tạo và giảng dạy ngoài mớ bòng bong kiến thức lý thuyết thuần túy.

    Người ta từng trải từng nhiều kinh nghiệm trên thương trường và đạt được những thành công nhất định trong sự nghiệp thì mới vào giảng đường giảng dạy những môn về kinh tế, những luật sư thần sầu thì vô dạy những môn về luật, các nhà khoa học thì dạy những môn khoa học v.v...đại ý là bất kỳ ai cũng có thể là một người thầy với điều kiện họ có kiến thức thực sự.

    Việt Nam ta rất khác, thầy giáo, giảng viên, thạc sỹ, tiến sỹ v.v...là những người học sinh ưu tú, xuất sắc, cứ học, học và học rồi làm thầy, làm người giảng dạy, tầng tầng lớp lớp, vậy thì lấy đâu sự phát triển khi xã hội không ngừng vận động mà những thứ giảng dạy chỉ là những kiến thức cũ kỹ lại đậm chất hàn lâm.

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
  • #464286   12/08/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Mình thấy phương pháp dạy học này rất hay, magn tính sáng tạo và kiến thức bên ngoài sách vở khá bổ ích. Chuyện áp dụng vào thục tiễn là rất mới mẻ đối với các em nhỏ, kích thích sự sáng tạo, kết hợp giữa học và thục hành sẽ giúp tư duy của các bạn được nâng cao. Tuy nói là phương pháp tốt nhưng nếu nhìn lại thì ở Việt Nam để thục hiện và xây dựng được mô hình như thế này thì kinh phí bỏ ra là không nhỏ và nếu có được thì học phí cũng ko phải ở dạng thấp, để duy trì được ... Có lẽ ta nên bắt đầu với những thứ đơn giản và gần gũi vs các em như trồng cây, chăm sóc, thi an toàn giao thông, đội viên giỏi... kiểu sáng tạo đưa các em vào môi trường tư duy... sẽ hiệu quả cao hơn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #464542   15/08/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Sáng nào mình cũng thấy cảnh bố mẹ chở các con đi học, còn các con ngồi trên xe thì cứ gật gù ngủ, nhìn mà thấy thương thiệt. Nhưng nói gì thì chế độ giáo dục nước mình đã như thế rồi, ai đi học thì cũng phải trải qua cả thôi. Bố mẹ cần cân nhắc thiết kế giờ giấc sinh hoạt - học tập cho con cái được hợp lý, cân bằng hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #464645   15/08/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Đây cũng chỉ là mặt trái của một nền giáo dục. Ngay cả giáo dục ở Mỹ cũng còn có những cái không tốt. Giáo dục nước ta cần phải có thời gian để cải cách cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước chứ không thể áp một khung giáo dục của một đất nước xa lạ vào giáo dục của Việt Nam được. Cần có thời gian.

     
    Báo quản trị |  
  • #466426   31/08/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Một nền giáo dục mà ở đó học sinh bị nhồi nhé, bị luyện tập những đề cương, đề bài theo khuôn mẫu để đạt được những điểm số cao cho những kỳ thi, và rồi trở thành những con gà công nghiệp mà không có một kỹ năng đi kèm, đó là một nền giáo dục đánh giá chất lượng học sinh bằng những con số.

     
    Báo quản trị |  
  • #466576   04/09/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Phương pháp này rất hay ấy chứ. Thực ra trẻ em đang ở lứa tuổi ăn chơi, khám phá về thế giới xung quanh. Cho trẻ ra ngoài, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, với môi trường bên ngoài còn giúp trẻ học được nhiều điều về thế giới và giúp trẻ nhớ lâu hơn so với việc chỉ được học qua sách giáo khoa hay nghe thầy cô giảng.

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #466616   04/09/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Mình nhớ lúc còn bé đi học thầy giao cho nhiệm vụ về chuẩn bị đất để nặn các loại quả mấy đứa rủ nhau ra ruộng lấy đất mang đến lớp nặn quả cam, giờ sinh học thì ra ngoài xem cây lá các thứ kiểu được thầy giới thiệu thực tế rồi còn được đi trồng cây xanh. Trẻ em bây giờ thì chỉ biết sách vở vùi đầu vào học nhiều lúc cũng thấy tội. Nói chung mỗi thế hệ một khác nhưng cũng cần cho trẻ em học và vui chơi tiếp xúc với thế giới xung quanh gây hứng thú cho việc học tập hiệu quả hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #466976   07/09/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    Giáo dục cứ đi gần với thực tế, cho học sinh, sinh viên chủ động trong học tập, chỉ cho cách đi sẽ tốt hơn đưa tay đi. Mọi sự rụt rè và lười biếng thì đều sẽ k mang lại kết quả. Nhưng để thay đổi được định kiến và cách học từ bao lâu nay thì cần có thời gian 

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #469121   28/09/2017

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Giáo dục Việt Nam còn nhiều bất cập mà. Thiết nghĩ ai cũng hiểu rằng cái gì cũng phải gắn với thực tế, phải làm nhiều thì mới có kinh nghiệm, nhưng chưa thể cải tiến mô hình giáo dục ngay được. Giáo dục Việt Nam vẫn đi theo một lối mòn học lý thuyết là chính, bởi vậy khi bước chân đi làm, nhiều người còn bỡ ngỡ với cái mà chính mình đã học.

     
    Báo quản trị |  
  • #469475   30/09/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn luôn là vấn đề nhức nhối mà cả xã hội cần quan tâm. Cha mẹ gây áp lực cho con, thầy cô tạo áp lực cho trò, học cả ngày ở trường chưa đủ, tối về còn đi học thêm, làm cả tá bài tập về nhà, nhiều em ngất xỉu ngay trên bàn học, giáo dục như vậy liệu có hiệu quả?

     
    Báo quản trị |